Xu hướng quay trở lại dòng cốt ALC...

thành đề

Đại Uý
Xin chào cả nha.
Tiếp sau đây mình cũng xin bày tỏ một chút kiến thức về cách chọn vợt ( kinh nghiệm chỉ 1 chút vì mình trình gà nhưng suy diễn là chính). Xin lỗi vì hơi lạc đề nhưng vì muốn phát triển thêm bài tham luận về cấu tạo vợt và tốc độ bóng đã trình bày ở trên.
Trước hết về dòng vợt cứng t5000. Do tính chất bóng bật ra tức thì khi chạm vợt nên sẽ hợp với những người có lối đánh động tác dứt khóat, tiếp xúc bóng nhanh ( gia tốc bóng đột ngột). Điển hình là vđv Tú Mẩu, cậu ta sử dụng cây tmb t5000 rất hiệu quả. Hãy nhìn kĩ thuật của cậu ấy, luôn ra đòn chớp nhóang với các động tác gia tốc bóng nhanh. Cũng vì đặc tính bóng lưu bề mặt vợt rất ngắn nên lực tác động vào bóng chỉ theo 1 điểm tiếp xúc do đó với dòng vợt này ta thấy bóng thường đi thẳng (hiền). Những ai có lối đánh vào lực đều, tức là từ lúc ra đòn đến khi kết thúc tốc độ như nhau thì ko nên đánh dòng t5000.
Với dòng zlc hoặc s.zlc cũng đặc tính gần giống dòng t5000, chỉ khác là carbon sợi nên có độ đàn hồi nhất định làm tăng thời gian lưu bóng hơn 1 chút, vì vậy nếu vào lực khá sẽ có cảm giác tốc độ còn cao hơn t5000. Vđv Chen qi cũng đã dùng cây này. Lối đánh của Chen cũng cho gia tốc bóng tức thì, khá khác biệt so với các vđv Trung Quốc còn lại. Vì vậy những bạn có lối đánh như phân tích ở dòng t5000 có thể chuyển qua dòng zlc và s.zlc cũng thuận lợi.
Cuối cùng là dòng thuần gỗ và alc. Đặc điểm lưu bóng lâu nếu lực yếu sẽ rất xịt nên nhiều người lầm tưởng là dòng này tốc độ thấp. Tuy nhiên do đặc tính đó ta có thể vào bóng dày và mạnh để truyền hết lực sang bóng. Dòng này phù hợp với những người có động tác dài, gia tốc bóng đều. Vđv xu xin là điển hình lối đánh này nên a ta dùng cây thuần gỗ. Ma long đòn đánh có gia tốc vào bóng nhanh hơn chút nên dùng cây L5 có sợi thưa để nảy hơn. Vì đặc tính lưu bóng của dòng vợt này nên lực truyền vào bóng sẽ theo nhiều điểm, vì vậy quĩ đạo bóng sẽ dị hơn, ko đơn điệu như dòng t5000. Bảo sao vợt gỗ kết hợp mặt tàu cho bóng dị là vì thế.
Đặc điểm của con người là luôn thích nghi và tiến hóa dần theo thời gian. Nếu bạn hợp với dòng t5000 nhưng do ko biết, mua phải dòng alc hoặc thuần gỗ lâu ngày kĩ thuật bạn sẽ thay đổi theo để phù hợp tuy nhiên sẽ ko phát huy hết sở trường. Hy vọng nếu ko có điều kiện để trải nghiệm từng lọai, tìm ra vũ khí phù hợp thì đôi dòng chia sẻ của mình cũng gíup ích 1 chút cho các bạn đam mê.
Tks all!
Bác phân tích nghe hợp lý phết :D em thích xu xin, wang liqin, em thích động tác dài, chơi thuần gỗ là hợp bác nhể :D
 

nhqdesperado

Trung Uý
Hôm nay rảnh rỗi lang thang mạng vào mục mình đam mê thấy ae bàn luận hay quá. Trước hết xin được chào cả nhà và xin được giới thiệu qua: mình là dân amateur, rất đam mê bb, kiến thức chuyên môn và trình độ bb thì rất thấp. Tuy nhiên là dân khối tự nhiên, có chút hiểu biết nhỏ về vật lý, thấy mọi người đang bàn luận về tốc độ bóng phụ thuộc vào cấu tạo vợt thế nào thì cũng mạn phép múa rìu qua mắt thợ chút ả.
Theo mình biết thì vợt bóng bàn chia ra các lọai chính là: thuần gỗ, carbon và carbon sợi tổng hợp. Carbon sợi thì có alc, zlc và super zlc.
Đầu tiên nói về thuần gỗ, chắc chắn sẽ có nhiều người cho là tốc độ chậm nhất nếu cùng lọai gỗ kết hợp carbon.
Sau đó đến thuần carbon, huyền thọai là sardius cho tốc độ cực cao, nhiều người đánh giá là cao nhất nhưng mình cho là chưa chính xác ( sẽ phân tích sau)
Sau này khi công nghệ được cải tiến hơn và cũng là sự sáng tạo trong quá trình phát triển, các dòng carbon sợi tổng hợp ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của dòng thuần gỗ và t5000 như có bạn đã nói. So sánh 2 dòng alc và zlc thì chắc hẳn ta đều cho là zlc nhanh hơn.
Tuy nhiên bản chất của tốc độ ở đây ko phải theo ta vẫn hiểu thông thường. Nếu bạn nào đã chơi cầu lông hoặc tennis sẽ hiểu gốc rễ của vấn đề. Cùng một cây vợt, căng dây 10kg, nếu ta vào lực lớn hơn sẽ thấy cầu bay nhanh và nặng hơn so với dây 8kg, nhưng nếu ta chỉ dùng lực 9kg thì tốc độ vợt 8kg sẽ nhanh hơn 10kg (nguyên lý phản lừc)
Vi lý do đó, dòng t5000 rất cứng, cứng như đá sẽ cho phản lực tức thì nên có cảm giác bóng rất nảy và nhanh, tuy nhiên nó bị giới hạn bởi thời gian lưu bóng thấp, tức là chạm vào bay ngay nên dù ta đánh rất mạnh thì 1 phần lực được truyền vào...không khí (vì bóng bay mất rồi) nên chưa phải t5000 là max speed (có lẽ một phần vì lý do này nên dòng t5000 bị mai môt).
Vâjy thì dòng thuần gỗ vẫn có thể cho tốc độ off ++ nếu ta đủ lực, tuy nhiên khi ko đủ lực sẽ bị xịt ( như kiểu cước 10kg mà ta vào lực được có 9). Khắc phục điều này dòng sợi tổng hợp ra đời, vẫn có độ nảy, vẫn có độ đàn hồi lưu bóng để ta ko truyền lực nhiều vào không khí. Sự khác nhau giữa alc và zlc cũng theo bản chất trên, zlc cảm giác nảy hơn khi vào lực nhẹ nhưng nếu cùng 1 lực mạnh, alc sẽ cho tốc độ tốt hơn
Môt điều nữa, dòng sợi ta hình dung giống như mặt rổ rá, sợi super dày hơn nên tốc độ cảm giác sẽ nảy hơn, (do vậy super lại gần với t5000 nên có thể vì lý do này dòng super thất bại) nhưng với vđv chuyên nghiệp, công lực cao thì đó lại là rào cản tốc độ chưa kể ảnh hưởng đến các yếu tố kĩ thuật do thời gian lưu bóng ít. Vì vậy họ chuộng alc nhât
Va cuối cùng, các vđv tàu, họ dùng cốt thuần gỗ mà tốc độ bóng như tia chớp, bởi công lực cao. Cho họ đánh t5000 chưa chắc tốc độ đã đạt như vấy.
Chuc ae diễn đàn luôn khỏe và vui vẻ, luôn cháy với đam mê
Bác phân tích rất hợp lý, like like like :D
 

Thanhga

Binh Nhất
Bác phân tích nghe hợp lý phết :D em thích xu xin, wang liqin, em thích động tác dài, chơi thuần gỗ là hợp bác nhể 
Thuần gỗ là vũ khí hủy diệt của CNT thời bóng 40 thôi, giờ 40+ e rằng ngay cả dân tàu cũng ko đủ công lực để tạo tốc độ và xung lực cho bóng. Nên chơi alc là hợp lý nhất
 

thành đề

Đại Uý
Thuần gỗ là vũ khí hủy diệt của CNT thời bóng 40 thôi, giờ 40+ e rằng ngay cả dân tàu cũng ko đủ công lực để tạo tốc độ và xung lực cho bóng. Nên chơi alc là hợp lý nhất
Em chơi thuần gỗ vì thích rung, thích cảm giác thật. Em chơi gần bàn, cố gắng đánh điểm rơi với tạo xoáy thôi bác ạ
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Hôm nay rảnh rỗi lang thang mạng vào mục mình đam mê thấy ae bàn luận hay quá. Trước hết xin được chào cả nhà và xin được giới thiệu qua: mình là dân amateur, rất đam mê bb, kiến thức chuyên môn và trình độ bb thì rất thấp. Tuy nhiên là dân khối tự nhiên, có chút hiểu biết nhỏ về vật lý, thấy mọi người đang bàn luận về tốc độ bóng phụ thuộc vào cấu tạo vợt thế nào thì cũng mạn phép múa rìu qua mắt thợ chút ả.
Theo mình biết thì vợt bóng bàn chia ra các lọai chính là: thuần gỗ, carbon và carbon sợi tổng hợp. Carbon sợi thì có alc, zlc và super zlc.
Đầu tiên nói về thuần gỗ, chắc chắn sẽ có nhiều người cho là tốc độ chậm nhất nếu cùng lọai gỗ kết hợp carbon.
Sau đó đến thuần carbon, huyền thọai là sardius cho tốc độ cực cao, nhiều người đánh giá là cao nhất nhưng mình cho là chưa chính xác ( sẽ phân tích sau)
Sau này khi công nghệ được cải tiến hơn và cũng là sự sáng tạo trong quá trình phát triển, các dòng carbon sợi tổng hợp ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của dòng thuần gỗ và t5000 như có bạn đã nói. So sánh 2 dòng alc và zlc thì chắc hẳn ta đều cho là zlc nhanh hơn.
Tuy nhiên bản chất của tốc độ ở đây ko phải theo ta vẫn hiểu thông thường. Nếu bạn nào đã chơi cầu lông hoặc tennis sẽ hiểu gốc rễ của vấn đề. Cùng một cây vợt, căng dây 10kg, nếu ta vào lực lớn hơn sẽ thấy cầu bay nhanh và nặng hơn so với dây 8kg, nhưng nếu ta chỉ dùng lực 9kg thì tốc độ vợt 8kg sẽ nhanh hơn 10kg (nguyên lý phản lừc)
Vi lý do đó, dòng t5000 rất cứng, cứng như đá sẽ cho phản lực tức thì nên có cảm giác bóng rất nảy và nhanh, tuy nhiên nó bị giới hạn bởi thời gian lưu bóng thấp, tức là chạm vào bay ngay nên dù ta đánh rất mạnh thì 1 phần lực được truyền vào...không khí (vì bóng bay mất rồi) nên chưa phải t5000 là max speed (có lẽ một phần vì lý do này nên dòng t5000 bị mai môt).
Vâjy thì dòng thuần gỗ vẫn có thể cho tốc độ off ++ nếu ta đủ lực, tuy nhiên khi ko đủ lực sẽ bị xịt ( như kiểu cước 10kg mà ta vào lực được có 9). Khắc phục điều này dòng sợi tổng hợp ra đời, vẫn có độ nảy, vẫn có độ đàn hồi lưu bóng để ta ko truyền lực nhiều vào không khí. Sự khác nhau giữa alc và zlc cũng theo bản chất trên, zlc cảm giác nảy hơn khi vào lực nhẹ nhưng nếu cùng 1 lực mạnh, alc sẽ cho tốc độ tốt hơn
Môt điều nữa, dòng sợi ta hình dung giống như mặt rổ rá, sợi super dày hơn nên tốc độ cảm giác sẽ nảy hơn, (do vậy super lại gần với t5000 nên có thể vì lý do này dòng super thất bại) nhưng với vđv chuyên nghiệp, công lực cao thì đó lại là rào cản tốc độ chưa kể ảnh hưởng đến các yếu tố kĩ thuật do thời gian lưu bóng ít. Vì vậy họ chuộng alc nhât
Va cuối cùng, các vđv tàu, họ dùng cốt thuần gỗ mà tốc độ bóng như tia chớp, bởi công lực cao. Cho họ đánh t5000 chưa chắc tốc độ đã đạt như vấy.
Chuc ae diễn đàn luôn khỏe và vui vẻ, luôn cháy với đam mê
bác nói rất có logic, nhưng có cái đúng, có cái sai

để mấy hôm nữa em rỗi em sẽ có dẫn chứng cụ thể, lý do thì đơn giản vì cốt vợt gồm cả gỗ và sợi, chỉ sợi thì chưa thể nói hết về cốt, mà còn xét cả gỗ, và người làm cốt nữa
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Xin chào cả nha.
Tiếp sau đây mình cũng xin bày tỏ một chút kiến thức về cách chọn vợt ( kinh nghiệm chỉ 1 chút vì mình trình gà nhưng suy diễn là chính). Xin lỗi vì hơi lạc đề nhưng vì muốn phát triển thêm bài tham luận về cấu tạo vợt và tốc độ bóng đã trình bày ở trên.
Trước hết về dòng vợt cứng t5000. Do tính chất bóng bật ra tức thì khi chạm vợt nên sẽ hợp với những người có lối đánh động tác dứt khóat, tiếp xúc bóng nhanh ( gia tốc bóng đột ngột). Điển hình là vđv Tú Mẩu, cậu ta sử dụng cây tmb t5000 rất hiệu quả. Hãy nhìn kĩ thuật của cậu ấy, luôn ra đòn chớp nhóang với các động tác gia tốc bóng nhanh. Cũng vì đặc tính bóng lưu bề mặt vợt rất ngắn nên lực tác động vào bóng chỉ theo 1 điểm tiếp xúc do đó với dòng vợt này ta thấy bóng thường đi thẳng (hiền). Những ai có lối đánh vào lực đều, tức là từ lúc ra đòn đến khi kết thúc tốc độ như nhau thì ko nên đánh dòng t5000.
Với dòng zlc hoặc s.zlc cũng đặc tính gần giống dòng t5000, chỉ khác là carbon sợi nên có độ đàn hồi nhất định làm tăng thời gian lưu bóng hơn 1 chút, vì vậy nếu vào lực khá sẽ có cảm giác tốc độ còn cao hơn t5000. Vđv Chen qi cũng đã dùng cây này. Lối đánh của Chen cũng cho gia tốc bóng tức thì, khá khác biệt so với các vđv Trung Quốc còn lại. Vì vậy những bạn có lối đánh như phân tích ở dòng t5000 có thể chuyển qua dòng zlc và s.zlc cũng thuận lợi.
Cuối cùng là dòng thuần gỗ và alc. Đặc điểm lưu bóng lâu nếu lực yếu sẽ rất xịt nên nhiều người lầm tưởng là dòng này tốc độ thấp. Tuy nhiên do đặc tính đó ta có thể vào bóng dày và mạnh để truyền hết lực sang bóng. Dòng này phù hợp với những người có động tác dài, gia tốc bóng đều. Vđv xu xin là điển hình lối đánh này nên a ta dùng cây thuần gỗ. Ma long đòn đánh có gia tốc vào bóng nhanh hơn chút nên dùng cây L5 có sợi thưa để nảy hơn. Vì đặc tính lưu bóng của dòng vợt này nên lực truyền vào bóng sẽ theo nhiều điểm, vì vậy quĩ đạo bóng sẽ dị hơn, ko đơn điệu như dòng t5000. Bảo sao vợt gỗ kết hợp mặt tàu cho bóng dị là vì thế.
Đặc điểm của con người là luôn thích nghi và tiến hóa dần theo thời gian. Nếu bạn hợp với dòng t5000 nhưng do ko biết, mua phải dòng alc hoặc thuần gỗ lâu ngày kĩ thuật bạn sẽ thay đổi theo để phù hợp tuy nhiên sẽ ko phát huy hết sở trường. Hy vọng nếu ko có điều kiện để trải nghiệm từng lọai, tìm ra vũ khí phù hợp thì đôi dòng chia sẻ của mình cũng gíup ích 1 chút cho các bạn đam mê.
Tks all!
nói chi tiết hơn là thế này.

Nếu chỉ nói về sợi, thì có vẻ đúng với Tennis hoặc Cầu lông, vì khi đó sợi tác động trực tiếp vào bóng và cầu, nhưng Bóng bàn lại khác.

Không có sợi nào trực tiếp tiếp xúc với bóng, và đều thông qua gỗ bề mặt, hơn nữa, đế lưới lại là bảng gỗ. Để dẫn chứng, em xin đưa ra một dòng cốt cực kỳ quen thuộc với anh em chơi bóng bàn: VIS, Zhang Jike và Maze.

Trước tiên là VIS và Zhang Jike. Nếu để so sánh, thì ngoài form tay cầm khác nhau, 2 dòng cốt này hoàn toàn giống nhau về mặt cấu trúc, nhưng cảm giác lại cực kỳ khác nhau. Với VIS, đó là sự mềm mại thì Zhang, lại là khô hơn và hơi có vẻ cứng hơn. Đó là chủ định của But khi làm Zhang, dễ chơi hơn, tất nhiên là trợ lực tốt hơn và cắn xoáy ít hơn, mặc dù cùng cấu trúc, và hình như là cả độ dầy bản vợt, ngoại trừ thiết kế cán. Ví dụ này chứng minh, dù hoàn toàn giống nhau về kết cấu, form vợt quyết định chất vợt.

Thêm nữa, để chứng minh sự khác nhau về gỗ, Maze và VIS gần như hoàn toàn giống nhau trừ outer, Koto và Hinoki, hai cây này có thể nói chả giống nhau tí nào, dù chỉ bị thay mỗi lớp bề mặt, cùng sợi.

Sau 4 năm chơi theo hướng trải nghiệm, với trình gà của em, thật sự không có cây vợt nào giống hệt cây vợt nào.
Cùng giòng thì giống nhau đến 90-95%, khác giòng thì tối đa được 70%, còn khác cấu trúc gỗ thì có khi là đối nghịch.

Thiển ý
 

Thanhga

Binh Nhất
Em chơi thuần gỗ vì thích rung, thích cảm giác thật. Em chơi gần bàn, cố gắng đánh điểm rơi với tạo xoáy thôi bác ạ
nói chi tiết hơn là thế này.

Nếu chỉ nói về sợi, thì có vẻ đúng với Tennis hoặc Cầu lông, vì khi đó sợi tác động trực tiếp vào bóng và cầu, nhưng Bóng bàn lại khác.

Không có sợi nào trực tiếp tiếp xúc với bóng, và đều thông qua gỗ bề mặt, hơn nữa, đế lưới lại là bảng gỗ. Để dẫn chứng, em xin đưa ra một dòng cốt cực kỳ quen thuộc với anh em chơi bóng bàn: VIS, Zhang Jike và Maze.

Trước tiên là VIS và Zhang Jike. Nếu để so sánh, thì ngoài form tay cầm khác nhau, 2 dòng cốt này hoàn toàn giống nhau về mặt cấu trúc, nhưng cảm giác lại cực kỳ khác nhau. Với VIS, đó là sự mềm mại thì Zhang, lại là khô hơn và hơi có vẻ cứng hơn. Đó là chủ định của But khi làm Zhang, dễ chơi hơn, tất nhiên là trợ lực tốt hơn và cắn xoáy ít hơn, mặc dù cùng cấu trúc, và hình như là cả độ dầy bản vợt, ngoại trừ thiết kế cán. Ví dụ này chứng minh, dù hoàn toàn giống nhau về kết cấu, form vợt quyết định chất vợt.

Thêm nữa, để chứng minh sự khác nhau về gỗ, Maze và VIS gần như hoàn toàn giống nhau trừ outer, Koto và Hinoki, hai cây này có thể nói chả giống nhau tí nào, dù chỉ bị thay mỗi lớp bề mặt, cùng sợi.

Sau 4 năm chơi theo hướng trải nghiệm, với trình gà của em, thật sự không có cây vợt nào giống hệt cây vợt nào.
Cùng giòng thì giống nhau đến 90-95%, khác giòng thì tối đa được 70%, còn khác cấu trúc gỗ thì có khi là đối nghịch.

Thiển y[/QUƠTÊ]
Trúơc hết cảm ơn bác Trạng cá đã góp ý rất chính xác.
Tuy nhiên ở đây e chỉ tham luận ở góc độ rất cơ bản là các nguyên lý vật lý từ góc độ cấu tạo vợt: thuần gỗ, carbon và carbon sợi. Đi sâu vào vấn đề còn nhiều yếu tố như độ dày, mỏng, chất liệu gỗ và mút vợt nữa... Tuy nhiên bản chất vật lý mình nghĩ là bất biến. Ta lắm đc nguyên lý thì có thể áp dụng để giải thích các yếu tố khác. Tất nhiên khoa học còn có phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm để kiểm tra ngược lại lý thuyết nhưng cơ bản là để điều chỉnh những sai số và tiệm cận đến những kết quả mong muốn chứ ít khi mâu thuẫn, ngược hẳn với lý luận.
 

chajen_HD

Đại Uý
Gần bàn thì chơi cốt rung làm quái gì nhỉ?
Cốt sợi mà rung bần bật nhiều vô khối, cốt gỗ mà gần như không rung cũng lắm đó bạn!
-------------
Em thấy nhiều mà, Hỏa Châu có cây Liberty thuần gỗ mà em chơi thử cứ như sắt vậy. Cu em em nó bảo cứng như Lim Lào, va bàn thì chỉ có mẻ bàn thôi. :).
Stiga có mấy cây Mapwood chắc cũng ít rung.
 

thành đề

Đại Uý
Gần bàn thì chơi cốt rung làm quái gì nhỉ?
Cốt sợi mà rung bần bật nhiều vô khối, cốt gỗ mà gần như không rung cũng lắm đó bạn!
Em thích nhận được cảm giác qua mỗi lần chạm bóng thôi bác. Làm gì có tiêu chuẩn là gần bàn chơi cốt không rung và xa bàn thì chơi cốt rung mà bác hỏi vậy.
Bác nói cốt sợi nhiều cây rung và cốt gỗ đầy cây ít rung đúng rồi nhưng cũng chả liên quan tới ý em nói. Em chơi gần bàn nên em không cần cốt nảy, nên em chọn cốt gỗ, vì nó dễ dàng đáp ứng tiêu chí của em, 1 điều nữa là cốt gỗ đa phần rẻ hơn cốt sợi.
Đương nhiên là bác cũng có thể kể ra những cốt sợi vừa chậm vừa rung vừa rẻ, nhưng lựa chọn vũ khí thế nào là tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người, còn rất nhiều yếu tố khác như thẩm mỹ, hay cán vợt hoặc theo thần tượng.
 

tuan777

Thượng Sỹ
nói chi tiết hơn là thế này.

Nếu chỉ nói về sợi, thì có vẻ đúng với Tennis hoặc Cầu lông, vì khi đó sợi tác động trực tiếp vào bóng và cầu, nhưng Bóng bàn lại khác.

Thêm nữa, để chứng minh sự khác nhau về gỗ, Maze và VIS gần như hoàn toàn giống nhau trừ outer, Koto và Hinoki, hai cây này có thể nói chả giống nhau tí nào, dù chỉ bị thay mỗi lớp bề mặt, cùng sợi.


Thiển ý
Bác viết hay quá nhưng mà chỉnh tí cho nó chuẩn bác ơi. Maze lớp ngoài cùng là limba, lưu vợt lâu, giật vòng cung cao hơn - an toàn khi đánh xa bàn hơn.
 

Trainee

Đại Tá
Em thích nhận được cảm giác qua mỗi lần chạm bóng thôi bác. Làm gì có tiêu chuẩn là gần bàn chơi cốt không rung và xa bàn thì chơi cốt rung mà bác hỏi vậy.
Bác nói cốt sợi nhiều cây rung và cốt gỗ đầy cây ít rung đúng rồi nhưng cũng chả liên quan tới ý em nói. Em chơi gần bàn nên em không cần cốt nảy, nên em chọn cốt gỗ, vì nó dễ dàng đáp ứng tiêu chí của em, 1 điều nữa là cốt gỗ đa phần rẻ hơn cốt sợi.
Đương nhiên là bác cũng có thể kể ra những cốt sợi vừa chậm vừa rung vừa rẻ, nhưng lựa chọn vũ khí thế nào là tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người, còn rất nhiều yếu tố khác như thẩm mỹ, hay cán vợt hoặc theo thần tượng.
KK, vậy bạn nói béng là em chơi cốt gỗ vì em thích .... chơi cốt gỗ đi! :cool::cool:
Chứ đừng nói vì các lý do trên, .... ;);)
 

thành đề

Đại Uý
KK, vậy bạn nói béng là em chơi cốt gỗ vì em thích .... chơi cốt gỗ đi! :cool::cool:
Chứ đừng nói vì các lý do trên, .... ;);)
Nói thật là chả có tiêu chuẩn gì về cốt mút, chuyên nghiệp người ta cũng nghiên cứu phương án tối ưu nhưng áp dụng cũng tùy sở thích với phong cách từng người, chả ai giống ai.
Nên bác cũng đừng nói là chơi thế này làm quái gì hay thế này là đúng thế kia là sai :D
 

gik271

Thượng Tá
hic, em đánh Stiga 190 xong quay lại con TMB ALC thấy ko xử lí nổi quả giật. Đánh con thuần gỗ (Infinity) thì bóng còn tạm ổn. :)

Đang phân vân giữa thuần gỗ và ALC xem nên giữ cái nào cho tập trung chuyên môn. Cuối tuần này thử lại coi sao trước khi ra quyết định cuối, :D.
 

gik271

Thượng Tá
Mỗi cây mỗi khác. Cứ hợp cây nào mà thấy hay là quất thôi.
vâng cảm ơn bác đã ghóp ý.
EM đang tinh gọn lại kho vũ khí, chỉ giữ lại hạng nhẹ để chui rèn kĩ năng. Hạng nặng hoặc ít dùng tính cho đi tìm chủ mới cho các bạn ấy có cơ hội xung trận, tung hoành. :D
 

Hoangchip

Binh Nhất
vâng cảm ơn bác đã ghóp ý.
EM đang tinh gọn lại kho vũ khí, chỉ giữ lại hạng nhẹ để chui rèn kĩ năng. Hạng nặng hoặc ít dùng tính cho đi tìm chủ mới cho các bạn ấy có cơ hội xung trận, tung hoành. :D
Infinity bác thấy đánh mặt nào hợp nhất
 

Hoangchip

Binh Nhất
bác nói rất có logic, nhưng có cái đúng, có cái sai

để mấy hôm nữa em rỗi em sẽ có dẫn chứng cụ thể, lý do thì đơn giản vì cốt vợt gồm cả gỗ và sợi, chỉ sợi thì chưa thể nói hết về cốt, mà còn xét cả gỗ, và người làm cốt nữa
A xem con infinity đánh Fh và Bh mặt gì ổn hả bác. E đánh Fh rasant power grip giật quả 2-3 thấy tụt bóng hay bị rúc lưới quá
 

Bình luận từ Facebook

Top