Kỹ thuật và kinh nghiệm giật bóng xoáy xuống

NTBB

Super Moderators
Kinh nghiệm bản thân mình thấy: Một số người giật trước bóng xoáy xuống hay bị rúc lưới là vì:
i. Điểm xuất phát của vợt cao, tương tự như khi giật trước bóng xoáy lên (bóng chặn, bóng đôi công). Điểm xuất phát của vợt cao có 1 nguyên nhận là người giật đứng thẳng mà không nghiêng người - hoặc nghiêng rất ít - qua phải lấy đà.
ii. Khi vợt xuất phát cao, mà bóng lại không lao tới (do xoáy xuống) nên để đánh trúng bóng, chúng ta phải đánh tới trước nhiều hơn, thành ra là cú đánh bị dày hơn mức cần thiết (góc vung vợt nhỏ), dẫn đến khiến bóng ít xoáy, không tạo được vòng cung và rúc lưới.
iii. Vợt xuất phát cao nên quỹ đạo vợt trước khi chạm bóng bị ngắn lại, không đủ động lượng và xung lượng để "kéo" bóng lên (nhất là những quả xoáy xuống nặng). Chính nguyên nhận này mà nhiều người khi giật trước bóng xoáy xuống cứ phải nhảy lên hoặc đánh xong thì người ưỡn ra và vợt kết thúc rất xa và cao bên trái thân người. Thực ra đoạn từ khi chạm bóng đến điểm kết thúc rất dài này (dài hơn nhiều đoạn từ lúc xuất phát đến khi chạm bóng) là Không mấy tác dụng - hay nói cách khác là phần "lãng phí" trong cú đánh, lại khiến hồi vị chậm cho cú đánh tiếp theo.

Để khắc phục, ngoài các video các bạn đã xem thì theo mình có mấy ý đơn giản để tập (Lưu ý là nên tập nhiều bóng, dùng máy bắn bóng xoáy xuống, hoặc có bạn cùng tập chỉ châm từng quả bóng xoáy xuống để tập giật - như video của Hồ Ngọc Thuận ấy):

a. Khi gặp bóng đến xoáy xuống thì phải hạ vợt xuống sâu hơn bình thường, bằng cách ko đưa vợt ra sau lưng nhiều như khi giật bóng xoáy lên, mà hạ vai, nghiêng người qua phải (với người thuận tay phải) - giống như cúi người sang phải nhặt quả bóng ở phía má ngoài bàn chân phải. Khi hạ vợt sâu như vậy thì tự khắc quỹ đạo vợt từ khi xuất phát đến khi chạm bóng sẽ dài ra, và thời gian đến khi chạm bóng cũng sẽ kéo dài ra (chậm lại) và chúng ta sẽ chạm bóng sau khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo của nó.
b. Vì bóng xoáy xuống ít lao ra, nên vợt xuất phát sâu muốn đánh trúng bóng thì phải đánh lên trên nhiều hơn, thành ra là góc vung vợt lớn lên (dựng đứng hơn, khoảng 6, 7 mươi độ so với mặt phẳng ngang tùy xoáy đến, thậm chí có quả phải giật gần như thẳng đứng lên) và đó là góc vợt "mỏng" nhằm tạo ma sát tốt để "kéo" bóng lên.
c. Khi nghiêng người hạ sâu vợt thì chúng ta sẽ sử dụng được lực đạp chân, nâng lườn, xoay hông để tăng lực cho cú đánh, "nâng" được quả bóng xoáy xuống nặng bay qua lưới.
d. Trường hợp muốn giật xung thì xuất phát vợt cao hơn 1 chút, ra sau 1 chút và giật sớm để chạm bóng trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng. Tuy nhiên muốn giật xung thành công thì lực đánh phải mạnh hơn - cái này chỉ thanh niên làm tốt, chứ đám gà già là ...thua, hihi!

Kn bản thân, có gì sai các bạn đừng cười!
 

Vinasat15c

Trung Uý
Kinh nghiệm bản thân mình thấy: Một số người giật trước bóng xoáy xuống hay bị rúc lưới là vì:
i. Điểm xuất phát của vợt cao, tương tự như khi giật trước bóng xoáy lên (bóng chặn, bóng đôi công). Điểm xuất phát của vợt cao có 1 nguyên nhận là người giật đứng thẳng mà không nghiêng người - hoặc nghiêng rất ít - qua phải lấy đà.
ii. Khi vợt xuất phát cao, mà bóng lại không lao tới (do xoáy xuống) nên để đánh trúng bóng, chúng ta phải đánh tới trước nhiều hơn, thành ra là cú đánh bị dày hơn mức cần thiết (góc vung vợt nhỏ), dẫn đến khiến bóng ít xoáy, không tạo được vòng cung và rúc lưới.
iii. Vợt xuất phát cao nên quỹ đạo vợt trước khi chạm bóng bị ngắn lại, không đủ động lượng và xung lượng để "kéo" bóng lên (nhất là những quả xoáy xuống nặng). Chính nguyên nhận này mà nhiều người khi giật trước bóng xoáy xuống cứ phải nhảy lên hoặc đánh xong thì người ưỡn ra và vợt kết thúc rất xa và cao bên trái thân người. Thực ra đoạn từ khi chạm bóng đến điểm kết thúc rất dài này (dài hơn nhiều đoạn từ lúc xuất phát đến khi chạm bóng) là Không mấy tác dụng - hay nói cách khác là phần "lãng phí" trong cú đánh, lại khiến hồi vị chậm cho cú đánh tiếp theo.

Để khắc phục, ngoài các video các bạn đã xem thì theo mình có mấy ý đơn giản để tập (Lưu ý là nên tập nhiều bóng, dùng máy bắn bóng xoáy xuống, hoặc có bạn cùng tập chỉ châm từng quả bóng xoáy xuống để tập giật - như video của Hồ Ngọc Thuận ấy):

a. Khi gặp bóng đến xoáy xuống thì phải hạ vợt xuống sâu hơn bình thường, bằng cách ko đưa vợt ra sau lưng nhiều như khi giật bóng xoáy lên, mà hạ vai, nghiêng người qua phải (với người thuận tay phải) - giống như cúi người sang phải nhặt quả bóng ở phía má ngoài bàn chân phải. Khi hạ vợt sâu như vậy thì tự khắc quỹ đạo vợt từ khi xuất phát đến khi chạm bóng sẽ dài ra, và thời gian đến khi chạm bóng cũng sẽ kéo dài ra (chậm lại) và chúng ta sẽ chạm bóng sau khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo của nó.
b. Vì bóng xoáy xuống ít lao ra, nên vợt xuất phát sâu muốn đánh trúng bóng thì phải đánh lên trên nhiều hơn, thành ra là góc vung vợt lớn lên (dựng đứng hơn, khoảng 6, 7 mươi độ so với mặt phẳng ngang tùy xoáy đến, thậm chí có quả phải giật gần như thẳng đứng lên) và đó là góc vợt "mỏng" nhằm tạo ma sát tốt để "kéo" bóng lên.
c. Khi nghiêng người hạ sâu vợt thì chúng ta sẽ sử dụng được lực đạp chân, nâng lườn, xoay hông để tăng lực cho cú đánh, "nâng" được quả bóng xoáy xuống nặng bay qua lưới.
d. Trường hợp muốn giật xung thì xuất phát vợt cao hơn 1 chút, ra sau 1 chút và giật sớm để chạm bóng trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng. Tuy nhiên muốn giật xung thành công thì lực đánh phải mạnh hơn - cái này chỉ thanh niên làm tốt, chứ đám gà già là ...thua, hihi!

Kn bản thân, có gì sai các bạn đừng cười!
Cảm ơn chú, ý kiến của chú có nhiều điểm rất mấu chốt, đúng vào chỗ cháu đang mắc phải, cảm ơn chú nhiều :)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Kinh nghiệm bản thân mình thấy: Một số người giật trước bóng xoáy xuống hay bị rúc lưới là vì:
i. Điểm xuất phát của vợt cao, tương tự như khi giật trước bóng xoáy lên (bóng chặn, bóng đôi công). Điểm xuất phát của vợt cao có 1 nguyên nhận là người giật đứng thẳng mà không nghiêng người - hoặc nghiêng rất ít - qua phải lấy đà.
ii. Khi vợt xuất phát cao, mà bóng lại không lao tới (do xoáy xuống) nên để đánh trúng bóng, chúng ta phải đánh tới trước nhiều hơn, thành ra là cú đánh bị dày hơn mức cần thiết (góc vung vợt nhỏ), dẫn đến khiến bóng ít xoáy, không tạo được vòng cung và rúc lưới.
iii. Vợt xuất phát cao nên quỹ đạo vợt trước khi chạm bóng bị ngắn lại, không đủ động lượng và xung lượng để "kéo" bóng lên (nhất là những quả xoáy xuống nặng). Chính nguyên nhận này mà nhiều người khi giật trước bóng xoáy xuống cứ phải nhảy lên hoặc đánh xong thì người ưỡn ra và vợt kết thúc rất xa và cao bên trái thân người. Thực ra đoạn từ khi chạm bóng đến điểm kết thúc rất dài này (dài hơn nhiều đoạn từ lúc xuất phát đến khi chạm bóng) là Không mấy tác dụng - hay nói cách khác là phần "lãng phí" trong cú đánh, lại khiến hồi vị chậm cho cú đánh tiếp theo.

Để khắc phục, ngoài các video các bạn đã xem thì theo mình có mấy ý đơn giản để tập (Lưu ý là nên tập nhiều bóng, dùng máy bắn bóng xoáy xuống, hoặc có bạn cùng tập chỉ châm từng quả bóng xoáy xuống để tập giật - như video của Hồ Ngọc Thuận ấy):

a. Khi gặp bóng đến xoáy xuống thì phải hạ vợt xuống sâu hơn bình thường, bằng cách ko đưa vợt ra sau lưng nhiều như khi giật bóng xoáy lên, mà hạ vai, nghiêng người qua phải (với người thuận tay phải) - giống như cúi người sang phải nhặt quả bóng ở phía má ngoài bàn chân phải. Khi hạ vợt sâu như vậy thì tự khắc quỹ đạo vợt từ khi xuất phát đến khi chạm bóng sẽ dài ra, và thời gian đến khi chạm bóng cũng sẽ kéo dài ra (chậm lại) và chúng ta sẽ chạm bóng sau khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo của nó.
b. Vì bóng xoáy xuống ít lao ra, nên vợt xuất phát sâu muốn đánh trúng bóng thì phải đánh lên trên nhiều hơn, thành ra là góc vung vợt lớn lên (dựng đứng hơn, khoảng 6, 7 mươi độ so với mặt phẳng ngang tùy xoáy đến, thậm chí có quả phải giật gần như thẳng đứng lên) và đó là góc vợt "mỏng" nhằm tạo ma sát tốt để "kéo" bóng lên.
c. Khi nghiêng người hạ sâu vợt thì chúng ta sẽ sử dụng được lực đạp chân, nâng lườn, xoay hông để tăng lực cho cú đánh, "nâng" được quả bóng xoáy xuống nặng bay qua lưới.
d. Trường hợp muốn giật xung thì xuất phát vợt cao hơn 1 chút, ra sau 1 chút và giật sớm để chạm bóng trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng. Tuy nhiên muốn giật xung thành công thì lực đánh phải mạnh hơn - cái này chỉ thanh niên làm tốt, chứ đám gà già là ...thua, hihi!

Kn bản thân, có gì sai các bạn đừng cười!
với quan niệm cũ, em hoàn toàn đồng ý với bác

với cách tiếp cận mới, em tạm gọi là TẤT CẢ MỌI THỨ ĐỀU NGƯỢC LẠI, xem CNT trẻ mới và thực tập trên chính bản thân mình, anh se thấy triết lý và lý thuyết của CNT mới hoàn hảo hơn
 

NTBB

Super Moderators
với quan niệm cũ, em hoàn toàn đồng ý với bác

với cách tiếp cận mới, em tạm gọi là TẤT CẢ MỌI THỨ ĐỀU NGƯỢC LẠI, xem CNT trẻ mới và thực tập trên chính bản thân mình, anh se thấy triết lý và lý thuyết của CNT mới hoàn hảo hơn
Chính các chuyên gia và các HLV của các cường quốc BB thường nói rằng: Trong BB không có gì là tuyệt đối đúng, và cũng không có gì là tuyệt đối sai. Và với nhiều lý thuyết, nhiều triết lý thì người chơi sẽ lựa chọn cái nào phù hợp với mình. Cũng nên lưu ý rằng một/nhiều kỹ thuật nào đó có khi nó chỉ phù hợp với đặc thù vũ khí riêng nào đó, và với loại vũ khí khác thì nó lại không thể áp dụng có hiệu quả.

Riêng về cú giật trước bóng xoáy xuống mà bạn chủ thớt đang cần học hỏi ae thì mình thấy - sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu Tây, Tàu, ta, Âu, Á, Mỹ... - thì nguyên lý chung là tương tự nhau: gặp bóng xoáy xuống thì hạ vợt thấp hơn và đánh vợt theo hướng lên trên nhiều hơn là ra phía trước. Đấy là nguyên lý chung thôi, còn hạ thấp đến đâu, hạ bao nhiêu, đánh lên với góc độ nào, mở hay khép vợt bao nhiêu .v.v...thì đó là đi sâu vào chi tiết rồi, và cái này thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Mấy "kinh nghiệm" của cá nhân mình chỉ là mình rút ra từ việc tham khảo tài liệu và tự tập luyện hàng ngày thôi. Có thể nó là CŨ, LẠC HẬU, là không HOÀN HẢO, nhưng với mình nó có hiệu quả là không/ít bị rúc lưới khi giật trước bóng xoáy xuống (mình không dùng mút Tàu).
 

nb.toan

Thượng Tá
với quan niệm cũ, em hoàn toàn đồng ý với bác

với cách tiếp cận mới, em tạm gọi là TẤT CẢ MỌI THỨ ĐỀU NGƯỢC LẠI, xem CNT trẻ mới và thực tập trên chính bản thân mình, anh se thấy triết lý và lý thuyết của CNT mới hoàn hảo hơn
Triết lý và lý thuyết mới của tuyển TQ nó ntn đó nhỉ? Hóng bài. Hihi.
 

nb.toan

Thượng Tá
...
Riêng về cú giật trước bóng xoáy xuống mà bạn chủ thớt đang cần học hỏi ae thì mình thấy - sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu Tây, Tàu, ta, Âu, Á, Mỹ... - thì nguyên lý chung là tương tự nhau: gặp bóng xoáy xuống thì hạ vợt thấp hơn và đánh vợt theo hướng lên trên nhiều hơn là ra phía trước. Đấy là nguyên lý chung thôi, còn hạ thấp đến đâu, hạ bao nhiêu, đánh lên với góc độ nào, mở hay khép vợt bao nhiêu .v.v...thì đó là đi sâu vào chi tiết rồi, và cái này thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Mấy "kinh nghiệm" của cá nhân mình chỉ là mình rút ra từ việc tham khảo tài liệu và tự tập luyện hàng ngày thôi. Có thể nó là CŨ, LẠC HẬU, là không HOÀN HẢO, nhưng với mình nó có hiệu quả là không/ít bị rúc lưới khi giật trước bóng xoáy xuống (mình không dùng mút Tàu).
Nếu có thể phán đoán tốt được độ cao khi bóng nảy lên, bóng qua dài hay ngắn, độ nặng của xoáy xuống (không tính xoáy xuống ngang) + kỹ thuật giật bóng tốt thì mới có hy vọng có được cú giật thành công (chưa nói đến giật hiệu quả, có tính sát thương). Cao thủ thế giới cỡ như Timo hay Long, hoặc tuyển VN như Tú mỡ (Linh muối thì đánh đít bóng là nhiều chứ không phải giật nhé), hoặc tầm khu phố như em đây thì giật bóng xoáy xuống bị rúc lưới là thường. Hihi.

E thấy mình giật bóng cũng khá mà khi a cắt bóng, lúc thì mặt láng, lúc thì mặt gai, lúc chặt, lúc lỏng, … làm cho cú giật của e cứ loạn cả lên, chuyện bóng rúc lưới hoặc bay lên trời không có gì lạ.

Khi nào có cơ hội chúng ta chiến lại nha a. E có cách giật bóng xoáy xuống nặng mới nè, tạm gọi là giật quẹt (lấy ý tưởng từ cú đánh trái của Roger Federer). Hihi.
 

NTBB

Super Moderators
Nếu có thể phán đoán tốt được độ cao khi bóng nảy lên, bóng qua dài hay ngắn, độ nặng của xoáy xuống (không tính xoáy xuống ngang) + kỹ thuật giật bóng tốt thì mới có hy vọng có được cú giật thành công (chưa nói đến giật hiệu quả, có tính sát thương). Cao thủ thế giới cỡ như Timo hay Long, hoặc tuyển VN như Tú mỡ (Linh muối thì đánh đít bóng là nhiều chứ không phải giật nhé), hoặc tầm khu phố như em đây thì giật bóng xoáy xuống bị rúc lưới là thường. Hihi.

E thấy mình giật bóng cũng khá mà khi a cắt bóng, lúc thì mặt láng, lúc thì mặt gai, lúc chặt, lúc lỏng, … làm cho cú giật của e cứ loạn cả lên, chuyện bóng rúc lưới hoặc bay lên trời không có gì lạ.

Khi nào có cơ hội chúng ta chiến lại nha a. E có cách giật bóng xoáy xuống nặng mới nè, tạm gọi là giật quẹt (lấy ý tưởng từ cú đánh trái của Roger Federer). Hihi.

Dữ nha! Có giật kiểu này không?
 

NTBB

Super Moderators
Các bạn xem 2 video này xem Ma long giật trước bóng xoáy lên (video 1) và giật trước bóng xoáy xuống (video 2) có khác nhau không nhá! Có đúng là khi gặp bóng xoáy xuống thì khi lấy đà, Ma long thả vợt xuống sâu hơn, và khi giật lên thì góc đánh/góc vợt là dựng đứng hơn
không nhá! Hay là ngược lại?

Video 1:

Video 2:
 

leqd

Đại Uý
@Trạng .... CÁ sang mục Nâng cao đi, :). Ở đây toàn dân mới tập, có tuổi mà cứ khuyên siêu quá .... làm họ rối.
Mình chia sẻ kinh nghiệm về giật xoáy xuống đối với người mới tập:
- Về góc vợt, góc vung vợt thì dễ thôi. Đánh mỏng, đánh dày bao nhiêu độ thì bạn có thể trải nghiệm và thay đổi phù hợp với cốt mút và độ dẻo, tốc độ của mình. Ban đầu nếu vào lưới thì chỉnh lại góc đánh cao hơn, vung vợt nhanh hơn, dẻo hơn ...
- Quan trọng nhất là như HLV Hồ Ngọc Thuận nói ngay từ đầu: dự đoán và di chuyển đến vị trí, đón bóng. Nếu bạn xem động tác của HLV kỹ và ở chế độ chạy chậm, bạn sẽ thấy khi bóng chạm bàn, HLV đã ở ở sẵn vị trí xoay người, hạ vợt xuống. Như vậy thì khi bóng đang bay chưa qua lưới, HLV đã biết đó là bóng xoáy xuống, biết hướng bóng, lập tức di chuyển đến vị trí, xoay người, hạ vợt... đợi bóng.
Theo mình, đây là kỹ năng khó tập nhất.
Người mới tập là vì phán đoán bóng kém, di chuyển chậm, nên thường phải giật bóng khi bóng rơi sâu suống (cần thời gian vì bóng rơi vào bàn mình rồi mới biết nó rơi ở đâu), lúc này buộc phải "moi" từ dưới lên, đánh mỏng để bóng đi chậm rơi cầu vồng qua lưới.
Sau này trình độ cao hơn, cần ít thời gian chuẩn bị hơn, vào vị trí nhanh hơn, bạn có thể đánh bóng xoáy xuống như ... @Trạng cá. :), :), :)
 

NTBB

Super Moderators
@Trạng .... CÁ sang mục Nâng cao đi, :). Ở đây toàn dân mới tập, có tuổi mà cứ khuyên siêu quá .... làm họ rối.
Mình chia sẻ kinh nghiệm về giật xoáy xuống đối với người mới tập:
- Về góc vợt, góc vung vợt thì dễ thôi. Đánh mỏng, đánh dày bao nhiêu độ thì bạn có thể trải nghiệm và thay đổi phù hợp với cốt mút và độ dẻo, tốc độ của mình. Ban đầu nếu vào lưới thì chỉnh lại góc đánh cao hơn, vung vợt nhanh hơn, dẻo hơn ...
- Quan trọng nhất là như HLV Hồ Ngọc Thuận nói ngay từ đầu: dự đoán và di chuyển đến vị trí, đón bóng. Nếu bạn xem động tác của HLV kỹ và ở chế độ chạy chậm, bạn sẽ thấy khi bóng chạm bàn, HLV đã ở ở sẵn vị trí xoay người, hạ vợt xuống. Như vậy thì khi bóng đang bay chưa qua lưới, HLV đã biết đó là bóng xoáy xuống, biết hướng bóng, lập tức di chuyển đến vị trí, xoay người, hạ vợt... đợi bóng.
Theo mình, đây là kỹ năng khó tập nhất.
Người mới tập là vì phán đoán bóng kém, di chuyển chậm, nên thường phải giật bóng khi bóng rơi sâu suống (cần thời gian vì bóng rơi vào bàn mình rồi mới biết nó rơi ở đâu), lúc này buộc phải "moi" từ dưới lên, đánh mỏng để bóng đi chậm rơi cầu vồng qua lưới.
Sau này trình độ cao hơn, cần ít thời gian chuẩn bị hơn, vào vị trí nhanh hơn, bạn có thể đánh bóng xoáy xuống như ... @Trạng cá. :), :), :)

Thế người quá tuổi như mình có áp dụng được bài hướng dẫn của HNT không hả @leqd ơi??? (Chết thật! vậy mà mình còn định học theo cách giật của ...Malong cho nó ...pờ rồ !)
 

leqd

Đại Uý
Thế người quá tuổi như mình có áp dụng được bài hướng dẫn của HNT không hả @leqd ơi??? (Chết thật! vậy mà mình còn định học theo cách giật của ...Malong cho nó ...pờ rồ !)
Em nghĩ kỹ thuật "thượng tầng" nào cũng phải xây trên nền "cơ sở hạ tầng" thể lực tương xứng. Học như Malong thì được, nếu có thầy trả bóng đều và đúng chỗ, thì em cũng pờ rồ .... nhưng dùng trong trận chắc là không.
Em đang cố học theo cách giật nhàn nhã của JO đây này, cũng không moi, đánh sớm, sát thủ ... nhưng có lẽ hợp với "trung niên" hơn.
 

NTBB

Super Moderators
Chán nhỉ! Chả có mô hình nào ngon cho lứa U60, U70 cả, huhuhu!!! Thế chả nhẽ không được giật à?!
 

Vinasat15c

Trung Uý
@Trạng .... CÁ sang mục Nâng cao đi, :). Ở đây toàn dân mới tập, có tuổi mà cứ khuyên siêu quá .... làm họ rối.
Mình chia sẻ kinh nghiệm về giật xoáy xuống đối với người mới tập:
- Về góc vợt, góc vung vợt thì dễ thôi. Đánh mỏng, đánh dày bao nhiêu độ thì bạn có thể trải nghiệm và thay đổi phù hợp với cốt mút và độ dẻo, tốc độ của mình. Ban đầu nếu vào lưới thì chỉnh lại góc đánh cao hơn, vung vợt nhanh hơn, dẻo hơn ...
- Quan trọng nhất là như HLV Hồ Ngọc Thuận nói ngay từ đầu: dự đoán và di chuyển đến vị trí, đón bóng. Nếu bạn xem động tác của HLV kỹ và ở chế độ chạy chậm, bạn sẽ thấy khi bóng chạm bàn, HLV đã ở ở sẵn vị trí xoay người, hạ vợt xuống. Như vậy thì khi bóng đang bay chưa qua lưới, HLV đã biết đó là bóng xoáy xuống, biết hướng bóng, lập tức di chuyển đến vị trí, xoay người, hạ vợt... đợi bóng.
Theo mình, đây là kỹ năng khó tập nhất.
Người mới tập là vì phán đoán bóng kém, di chuyển chậm, nên thường phải giật bóng khi bóng rơi sâu suống (cần thời gian vì bóng rơi vào bàn mình rồi mới biết nó rơi ở đâu), lúc này buộc phải "moi" từ dưới lên, đánh mỏng để bóng đi chậm rơi cầu vồng qua lưới.
Sau này trình độ cao hơn, cần ít thời gian chuẩn bị hơn, vào vị trí nhanh hơn, bạn có thể đánh bóng xoáy xuống như ... @Trạng cá. :), :), :)
 đúng vậy bác ạ, nhìn thì dễ nhưng làm được quả là gian nan
 

dungatvt

Thượng Tá
Em nghĩ kỹ thuật "thượng tầng" nào cũng phải xây trên nền "cơ sở hạ tầng" thể lực tương xứng. Học như Malong thì được, nếu có thầy trả bóng đều và đúng chỗ, thì em cũng pờ rồ .... nhưng dùng trong trận chắc là không.
Em đang cố học theo cách giật nhàn nhã của JO đây này, cũng không moi, đánh sớm, sát thủ ... nhưng có lẽ hợp với "trung niên" hơn.
Thấy JO giật bóng xoáy xuống toàn ngửa vợt hơn 90 độ luôn nhỉ các bác.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
@Trạng .... CÁ sang mục Nâng cao đi, :). Ở đây toàn dân mới tập, có tuổi mà cứ khuyên siêu quá .... làm họ rối.
Mình chia sẻ kinh nghiệm về giật xoáy xuống đối với người mới tập:
- Về góc vợt, góc vung vợt thì dễ thôi. Đánh mỏng, đánh dày bao nhiêu độ thì bạn có thể trải nghiệm và thay đổi phù hợp với cốt mút và độ dẻo, tốc độ của mình. Ban đầu nếu vào lưới thì chỉnh lại góc đánh cao hơn, vung vợt nhanh hơn, dẻo hơn ...
- Quan trọng nhất là như HLV Hồ Ngọc Thuận nói ngay từ đầu: dự đoán và di chuyển đến vị trí, đón bóng. Nếu bạn xem động tác của HLV kỹ và ở chế độ chạy chậm, bạn sẽ thấy khi bóng chạm bàn, HLV đã ở ở sẵn vị trí xoay người, hạ vợt xuống. Như vậy thì khi bóng đang bay chưa qua lưới, HLV đã biết đó là bóng xoáy xuống, biết hướng bóng, lập tức di chuyển đến vị trí, xoay người, hạ vợt... đợi bóng.
Theo mình, đây là kỹ năng khó tập nhất.
Người mới tập là vì phán đoán bóng kém, di chuyển chậm, nên thường phải giật bóng khi bóng rơi sâu suống (cần thời gian vì bóng rơi vào bàn mình rồi mới biết nó rơi ở đâu), lúc này buộc phải "moi" từ dưới lên, đánh mỏng để bóng đi chậm rơi cầu vồng qua lưới.
Sau này trình độ cao hơn, cần ít thời gian chuẩn bị hơn, vào vị trí nhanh hơn, bạn có thể đánh bóng xoáy xuống như ... @Trạng cá. :), :), :)
em chia sẻ thôi mà. Khi mọi người giật được rồi, thì sẽ thấy không phải là giật bóng đâu, mà chính thức là lấy trọng tâm nâng bóng lên, mới AN TOÀN và ĐA DẠNG ạ
 

Bình luận từ Facebook

Top