Fan Zhendong - Sức trâu phá nách

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Không chịu gắn bó với Long V, nghiên cứu chú Wang Liqin, thì thấy thất vọng toàn tập, đặc biệt là khi phát hiện ra 2013, chú Wang Liqin bỏ hẳn King về với Clipper CR.

Cú FH của WLQ vẫn được coi là tiêu chuẩn của CNT thời tiền ML, ZJK. Cú FH đủ lực, nhanh, mạnh và nhiều xoáy. Nghiên cứu chi tiết, em sẽ nói bên topic Wang Liqin. Nhưng tóm lại, nó là lối đánh bóng thẳng, form vợt cứng, để tạo ra các đường bóng tới điểm ngắn nhất. Lối đánh này giống VIS, ác, nhưng lại thiếu độ an toàn, đặc biệt là nếu có đôi chân không phải thần gió, thì lại cực kỳ nguy hiểm. Wang chơi jeu gần như demi cả BH và FH, tuy nhiên, nó vẫn đánh bóng sau điểm cao nhất, đấy là trở ngại rất lớn.

Nhưng, trở ngại lớn nhất, đối với lối đánh theo kiểu WLQ, lại là cái lườn. WLQ vẫn bị chọc lườn bình thường, đặc biệt là khi đánh với ML hoặc ZJK thời điểm cuối. Chưa kể, với cú FH trời giáng của ML, khiến nhịp demi của WLQ mất luôn sự lợi hại, vì không thể áp vào nhịp đó được, khiến WLQ bị lùi ra khỏi bàn khá xa. Đó là điểm chết người, vì bóng thẳng, lùi xa, thì đương nhiên bóng nẩy, cũng sẽ bay ngang nhiều, là điểm đánh rất đẹp cho những đối thủ kiểu ML đánh xa bàn đợi bóng để tăng lực tăng xoáy, lại còn nhiều lựa chọn điểm rơi đánh lại.

Với ZJK, lối chơi của WLQ còn khó khăn hơn, do ZJK đánh trực tiếp bằng BH liên tiếp, điều điểm rơi trực tiếp, vì vậy, cái nách của WLQ tỏ rõ lớn hơn bao giờ hết, khiến WLQ không thể chủ động bóng trong khi đối đầu. Dù tại thời điểm ban đầu, ZJK chưa phải có cú FH khủng khiếp, tuy nhiên, giống như với những gì xảy ra với ML, khi BH bị ép, WLQ buộc phải rời bàn xa hơn, khiến các cú phản công, tấn công FH đều có bóng bay ngang khá nhiều, bóng nảy ngang xa, dù cho là với bất cứ CNT nào, với đôi chân thần gió, đều khá dễ dàng đánh lại và đối lại.

Bỏ WLQ, chả còn thằng nào để xem, em đành ngồi nghiên cứu cách chơi của FZD.

Ớ, không ngờ thằng trẻ trâu này, có triết lý cực hay, và cực kỳ đáng để nghiên cứu học hỏi.
 

lamtq

Đại Tá
Không chịu gắn bó với Long V, nghiên cứu chú Wang Liqin, thì thấy thất vọng toàn tập, đặc biệt là khi phát hiện ra 2013, chú Wang Liqin bỏ hẳn King về với Clipper CR.

Cú FH của WLQ vẫn được coi là tiêu chuẩn của CNT thời tiền ML, ZJK. Cú FH đủ lực, nhanh, mạnh và nhiều xoáy. Nghiên cứu chi tiết, em sẽ nói bên topic Wang Liqin. Nhưng tóm lại, nó là lối đánh bóng thẳng, form vợt cứng, để tạo ra các đường bóng tới điểm ngắn nhất. Lối đánh này giống VIS, ác, nhưng lại thiếu độ an toàn, đặc biệt là nếu có đôi chân không phải thần gió, thì lại cực kỳ nguy hiểm. Wang chơi jeu gần như demi cả BH và FH, tuy nhiên, nó vẫn đánh bóng sau điểm cao nhất, đấy là trở ngại rất lớn.

Nhưng, trở ngại lớn nhất, đối với lối đánh theo kiểu WLQ, lại là cái lườn. WLQ vẫn bị chọc lườn bình thường, đặc biệt là khi đánh với ML hoặc ZJK thời điểm cuối. Chưa kể, với cú FH trời giáng của ML, khiến nhịp demi của WLQ mất luôn sự lợi hại, vì không thể áp vào nhịp đó được, khiến WLQ bị lùi ra khỏi bàn khá xa. Đó là điểm chết người, vì bóng thẳng, lùi xa, thì đương nhiên bóng nẩy, cũng sẽ bay ngang nhiều, là điểm đánh rất đẹp cho những đối thủ kiểu ML đánh xa bàn đợi bóng để tăng lực tăng xoáy, lại còn nhiều lựa chọn điểm rơi đánh lại.

Với ZJK, lối chơi của WLQ còn khó khăn hơn, do ZJK đánh trực tiếp bằng BH liên tiếp, điều điểm rơi trực tiếp, vì vậy, cái nách của WLQ tỏ rõ lớn hơn bao giờ hết, khiến WLQ không thể chủ động bóng trong khi đối đầu. Dù tại thời điểm ban đầu, ZJK chưa phải có cú FH khủng khiếp, tuy nhiên, giống như với những gì xảy ra với ML, khi BH bị ép, WLQ buộc phải rời bàn xa hơn, khiến các cú phản công, tấn công FH đều có bóng bay ngang khá nhiều, bóng nảy ngang xa, dù cho là với bất cứ CNT nào, với đôi chân thần gió, đều khá dễ dàng đánh lại và đối lại.

Bỏ WLQ, chả còn thằng nào để xem, em đành ngồi nghiên cứu cách chơi của FZD.

Ớ, không ngờ thằng trẻ trâu này, có triết lý cực hay, và cực kỳ đáng để nghiên cứu học hỏi.
Bóng wlq khi bị lùi bàn bay ngang hoaàn toàn do mặt vợt chuứ ko do cốt. Wlq nó chỉ dùng H2
 

lamtq

Đại Tá
Em nghĩ là do động tác của nó nữa, cộng với cốt và mặt. H2 kém xoáy hơn H3, nhưng nó chơi Koto, cốt khá cứng, và động tác là đè nghiến bóng đánh
H2 lowthrow. Chỉ có đè bong kiểu fđó mới đánh đc e oi. Giật sớm mở góc như h3 thì xoáy xuống bay ra ngoài, xoáy lên bay vào luới hết.
Chắc chú chưa dùng và tìm hieu ve h2 b h rồi
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Định viết tiếp, nhưng mai lại có cuộc hẹn quan trọng đầu giờ sáng, hẹn các bác ngày mai em viết tiếp

Có nghiên cứu, mới thấy CNT, khi kỹ thuật không còn là vấn đề cần quan tâm, thì lối chơi, cách tiếp cận mới, ngày càng an toàn hơn cho các cuộc đối đầu, mới quyết định AI LÀ CAO THỦ

Trẻ trâu FZD là một kẻ mở đường mới, vì sao mai em sẽ nói cụ thể
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Phục vụ anh em.

Nói về lối chơi của FZD, các bác xem video, thì chú ý nhất là các điểm sau

1. Độ cao của điểm đánh bóng: Vai hoặc dưới vai 1 chút. Theo thiển ý trình gà của em, đây là điểm sáng tạo, là nền tảng cơ bản cho toàn bộ lối chơi của FZD.

giải thích về độ cao điểm đánh bóng: nó không phải là thời điểm đánh bóng 1 - 2 - ... - 5, mà là độ cao so với độ cao của người đánh, ở vị trí đánh. Như ML là ngang bụng, trên rốn một chút, dưới nách một chút. ZJK là ngang nách. FB thì hơi bất thường, chủ yếu là do chân, nhưng gần giống ML, chú XX thì đặc biệt rồi, đầu gối :eek::D

Các bác chú ý, độ cao của điểm đánh bóng không phải là thời điểm đánh bóng. Với FZD hay ML, ngay đến cả ZJK, trừ BH, còn FH thì đều thống nhất là sau điểm cao nhất, còn ngay sau đó như ZJK, FZD hay chậm hẳn lại như ML, FB, XX thì tùy, nhưng chả có thằng CNT nào thực hiện điểm đánh bóng demi như VNT, có thể là do bọn này chân quá chậm so với VNT, hoặc là ... :p

Vì sao em lại nói thế ? Do có sự chênh lệch về độ cao đánh bóng, nên khi hoán chuyển giữa BH và FH, ngoài việc xoay người, người chơi còn phải điều chỉnh cơ thể, khung người về độ cao phù hợp với bên đánh, điều này mô hình chung khiến động tác chuyển hoán giữa 2 bên phức tạp và mất thời gian, chưa kể, trong trận đấu, sự hoán chuyển này đôi khi là bị thúc bách, dẫn đến bỏ sót thao tác, động tác, khiến sự chuyển hoán không hoàn hảo, dẫn đến động tác, lối chơi mất đi sự ổn định như khi tập.

Trước hết, so với ML, độ cao điểm đánh bóng của FZD cao hơn. Nếu với ML, độ cao đánh bóng tối ưu của cả BH và FH là tầm bụng, với đặc thù cốt mềm cắn xoáy đánh xa bàn, thì độ cao này tỏ ra khá an toàn, và cách chơi đó cho phép ML nhiều sự lựa chọn đánh bóng hơn bất cứ cầu thủ nào khác, trừ XX. Tuy nhiên, do XX liệt BH, nên có thể nói, ML có khoảng an toàn khi đánh BH và FH là lớn nhất. Dẫn chứng về ML, các bác so sánh ML thời 2012 và hiện tại nhé, độ cao đánh bóng đã được điều chỉnh rất nhiều, để tạo sự ổn định trong lối chơi của ML. Khoảng 2012, BH của ML thấp hơn hiện tại, chính vì vậy, việc chuyển hoán giữa BH và FH thời điểm đó, chính là sự thiếu ổn định trong thi đấu của ML, khác hẳn với thời điểm hiện tại.

Để biết độ cao này quan trọng thế nào, các bác chỉ cần thực nghiệm là thấy. Em đã từng chơi cực kỳ bất ổn định, khi bắt đầu có cú BH theo kiểu ML, lúc đầu tưởng do kỹ thuật, nhưng ngồi nghiên cứu kỹ, mới thấy, chính là sự chênhh lệch trong độ cao đánh bóng giữa BH và FH. Ngay khi tối ưu được độ cao này, tức là chênh lệch độ cao đánh bóng giữa BH và FH không còn nữa, sự hoán chuyển và cách chơi tự nhiên ổn định một cách tự giác, không cần chủ định.

Thực chứng cho điều này, các bác thử xem lại, độ cao đánh bóng yêu thích của BH và FH mình có đều không, tức là đang đánh FH, rồi xoay sang BH, mà không cần đổi chân, thì tay các bác, có cần thay đổi độ cao, tức là nâng lên hạ xuống không. Nếu có, đề nghị các bác a. thay đổi kỹ thuật của 1 bên để có độ cao bằng nhau b. tìm lại khoảng cách đánh bóng phù hợp, tức là vị trí chuẩn bị phù hợp, để không có sự chênh lệch về độ cao này. Tự nhiên các bác sẽ thấy mình đánh ổn định hơn rất nhiều.

Ví dụ thì lấy ngay ZJK để làm chuột bạch, ZJK có độ cao đánh bóng giữa FH và BH chệnh lệch cực lớn, với BH, ZJK duy trì động tác với độ cao tối ưu là tầm bụng, ngang ngang với rốn, thì FH ZJK, đánh ác, đánh chuẩn nhất lại là tầm nách, ngang vai. Chính vì vậy, việc chuyển hoán FH và BH, của ZJK, trong trận đấu, nhận thấy có cái gì đó bất ổn, trong cú đánh đầu tiên, giữa BH và FH
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Lại nói về độ cao đánh bóng của FZD.

Với việc thay đổi độ cao đánh bóng, FZD được gì, được rất nhiều ạ, mà quan trọng hơn cả, là không còn nách. Như lý luận chung, thì độ cao đánh bóng không có chênh lệch, đưa đến sự ổn định trong khi xoay chuyển giữa BH và FH, tức là gia tăng sự ổn định của lối chơi. Vậy, một bóng thủ, có thể lựa chọn bất kỳ độ cao nào phù hợp với mình, miễn là duy trì sự cân bằng giữa BH và FH. Đúng hoàn toàn, như trên đã nói, mỗi CNT đều có độ cao đánh bóng riêng.

Tại sao FZD lại chọn độ cao tầm vai ? Vì nách ạ.

Nếu như ML, do lựa chọn độ cao tầm bụng, nên vẫn còn nách, và phải loại bỏ khoảng trống chết người này, bằng cách đánh trung bàn trở ra, không đánh ôm bàn, để dễ dàng tránh khoảng trống này. ML lựa chọn được như vậy, vì với cú FH thần sầu, không cần vội vàng, không cần chơi ác, ML không phải ép mình chơi nhanh. Nếu phải chơi nhanh, ML sẽ chơi nhanh, nhưng thông thường ML sẽ dùng lực và xoáy, chơi chậm rãi, tức là nhịp đánh thấp hơn các CNT khác, để chơi và bao giờ cũng kiếm điểm dễ dàng nhờ cú FH.

Rất nhiều CNT đi theo con đường của ML, chọn lối chơi chậm, điểm rơi thấp, điển hình là FB. Nhưng, đến nay, dù có thành công như FB, thì vẫn đứng sau ML, bởi ít người có được cú FH kiểu ML, trong toàn bộ CNT.

FZD, may mắn, có thể, không lựa chọn điểm rơi đó. Do mạnh về cú BH, nên FZD phát triển theo con đường BH mạnh, uy lực. Cú BH của FZD, điểm đánh tối ưu ở độ cao vai, hoặc dưới một chút. Nên khi mới bắt đầu vào CNT A, như những năm 13, 14, FZD học đánh FH theo truyền thống, và để xem xét kỹ, nhận thấy rằng, vào thời điểm bắt đầu, FZD cũng có độ cao đánh FH khá thấp, hoặc ít nhất là thấp hơn hiện nay. Trước đây, FZD cũng thường chọn độ cao đánh bóng ở tầm bụng, hoặc cao hơn một chút. Điều này như đã nói ở trên, làm khó và phá luôn sự ổn định trong trận đấu của FZD.

Hiện tại, FZD đánh bóng FH với độ cao tầm vai, ngang với độ cao đánh BH, và rõ ràng, xoay chuyển của FZD cũng ổn định hơn.

Độ cao này, giúp FZD bỏ hoàn toàn được nách, do nó vượt quá tầm nách, giống như ML, không còn nách, do thời gian đánh bóng dài hơn nên sự né nách được nhiều hơn.

Khi độ cao tầm vai, thì việc duy nhất của FZD, đánh với cốt vợt cứng cho đường bóng thẳng, là căn vai với mặt lưới. Khi đó, dù ở bất cứ vị trí nào, FZD cũng chỉ căn bóng ngang vai, đè vợt đánh bóng để bóng đi thẳng, chỉ hơi vồng lên, và sang bên kia bàn thẳng đét khỏi cong. Bóng đến, đi vào khu vực nách phía trên vai, FZD chỉ đơn giản là dịch cái chân sang bên BH hoặc FH, thường là BH, để đánh FH như thông thường.

Xóa được nách, nhưng lại đánh bóng thẳng, nên FZD có xu hướng đánh gần bàn hơn ML. Nó hạ trọng tâm bằng việc doạng chân rất rộng. Chú ý, FZD có thể nói có cái háng to nhất trong CNT khi đánh trận, tầm 2.5 vai, hơn cả ML khoảng 2 vai.

Việc hạ trọng tâm rộng, đem lại lợi ích lớn cho FZD. Đầu tiên, đó là khả năng thay đổi trọng tâm mà không phải dịch chân, tức là bóng đến, để xoay chuyển giữa BH và FH, FZD chỉ cần thay đổi chân trùng gối, là có thể có được lườn để đánh đủ động tác. Thứ nữa, trọng tâm hạ, chân dang rộng, khiến việc bao bàn của FZD ở khoảng cách gần tốt hơn bao giờ hết, có thể bao kín gần trọn bàn mà ít phải di chuyển chân.

2 lợi ích trên, giúp FZD có khả năng đánh bóng gần hơn ML, và cũng song lưỡng đại lợi, khiến các cú đánh bóng thẳng của cả BH và FH tự nhiên an toàn hơn, do tận dụng được độ cao ngang bằng mặt lưới, chỉ còn ép xoáy cho bóng lao lại là được.
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
2. ốp vợt thẳng. Càng nhìn kỹ cách đánh BH và FH của FZD, mới hiểu rằng, lối kỹ thuật của FZD dựa chủ yếu vào kỹ thuật dựng mặt vợt ốp xoáy lên. Do đánh gần bàn, tận dụng xung lực, độ cao, việc duy nhất của FZD khi đánh bóng, là dựng mặt vợt ốp đè bóng ở độ cao thích hợp.

Do luôn căn vai theo lưới, ngang lưới, chọn bóng ở cùng độ cao với vai, FZD không cần băn khoăn lắm về xoáy, mà cứ dựng vợt ốp vợt vào bóng đánh lại, giống hệt như ML chỉ việc dựng vợt ốp vợt vào bóng thôi. Nên, nếu về căn bản, thì kỹ thuật của FZD chả khác gì của ML, khác chăng là khoảng cách tương đối so với bàn, dẫn đến bộ chân và thời gian đánh bóng mà thôi.

Nghĩ đi nghĩ lại, lối chơi của FZD, đánh VIS là khá hợp, vì VIS dễ chơi, dễ đánh, không ngậm bóng, đường bóng thẳng, phù hợp với lối chơi của FZD (đây cũng là nguyên nhân cơ bản, để em tìm hiểu sâu về FZD, khi có ý định chơi VIS )

Tóm tắt động tác đánh bóng của FZD, đơn giản chỉ là,
* kéo vợt lùi lại, hoặc thấp hơn một chút so với vai
* xoay người bằng lườn, và đùi (cái đùi của FZD là cái đùi có thịt ngon nhất CNT, do cách đánh bắt nó làm việc gấp vài lần các CNT khác) về phía sau, không cần quá nhiều
* xoay người trở lại, ốp vợt vào bóng
* gập cẳng tay (FH) hoặc duỗi cẳng tay (BH) để kéo bóng xoáy lên
 
Last edited:

lamtq

Đại Tá
...Chú ý, FZD có thể nói có cái hàng to nhất trong CNT ..
Cái này chắc e sai, nhìn tướng thì a phán đoán hàng Xuxin to nhất e ợh:rolleyes:. Logic với việc e phát hiện ra điểm đánh bóng của nó là thấp nhất (khoảng đầu gối) vì khi di chuyển để giật hàng to quá nên bị vướng.:confused:
Àh từ phát hiện của e a để ý lại điểm đánh bóng của a toàn tầm giữa đầu gối và bàn chân, thấp hơn cả Xuxin 1 chút nữa mới bỏ mẹ e ơi:rolleyes:
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
@Trạng .... CÁ :
Mình không hiểu về cái gọi là "không cần nách" và nếu chỉ "ốp vợt vào bóng" thì tốc độ + lực + xoáy ở đâu ra mà bóng bay cong và mau thế?.
Em vừa thử về bác ạ.

Bác cứ thực hiện thế thôi, mặt tạo ra xoáy, và một phần là do xoáy của lườn văng lên, nhưng nhịp sớm, nên bóng cắm và xoáy lắm ạ, rất sốc nữa là khác.

Tốc độ, là do lườn mình xoay lên đánh tạo ra
Lực, cũng do lườn mình xoay lên đánh tạo ra
Xoáy, là do khi mình ốp vào, nhưng xoay lườn, nên có xu hướng đi lên trên, bóng được tạo bởi mặt Tầu kéo lên nhịp demi, rất xoáy ạ
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
cần lắm 1 bài phân tích lối đánh của cu Wang Chu Qin. Em thấy bé này có triển vọng rất lớn
Đã nghiên cứu, nhưng chưa sâu, nhưng thấy khá khó, khó hơn cách chơi của Fan Zhendong, nên em chưa nghiên cứu sâu

Tập trung học hỏi Fan để chơi được đã ạ

Nếu được, ít nhất em có 2 jeu chơi khác hẳn nhau với 2 combo cũng đối nghịch nhau nữa. Combo Long V + H3 NT Cam + H3-50 đánh theo lối trung xa bàn của ML. Combo VIS + H3NT Cam + H3-50 đánh theo lối trung cận bàn của FZD

Thế là quá phũ cho trình gà rồi ạ
 

Bình luận từ Facebook

Top