Mút tầu kết hợp Gai ngắn/gai công BH

Green Viet

Moderator
Staff member
Dạo này mình đang mày mò tập Gai công BH, rất tình cờ kết hợp với mút tầu bên FH. Combo đang đánh:
Blade: Nitaku Acoustic Carbon cán ST
Fh: H3 Market 40 độ Tunned mới chuyển qua H3 Pro 40 độ Tunned
BH: Gai công Nittaku Moristo SP Max
Mình mới bắt đầu từ thứ 2 4/9/2017. Gai công BH mới đánh trước đó tầm 1 tuần
Lang thang trên youtube thì thấy bé Mima ITO hạng 11 thế giới cũng mới chuyển FH từ Nittaku Fastaric G-1 sang H3 Pro (trên web site chính thức của Nittaku cũng update)
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Tại sao lại là Mút tầu + Gai ngắn?
1. Gai ngắn/gai công với Ten 05 FH
Vì lý do thể lực nên mình chuyển qua BH Gai công nhằm:
- Dễ thay đổi nhịp của trận đấu
- Chặn bóng chuội -> làm đối thủ mất nhịp, lỡ nhịp không giật được tiếp
- Bắn, moi móc bằng gai công khó đỡ hơn mút rất nhiều
- Nhiều người sợ gai: đánh sai nhịp, giật ra ngoài hoặc rúc, cắt bổng cao
- Rất lợi khi đôi công qua lại làm đối thủ mất nhịp đôi công

2. Về mút tầu FH:
Trước hôm thứ 2 4/9/2017, mình đã chuyển qua chơi Gai ngắn tầm 1 tuần. Trước đó, vì nhiều lý do dán
H3 market vào VIS về combo VIS + H3 Market + Ten 64, xác định tập lại quả FH cho ngon. Đánh ngon tới mức không muốn về gai công. Quả trái với Ten 64 cực dễ đánh và bền (chặn đẩy, đôi công, đổi điểm rơi)
3. Hai vợt:
Chủ nhật anh bạn qua chơi lúc sáng sớm 6H, bác này đánh tay trái Combo Timo Boll ZLC ST, FH H3NT Organe Sponge, BH: Rakaz PO (gai xếp ngang). Mình đánh với bác 5 trận như sau:
- 3 Trận đầu cầm VIS (H3, Ten 64): thua cả 3, lâm li sát nút 1-3,2-3 tầm 10-10,9-9
- 2 Trận sau cầm NAC gai công BH (Ten 05, Mizuno Booter HP): thua nhanh 0-3,1-3
Mình thấy đánh rất khó với bác này, bên gai công chuội, bên FH mút tầu bóng cũng chậm và chuội giật quả 1 ok, quả 2 phải moi tiếp chờ bóng ngon mới hết tay được. Và khi chuyển vợt FH từ H3 qua Ten 05 khác nhau quá một lúc sau mới quen được nên mình nghĩ cách kết hợp.
4. Kết hợp:
- chiều tối dán thử H3 Market vào NAC, BH vẫn gai công. Cảm nhận ban đầu NAC nẩy quá so với VIS có vẻ không hợp nhau lắm dù vẫn thắng dễ đối thủ 3-1
- Tối đêm nhờ cậu em gợi ý lúc đó định để lại Zhang Zike ZLC cho cậu bạn cùng toà nhà rồi, dán thử H3 vào Zhang Zike ZLC thì thấy quá hợp tay mình (trước thử gai công BH cũng rất hợp) nên về dán lại
Blade: Zhang Zike ZLC
FH: H3 Market
BH: TSP Spectol
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Một số kết quả khả quan ban đầu (post ngày 7/9/2017):
1. Ngay hôm đầu tiên thử Combo mới kết quả rất tốt:
- Thắng anh bạn tay trái 2 trận, thua 2 trận (ngày hôm trước thua 0-5)
- Chiều ra CLB đánh 5 trận thắng 2 thua 3. Thắng 2 trận với 2 bạn trình D org (1 bạn chủ lực đội top 4). Tháng trước 2 đội gặp nhau mình thua 0-3 nhanh, thứ 2 này đánh lại thắng 1 trận 3-2 dễ. trận 2 thua 2-3 khá tiếc (thể lực suy giảm)
2. Các kết quả khác:
- Hôm kia: Hoà 1-1 với 1 bạn chủ lực khác hạng D Hà Nội. Bạn này cũng đánh tầu, thể lực tốt, kỹ thuật tốt, rất nhanh
- Hôm qua: Hạ một bạn tay trái đánh D ORG 2-0 (3-1 2 trận khá dễ) tháng trước bạn này qua mình đánh 2 mút thua 2-3,0-3
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Lợi thế, điểm mạnh của Mút tầu + Gai công trái là gì? Theo kinh nghiệm của cá nhân mình thấy và trải qua thì
- Thịt dễ những người sợ gai công, hoặc chưa đánh với gai công bao giờ, ít đánh, ít kinh nghiệm (những bạn trẻ, đánh quen bóng cơ bản rất sợ rơ này)
- Với những người có kinh nghiệm thì cũng không ngại (họ cũng đánh mút gai công hoặc cũng đang đánh mút tầu) vì mỗi một người cầm vợt đều đánh và tiếp cận trận đấu theo cách khác nhau -> không lo những người quen gai công or mút tầu
- Những bạn có kỹ thuật đôi công tốt thì với combo này gần như vào thế đôi công là có điểm hoặc có lợi thế rõ rệt trong việc thay đổi nhịp độ, tốc độ bóng
1. Rơ Mút tầu + Gai công lợi thế khi giao bóng
- Giao bóng bằng mút tầu: rất có lợi thế mình không bàn sâu, nhưng bóng xoáy xuống, ngang xuống, chuội giao bằng mút tầu rất có lợi thế. kể cả giao ngang lên bóng vẫn đi chìm và khó đoán
- Giao bóng bằng gai công: rất dễ giao lỏng, không lực hoặc giao kiểu phi chuội với gai công. Riêng với quả giao chuội tốc độ cao từ BH qua 2 góc rất khó để đối thủ có thể xử lý tốt
 

Green Viet

Moderator
Staff member
2. Lợi thế khi đỡ/trả giao bóng
- Với mút tầu, bạn có thể bắt ngắn dễ với quả ngắn phải, có thể giật hết tay nếu đối thủ giao dài qua phải. Đặc biệt một số người thường có bài khá hay là tầm 8-8,9-9 giao bóng lưng lửng hoặc xoáy lên bằng BH qua FH để gây bất ngờ lúng túng thì với Mút tầu việc bắt ngắn, thêm xoáy, cổ tay, hoặc giật luôn rất dễ dàng. Đặc điểm khi trả giao bóng bằng mút tầu ngắn vào góc xa hoặc trong bàn là bóng hay sụp xuống nhanh nên nếu vào không kịp chân sẽ bị rúc lưới.

- Với các quả giao bóng khác việc xử lý quả giao bóng bằng gai công tốt và khéo sẽ giúp bạn giải quyết trận đấu theo cách không thể dễ dàng hơn. Để cho mọi người dễ hình dung mình sẽ viết các case cụ thể:
+ Gặp rơ đánh 1 càng ôm bàn giật hết tay + Chặn đẩy ôm bàn. Rơ này chuyên đánh kiểu giao xoáy xuống dài vào cuối bàn BH hoặc lưng lửng vào giữa nách, chờ 1 quả cắt bóng dài vào giữa bàn hoặc BH thì né giật hết bóng luôn. Mình sử dụng gai công thắng rất nhàn (3-0, 3 séc ăn tầm 11-5,11-6), chỉ đứng gần bàn ngửa vợt chút lựa bóng hất nhẹ về cuối bàn bên BH hoặc quẹt ngang (tạo 1 ít xoáy ngang) vào góc trống bên FH. Với quả hất nhẹ qua BH vào cuối bàn đối thủ giật ra ngoài gần hết nếu có vào bàn thì cũng chỉ dám giật nhẹ. Với quả trả bóng lưng lửng bên góc xa FH đối thủ toàn đánh hỏng vì vào không kịp bóng hơi liệng ngang khiến cho họ không tiếp xúc bóng chuẩn được, ngoài ra quẹt ngang nhẹ khiến bóng lỏng ít lực và sụp xuống nhanh hơn mút nên họ chờ cũng sẽ bị lỡ nhịp rúc lưới hoặc mạnh quá thì ra ngoài
+ Đối với một số rơ cơ bản đánh đều FH, BH giật mạnh đòn ác thì mình cần xen kẽ quả hất không lực + cắt nhẹ không lực kết hợp quả kê gai vào góc trống FH, hoặc góc xa BH. Đối thủ có moi lên, hoặc giật nhẹ sang thì vào thế đôi công chặn đẩy + Demi vài quả qua lại là ăn. Riêng quả cắt nhẹ không lực lừa được rất nhiều điểm vì bóng đi có vẻ căng và chìm nên nếu moi là bay ra ngoài ngay ^^ vào vội thì dễ rúc lưới vì không mượn được lực.
+ Dùng gai cắt xiết, chém vào góc xa FH, BH: bóng sang rất khó công lại vì chìm và ra khỏi bàn có xu hướng sụp xuống chứ không bay vồng lên như mút.
+ Dùng gai cắt xoáy ngang vào góc xa FH (với quả giao vào nách, giữa bàn): giống Miu Hirano làm với mút và Mima Ito sử dụng gai
+ Dùng cổ tay moi xoáy vào 2 góc (ăn rất nhiều điểm): Riêng về quả cổ tay moi xoáy rất hợp với đối thủ nào thích giao bóng lỏng, không lực. Bóng moi bằng gai sang không mạnh nên nếu kê nhẹ thì rúc, ngửa vợt thì sang bổng quá bị bạt chết, đôi công lại thì vào đúng thế và bài đôi công nhanh chỉ được 1,2 quả là đi.
+ Bắt ngắn bằng gai qua FH, BH rất dễ và gây hiệu ứng khó chịu cho đối thủ
 

Green Viet

Moderator
Staff member
3. Lợi thế trong loạt đánh:
Các bác rảnh có thể lên youtube search Yến Hải Dương (gai công BH) vs Hoàng Sửu chung kết đơn D Hanoi Super League. Hoàng Sửu hết lượt đi chỉ thiếu 5 điểm để lên hạng C, hạ rất rất nhiều cao thủ hạng C, + cao thủ đánh gai thủ nhưng vẫn thua Yến 2-3 vì sợ gai công. Sau đây là lợi thế của Mút tầu và Gai công trong loạt đánh:
- Hiệu ứng chuội của cả mút tầu và gai công làm giảm nhịp độ trận đấu, thay đổi nhịp: việc chặn giật quả 1 vào bàn bằng gai công sẽ khiến bóng sang khó chịu thấp, ngắn, chuội dễ sụp xuống -> Khó mà công hết, giật hết quả 2, -> lại moi tiếp hoặc xử lý an toàn. Chặn bằng mặt tầu cũng có hiệu ứng tương tự (ít hơn)
- Lợi thế chuội bóng khi đôi công qua lại khiến đối thủ dễ bị rúc lưới hoặc ra ngoài khi muốn thay đổi lực, hướng đánh. Hoặc khi gai công + mút tầu tăng/ giảm lực, và thay đổi hướng.
- Khó mà cắt xiết và chìm với gai công được, gai công dễ hất trả lại bóng dài, không lực để setup quả đánh
- Quả bạt bằng mút tầu và gai công rất khó đỡ
- Ôm bàn chặn đẩy và Demi rất dễ và hợp với rơ này
- Gần bàn tấn công với rơ này rất dễ để setup quả đánh
 

Green Viet

Moderator
Staff member
4. Những yếu điểm của rơ này (dưới góc nhìn cá nhân)
- Ngại đối đầu với những người có kinh nghiệm, kinh nghiệm xử lý gai công.
- Ngại đối thủ giật moi bền, 2 góc nhiều xoáy hoặc giật moi lên bạt hết.
- Khá yếu đuối khi phải lùi xa bàn (thường thua)
- Khi bị ép vào thế đôi công bị bạt mạnh, bắn mạnh thường khó thủ hơn mút
- Trước khi đánh cần khởi động kỹ, như mình mới qua rơ này chủ quan không khởi động có thể thua người kém 2,3 bóng như thường
- Luôn phải setup để tấn công trước hoặc gài bóng khéo để đối thủ công trước nhưng không mạnh được
- Đối đầu với rơ lùi xa bàn thủ/ chặn đẩy, phản công bằng giật, bạt thì phải chậm lại 1 bước và đánh mạnh dứt điểm chứ không cò cưa qua lại được
- Sợ rơ giật moi, thay đổi lực và xoáy: chặn quả giật vẫn khó, chưa quen bằng mút
 

Bình luận từ Facebook

Top