NHỮNG KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI DÙNG ĐỂ NÂNG TRÌNH

dungatvt

Thượng Tá
A nói rõ hơn về kỹ thuật tam giác FH
đc ko
Tam giác đây bác.
Screenshot_20160801-081221.png
 

NTBB

Super Moderators
Về hình học thì cứ có 3 điểm không thẳng hàng là tạo ra 1 tam giác. Trong hình mà @dungatvt đăng, 3 điểm đó là 2 chỏm vai và vợt. Vấn đề là mình chưa hiểu khi giật bóng thuận tay thì cái tam giác này có thay đổi hình dạng không? Tức là nó có biến đổi độ lớn các cạnh (trừ cạnh nối giữa 2 vai) và các góc của nó trong suốt quá trình giật bóng (từ lúc hạ vợt lấy đà đến khi kết thúc vợt sau cú giật) hay không? Theo mình nếu có gập cẳng tay (cánh tay ngoài) thì cái tam giác này sẽ thay đổi hình dạng. Vậy thì ý nghĩa "tam giác" mấu chốt là ở cái gì?

Mong nhận được giải thích của thầy Tuyển (@kythuatbongban) và ace khác !
 

dungatvt

Thượng Tá
Về hình học thì cứ có 3 điểm không thẳng hàng là tạo ra 1 tam giác. Trong hình mà @dungatvt đăng, 3 điểm đó là 2 chỏm vai và vợt. Vấn đề là mình chưa hiểu khi giật bóng thuận tay thì cái tam giác này có thay đổi hình dạng không? Tức là nó có biến đổi độ lớn các cạnh (trừ cạnh nối giữa 2 vai) và các góc của nó trong suốt quá trình giật bóng (từ lúc hạ vợt lấy đà đến khi kết thúc vợt sau cú giật) hay không? Theo mình nếu có gập cẳng tay (cánh tay ngoài) thì cái tam giác này sẽ thay đổi hình dạng. Vậy thì ý nghĩa "tam giác" mấu chốt là ở cái gì?

Mong nhận được giải thích của thầy Tuyển (@kythuatbongban) và ace khác !
Tam giác bị thay đổi như sau:
Screenshot_20160801-081221.png
Screenshot_20160801-110430.png
Em cũng chẳng hiểu sao lại gọi là tam giác, vì giật kiểu gì nó cũng ra cái tam giác mà.
 

khanhhung

Thượng Sỹ
Cánh tay cầm vợt và chiều dài vai bạn hợp thành 2 cạnh bên của tam giác ,có đỉnh là đầu vai. Bạn giật theo đường thẳng chính là cạnh huyền của Tam Giác đó.Bạn xem lại các clip VDV TQ và xem lại lý thuyết này sẽ rõ. Chúc bạn thành công.Nếu Bạn ở TPHCM hay có dịp vào TP bạn đt cho Tôi , Tôi sẽ hướng dẫn tỉ mỉ và ko cần bất cứ điều kiện nào, nếu bạn sử dụng mặt Nhật thì càng tốt.đt cho Tôi theo số này nhé. 0978.782486.Thanks.
Vẫn k hiểu j a ơi. Tam giác đó đương nhiên rồi nhưng nó liên quan j kỹ thuật
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Vẫn k hiểu j a ơi. Tam giác đó đương nhiên rồi nhưng nó liên quan j kỹ thuật
Bác @kythuatbongban nói đúng về khung, nhưng cách thực hiện thì không theo em hiểu và đang làm

1. TẠO TAM GIÁC
2. CỐ ĐỊNH TAM GIÁC ĐÓ
3. XOAY LƯỜN ĐỂ TAM GIÁC ĐÓ DI CHUYỂN MÀ VẪN KHÔNG THAY ĐỔI HÌNH DẠNG BAN ĐẦU CỦA TAM GIÁC
4. VỢT ĐÁNH BÓNG ĐI
5. TAM GIÁC BỊ BIẾN ĐỔI DO ĐỈNH LÀ VỢT BỊ VĂNG MÀ KHÔNG CỐ ĐỊNH NỮA, ĐỂ TRIỆT TIÊU LỰC QUÁN TÍNH
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Bác @kythuatbongban nói đúng về khung, nhưng cách thực hiện thì không theo em hiểu và đang làm

1. TẠO TAM GIÁC
2. CỐ ĐỊNH TAM GIÁC ĐÓ
3. XOAY LƯỜN ĐỂ TAM GIÁC ĐÓ DI CHUYỂN MÀ VẪN KHÔNG THAY ĐỔI HÌNH DẠNG BAN ĐẦU CỦA TAM GIÁC
4. VỢT ĐÁNH BÓNG ĐI
5. TAM GIÁC BỊ BIẾN ĐỔI DO ĐỈNH LÀ VỢT BỊ VĂNG MÀ KHÔNG CỐ ĐỊNH NỮA, ĐỂ TRIỆT TIÊU LỰC QUÁN TÍNH
Tôi đã tập kỹ thuật này từ năm 2000 , (hoc lai tu hoc tro) khi còn dẫn dắt Đội Nhi Đồng Đồng Tháp do Sơn Đầu TQ dạy cơ bản trong 3-4 tháng ,nên theo sự hiểu biết của Tôi (lúc đó chỉ dùng Mặt Nhật) khi Bạn tập cú Giật Tam Giác thì khung Tam Giác được hình thành như đã nói ở trên , và khi giật bóng bạn sẽ giật theo cạnh huyền của TG đã hình thành , khi giật cũng phải xoay lườn và chuyển trọng tâm, khi tiếp xúc bóng cũng theo đường thẳng đi lên , vì đánh theo đường thẳng nên quả bóng qua bàn cũng đi theo đường thẳng , vì phát lực đầu roi nên lực bóng rất mạnh , bóng đi vào đường biên cuối bàn ,cắm chìm xuống nên rất khó đỡ. những năm ấy Tôi hay đánh với các Anh Mai văn Quang , Phú Rau Quả , và cháu Lê Trung Thắng...vì cú giật này rất hiểm nên cũng gây nhiều khó dễ với các Anh ấy , Anh Phú là chuyên gia cắt bóng mà khi Tôi giật lực bóng đi rất mạnh và bóng đi chìm xuống nên rất khó cắt , vì bóng ko có cung nổi lên như các cú giật khác.( đây là những tâm sự chứ ko có ý khoe khoang mong các bác thông cảm ).
Lúc Tôi tập kỹ thuật này thì mút Trung Quốc chưa phát triển chỉ có vài mặt 729 cắt nặng mà thôi chứ giật bóng ko phát lực được . theo thiển ý của Tôi Trung Quốc đã phát triển cú giật này ban đầu trên mút Nhật. sau đó, khi TQ có nền công nghệ mút phát triển ,đã có những cách giật Tam Giác theo mặt TQ khác nhau , vì mút TQ hay có độ dính nên khi Giật Tam Giác theo mút Tàu đầu vợt hay chúi xuống , góc mặt vợt mở và tăng lực bằng cổ tay chứ ko phải dễ dàng như giật mặt Nhật chỉ 45 độ là xong.
 
Last edited:

nb.toan

Thượng Tá
Các bác cho em hỏi tí: Lứa tuổi nào thì phù hợp với cú đánh này?
Đánh cú này cứ như robot vậy.
 

LikeTT

Đại Uý
Bọn Tàu có 1 bài về " Kỹ thuật hình tam giác trong bóng bàn" được "lưu truyền" của tác giả VÔ DANH:
http://ttline.cn/jcjishu/zhjs/201404/jcjishu_5386.html

Chả hiểu gì !

= = = = =

Tìm hiểu về " Kỹ thuật hình tam giác trong bóng bàn" lại thấy cái hình này:



= = = = =

Tìm hiểu về " Kỹ thuật hình tam giác trong bóng bàn" lại thấy khái niệm "Tiểu tam giác" , đó là vùng bao gồm chỗ mà các VĐV hay sờ tay vào ý ! Trước đây bóng thấp và xoáy xuống ở khu vực đó thì chỉ khều nhẹ thôi chứ không làm gì được. Khi kỹ thuật BB phát triển , Wang Hao vợt dọc cũng tấn công thuận trái tay hiệu quả ở đó. Vì vậy, sau Olympic Athens, ông Sái Chấn Hoa (蔡振华 Hiện là Phó Tổng cục trưởng Cục Thể dục TQ - từng là đội trưởng đội BB nam ) đã nói: " Trên bàn (BB) không có chỗ nào là góc chết" .
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
khi trả giao bóng ngắn đầu lưới góc FH thì ngay tụi tàu cũng vẫn phải moi đó thôi, đó k phải góc chết???
 

LikeTT

Đại Uý
khi trả giao bóng ngắn đầu lưới góc FH thì ngay tụi tàu cũng vẫn phải moi đó thôi, đó k phải góc chết???
Tùy tình huống, vẫn có thể tấn công được nhưng không dễ ( Phân biệt không thể và có thể):
Sec vào khu vực đó thì khó tấn công, còn trả séc vào đó thì dễ tấn công hơn.
 
Last edited:

canhvp

Thượng Sỹ
Cánh tay cầm vợt và chiều dài vai bạn hợp thành 2 cạnh bên của tam giác ,có đỉnh là đầu vai. Bạn giật theo đường thẳng chính là cạnh huyền của Tam Giác đó.Bạn xem lại các clip VDV TQ và xem lại lý thuyết này sẽ rõ. Chúc bạn thành công.Nếu Bạn ở TPHCM hay có dịp vào TP bạn đt cho Tôi , Tôi sẽ hướng dẫn tỉ mỉ và ko cần bất cứ điều kiện nào, nếu bạn sử dụng mặt Nhật thì càng tốt.đt cho Tôi theo số này nhé. 0978.782486.Thanks.

Theo như bác nói ở trên thì cánh tay phải thẳng và khi giật không gập cẳng tay đúng không ạ?
 

8xOnline

Trung Uý
Em nghĩ cái hình tam giác trong cú thuận tay khác các bác.
Tam giác theo em hiểu là, biên độ vợt di chuyển tạo nên hình tam giác chứ không có vai eo tay gì hết ạ.
Và như thế thì tiếp tuyến với trái bóng nằm trên cạnh huyền (nếu biên độ hình tam giác vuông, hoặc, cạnh dài nhất của tam giác bất kỳ)

Cái tam giác này biến dạng theo quy luật: Càng xa bàn càng lớn, càng gần bàn càng nhỏ.
Mong các bác chỉ giáo thêm!
 

bachikho

Đại Tá
Tùy tình huống, vẫn có thể tấn công được nhưng không dễ ( Phân biệt không thể và có thể):
Sec vào khu vực đó thì khó tấn công, còn trả séc vào đó thì dễ tấn công hơn.
trừ FZD ra vì cú flick của nó là độc nhất vô nhị của vợt ngang (tụi coach CNT còn bảo chỉ có có cú flick của WH so đc thôi)
 

Trainee

Đại Tá
Em nghĩ cái hình tam giác trong cú thuận tay khác các bác.
Tam giác theo em hiểu là, biên độ vợt di chuyển tạo nên hình tam giác chứ không có vai eo tay gì hết ạ.
Và như thế thì tiếp tuyến với trái bóng nằm trên cạnh huyền (nếu biên độ hình tam giác vuông, hoặc, cạnh dài nhất của tam giác bất kỳ)

Cái tam giác này biến dạng theo quy luật: Càng xa bàn càng lớn, càng gần bàn càng nhỏ.
Mong các bác chỉ giáo thêm!
Xin hỏi bạn mở lớp dậy ở đâu vậy. Cho mình xin contact với, để hỏi cho ông anh ở TP.
 

Bình luận từ Facebook

Top