Cách giật bóng mạnh

lion

Đại Tá
em muốn giật mạnh phải chịu khó tập chạy,tập di chuyển giật hai điểm,tập né giật lao góc trống cho đôi chân được nhanh nhẹn, gân cốt dần trở lên cứng cáp thì bộ pháp mới vững vàng để có thể tung ra cú giật dứt điểm đối phương,em lên chịu khó tập cho cơ bụng mình được khỏe mỗi ngày ra clb nhờ ai đó ngồi lên chân đưa 2 tay lên sau đầu thực hiện 50 đến 100 động tác phải có lườn tốt mới có quả giật uy lực được..^_^..chịu khó tập tạ cho cổ tay khỏe ra mỗi ngày tập động tác 100 đến 200 lần với tạ hoặc không em ra bàn bóng tìm 1 bạn tập chặn chuẩn giật 2 đến 3 quả chuẩn rồi tăng lực đột biến liên tục để giật
để có được một quả giật phải mạnh em cần có 1 time tập luyện kiên trì không thể ngày 1 ngày 2 mà làm được chúc em chịu khó tập luyện có công mài sắc có ngày nên kim..^_^.....
Anh cũng cho người ngồi lên bụng rồi nâng tạ hai tay nhưng sao tập xong rồi nhũn hết cả người ra vậy D9?
 

Dũng Cửu

Đại Tá
Anh cũng cho người ngồi lên bụng rồi nâng tạ hai tay nhưng sao tập xong rồi nhũn hết cả người ra vậy D9?
hê hê do anh gần 4 sập rồi lên giờ không mạnh mà cần kỹ thuật - điểm rơi - tính chiến thuật tốt - kinh nghiệm :D ham mạnh nghĩa là ham quay lại cơ địa tuổi 20 mà anh giờ gần 4 sập cơ anh đuối rùi :D dáng anh dong dỏng cao thì cần mở dc cánh tay đòn để quăng giật mà điều này a vẫn chưa có :)
+ hôm trước kỹ thuật cơ bản anh bóng chưa đều chuẩn - sự uyển chuyển giữa hạ và gấp cánh tay chưa thuần thục - tiếp xúc bóng khá lung tung lên time này anh cần chuẩn còn mạnh hãy nghĩ đến 1 và 2 năm tới đi :D time này anh chịu khó đi thi đấu giải nhiều vào để tích lũy kinh nghiệm :D
 

lion

Đại Tá
hê hê do anh gần 4 sập rồi lên giờ không mạnh mà cần kỹ thuật - điểm rơi - tính chiến thuật tốt - kinh nghiệm :D ham mạnh nghĩa là ham quay lại cơ địa tuổi 20 mà anh giờ gần 4 sập cơ anh đuối rùi :D dáng anh dong dỏng cao thì cần mở dc cánh tay đòn để quăng giật mà điều này a vẫn chưa có :)
+ hôm trước kỹ thuật cơ bản anh bóng chưa đều chuẩn - sự uyển chuyển giữa hạ và gấp cánh tay chưa thuần thục - tiếp xúc bóng khá lung tung lên time này anh cần chuẩn còn mạnh hãy nghĩ đến 1 và 2 năm tới đi :D time này anh chịu khó đi thi đấu giải nhiều vào để tích lũy kinh nghiệm :D
Chú mày chả hiểu a đang nói "kỹ thuật" gì cả ;)
 

lion

Đại Tá
Em thấy cái này nó hơi mênh văn mông, theo em, muốn giật mạnh (ở mức độ đều đặn, không phải cả trận mới giật được 1, 2 phát) thì trước hết phải giật đúng, giật đều cái đã. Sau mới đến kỹ thuật cao hơn về chân, tay, hông, lườn, khoảng cách, độ cao, độ xoáy bóng đến, cốt, mút...

Trong clip của anh bạn có nick EmRatThich (Gaming) trên youtube có nói về giật bóng, đại ý là "giật bằng chân" chứ không phải giật bằng tay, em thấy cái này đúng ạ.
 

NTBB

Super Moderators
NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐƠN GIẢN ĐẰNG SAU MỘT CÚ GIẬT MẠNH MẼ TRONG BÓNG BÀN.
(Nguồn: Tạp chí bóng bàn; tác giả: Yingjie Liu; Người dịch : NTBB).
Hinh trong bai viet những nguyên lý vật lý đơn giàn đằng sau cú giật FH mạnh mẽ.jpg


1. "Lực kéo" là chìa khóa cho việc truyền dẫn xung lực của cơ thể VĐV đến vợt của anh ta.
Người ta biết rõ rằng để đạt được cả sức mạnh và độ chính xác trong cú đánh, cầu thủ cần sử dụng xung lực của cơ thể để tạo lực cho cú đánh trong khi vẫn giữ cánh tay thoải mái (thả lỏng – ND) để kiểm soát tốt cú đánh. Làm thế nào mà xung lực của cơ thể được truyền dẫn thông qua một cánh tay thả lỏng đến vợt? Hãy hình dung cánh tay của cầu thủ như là một sợi dây mềm dẻo và thân thể giống như một cái gậy ngắn với một đầu được gắn vào một đầu của sợi dây. Hãy nghĩ đến việc xoay cơ thể như là vòng quay của cây gậy (quanh điểm giữa của nó). Thì, sẽ có một sự trễ đáng kể cho sợi dây. Vì vậy, việc quay của thanh gậy không thể được truyền ngay lập tức ở điểm cuối của sợi dây. Bây giờ hãy thử một thử nghiệm khác. Trước hết sắp thẳng sợi dây với thanh gậy. Trước khi quay thanh gậy, để cho thanh gậy kéo sợi dây theo hướng của chúng, và duy trì một chuyển động tăng tốc. Khi đó, có một sức căng được tạo ra dọc theo sợi dây (vì nó có khối lượng). Và sợi dây bây giờ hoạt động như là phần kéo dài của thanh gậy chứ không phải là một sợi dây mềm dẻo. Trong khi duy trì chuyển động này, chúng ta quay cái thanh gậy ngắn. Lúc này, thanh gậy ngắn và sợi dây sẽ di chuyển cùng với nhau như một cây gậy dài. Thanh gậy ngắn dưới sự tổ hợp của hai chuyển động trông giống như một đoạn thẳng tiếp tuyến trượt dọc theo đường cong tròn. Lực kéo của thanh gậy ngắn tác động lên sợi dây và sức căng được tạo ra dọc theo dây sẽ nhiều hơn khi góc giữa thanh gậy ngắn và sợi dây càng nhỏ. Nói cách khác, thanh gậy ngắn và sợi dây có thể được xem như một cái gậy dài trong trường hợp này, và độ cứng của thanh gậy dài tăng lên với lực kéo nhiều hơn. Từ thí nghiệm này chúng ta biết rằng để giật bóng với một cánh tay thả lỏng, sẽ tốt hơn khi để thẳng cánh tay và đặt nó trên cùng một mặt phẳng của phần thân trên của cơ thể trong quá trình chuẩn bị. Khi bắt đầu giật, đầu tiên phần trên của cơ thể kéo cánh tay theo hướng của nó để tạo ra sức căng ở cánh tay, sau đó phần thân trên xoay và duy trì động tác kéo. Sau đó cánh tay sẽ di chuyển như thể nó được cố định với phần thân người, từ đó nhanh chóng truyền động tác đến vợt với các cơ bắp tay thả lỏng. Vì cơ thể kéo cánh tay theo hướng thay đổi liên tục, nên quỹ đạo của trọng tâm của nó (cánh tay – ND) là một đường cong.
2. Việc duy trì chiều dài cánh tay đã duỗi một cách cố định trước khi đánh vào quả bóng là điều quan trọng để cải thiện tốc độ và gia tốc của vợt.
Do khối lượng cơ thể tương đối lớn, tốc độ góc của cơ thể trong suốt cú đánh được xem là tăng nhanh một cách mượt mà trước khi đánh vào quả bóng. Nhờ thế cánh tay vươn dài càng xa cơ thể, thì tốc độ và gia tốc độ của vợt càng lớn. Nếu người chơi thu ngắn cánh tay ở giữa cú đánh trước khi đánh vào bóng, thì việc thay đổi momen góc sẽ làm cho cánh tay tạm thời quay nhanh hơn cơ thể, do đó làm gián đoạn việc truyền năng lượng từ cơ thể. Mặt khác, nếu người chơi dãn dài cánh tay của mình trong quá trình đánh bóng, thì sức căng ở cánh tay sẽ bị giảm đi gây ra hiện tượng trễ của cánh tay so với việc quay của cơ thể. Vì vậy, người chơi cần cố định độ dài cánh tay (phụ thuộc vào việc dự đoán bóng đến) trong suốt cú đánh trước khi đánh vào quả bóng.
3. Sức căng ở cánh tay cần được tăng lên tại thời điểm đánh vào quả bóng.
Khi vợt chạm vào quả bóng động năng của nó sẽ giảm, rút ngắn thời gian vợt được sử dụng để đẩy và tạo xoáy trên quả bóng, và cũng làm giảm độ kiểm soát bóng. Với giả thiết tốc độ góc của thân người tăng lên nhanh dần trong suốt cú đánh, chiến lược để giảm tổn thất động năng của vợt là làm tăng sức căng một cách bộc phát của cánh tay sao cho cánh tay và thân thể được gắn chặt với nhau chặt chẽ hơn, bằng việc tăng độ cứng tổng thể. Có 2 cách để đạt được mục tiêu này. Một là đột nhiên tăng lực kéo của cơ thể tác động lên cánh tay. Lợi thế của phương pháp này là toàn bộ cú đánh về cơ bản không sử dụng lực từ các cơ cánh tay. Cách thứ hai là đột ngột thu ngắn độ dài cánh tay khi đánh vào bóng, từ đó làm tăng sức căng dọc theo cánh tay. Cách này sử dụng lực cánh tay dọc theo hướng của cánh tay, vì vậy nó cũng không khó để thực hiện.
(Hết)
 

LikeTT

Đại Uý
NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ ...
...
Nếu người chơi thu ngắn cánh tay ở giữa cú đánh trước khi đánh vào bóng, thì việc thay đổi momen góc sẽ làm cho cánh tay tạm thời quay nhanh hơn cơ thể, do đó làm gián đoạn việc truyền năng lượng từ cơ thể.
...
Thu tay vào hay duỗi tay ra ảnh hưởng đến tốc độ quay:


mô men góc = khái niệm vô nghĩa

If the player shortens the arm in the middle of a stroke before hitting the ball, the conservation of angular momentum will cause the arm to rotate faster than the body temporarily, thus interrupting the energy transfer from the body.
=
(Cánh tay đang xoay cùng cơ thể)Nếu giữa chừng người chơi thu cánh tay lại gần(cơ thể)trước khi đánh vào bóng, thì sự bảo toàn mô-men động-lượng sẽ làm cho cánh tay tạm thời quay nhanh hơn cơ thể, do đó làm gián đoạn việc truyền năng lượng từ cơ thể.
 

Bình luận từ Facebook

Top