Cốt vợt Handmade mang nhãn hiệu Hùng Ca Việt Nam, cùng tìm hiểu, sử dụng và cảm nhận!

Red Arc

Đại Tá
Up cho nhưng ngươi quan tâm.....................

Hôm nay có một bạn ở HN thì phải có alo cho em hỏi về cảm nhận khi sử dụng cốt Hùng Ca, và bạn ấy đã liên hệ với chú Ca để đặt 1 cây có cán giống cây sau cùng chú Ca gởi cho em ( cái cán có 2 má hình bán nguyệt màu trắng). Bạn ấy có nói rất ủng hộ hàng VN chất lượng cao, sau khi đánh nếu tốt sẽ giới thiệu thêm cho bạn bè.... hihihi.
 

Red Arc

Đại Tá
Anh em nào ở khu vực TP HCM muốn thử và cảm nhạn trước khi đặt vợt của chú Hùng Ca thì cứ alo cho mình nhé, cứ tét thoải mái trước khi quyết định.....
 

Red Arc

Đại Tá
Bạn nào đang sử dụng cốt Hùng Ca, nếu thường xuyên vào diễn đàn thì cho vài dòng cảm nhận để anh em rõ hơn về các sản phẩm này nhé....
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Có lẽ bây giờ là thời điểm thích hợp để đặt bác Hùng Ca một cây vợt phù hợp với mình.

Cốt bác Hùng Ca có đặc điểm là thiên về độ thẩm mỹ tuyệt vời, chất lượng gỗ chắc, tốt, phối gỗ chuyên nghiệp, hoa văn đặc trừng của Việt Nam, nhưng nổi trội hơn cả là tốc độ luôn được bác Hùng Ca rất chú trọng.

Một trong những cây bác Hùng Ca tâm đắc nhất, được gọi là tuyệt kỹ về làm vợt là cây Saridus, bác có thể ngồi cả tiếng đồng hồ để nói cho mình hiểu, tại sao Sardius lại là một cây vợt rất đáng ngưỡng mộ, xét về nghệ thuật làm vợt. (Bác Hùng Ca chơi Anti, cốt một lớp cực kỳ đặc trưng, giống cây Joola, gỗ gần giống gỗ móp chuyên sản xuất chú tễu)

Trước đây, khi mê VIS, không chỉ đặt hàng Ross một cây giống VIS nhưng thuần gỗ, mà đã nhờ bác Hùng Ca làm một cây VIS thuần gỗ. Thời điểm đó, do khả năng hạn chế, mình không thể chơi nổi cây vợt form VIS đó vì nó quá nẩy, không mang đặc trưng ngậm bóng của dòng VIS.

giờ, khi đã đánh sang Long 5, nẩy và nhanh, được, mình nghĩ là thời điểm thích hợp để đặt bác Hùng Ca một cây W968 hoặc W997, với cốt cần nhanh, nẩy nhưng vẫn bám xoáy, bác Hùng Ca chắc sẽ làm mình toại nguyện.

Với kiểu cán TMB giống như Long 5, khẳng định là cán vợt do bác Hùng Ca làm ra cầm thích hơn nhiều, mình cầm không dưới 10 cây ngay tại nhà bác Hùng Ca trong những lần đến chơi với bác.
 

o3ma

Đại Tá
Em nghĩ luật chỉ quy định mút và keo thôi chứ nhỉ?
Mong nhận được câu trả lời chính thức từ LĐBB Việt nam.
Trích dẫn mục 2.4 qui định về vợt trong luật bóng bàn:

2.4 VỢT:
2.4.1 Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.
2.4.2 Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bene trong cốt vợt có thể được tăng cuờng bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm.
2.4.3 Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
2.4.3.1 Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hại gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 50 gai/cm2;
2.4.3.2 Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm.
2.4.4 Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó.

2.4.5 Cốt vợt cũng như bất kỳ lớp nào bên trong cốt vợt và lớp phủ bên ngoài hoặc dán trên mặt dùng để đánh bóng phải liên tục và có độ dầy đồng đều.
2.4.6 Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen.
2.4.7 Những sai lệch nhỏ về sự liên tục của mặt vợt hoặc sự đồng đều về mầu sắc do sự cố bất thường hay do hao mòn thì có thể chiếu cố miễn là những điều đó không làm thay đổi đáng kể đến đặc điểm của mặt vợt.
2.4.8 Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra.
 

tuyetchieu

Trung Uý
Trích dẫn mục 2.4 qui định về vợt trong luật bóng bàn:

2.4 VỢT:
2.4.1 Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.
2.4.2 Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bene trong cốt vợt có thể được tăng cuờng bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm.
2.4.3 Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
2.4.3.1 Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hại gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 50 gai/cm2;
2.4.3.2 Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm.
2.4.4 Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó.
2.4.5 Cốt vợt cũng như bất kỳ lớp nào bên trong cốt vợt và lớp phủ bên ngoài hoặc dán trên mặt dùng để đánh bóng phải liên tục và có độ dầy đồng đều.
2.4.6 Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen.
2.4.7 Những sai lệch nhỏ về sự liên tục của mặt vợt hoặc sự đồng đều về mầu sắc do sự cố bất thường hay do hao mòn thì có thể chiếu cố miễn là những điều đó không làm thay đổi đáng kể đến đặc điểm của mặt vợt.
2.4.8 Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra.
Em đọc và hiểu là luật đâu có bắt buộc dùng cốt có đăng ký gì hết và cốt Hùng Ca là hoàn toàn hợp lệ, phải không các bác?
 

Trainee

Đại Tá
Em đọc và hiểu là luật đâu có bắt buộc dùng cốt có đăng ký gì hết và cốt Hùng Ca là hoàn toàn hợp lệ, phải không các bác?
Hàng năm ITTF có đăng danh mục các cốt, mút được chấp nhận trên Website của mình, bạn có thể tìm đọc. Chắc chắn Hùng Ca, ACT và có lẽ cả Janus của D9 đều chư có tên ở đó, hê hê!
 

Trainee

Đại Tá
  1. Có lẽ bây giờ là thời điểm thích hợp để đặt bác Hùng Ca một cây vợt phù hợp với mình.
Cốt bác Hùng Ca có đặc điểm là thiên về độ thẩm mỹ tuyệt vời, chất lượng gỗ chắc, tốt, phối gỗ chuyên nghiệp, hoa văn đặc trừng của Việt Nam, nhưng nổi trội hơn cả là tốc độ luôn được bác Hùng Ca rất chú trọng.

Một trong những cây bác Hùng Ca tâm đắc nhất, được gọi là tuyệt kỹ về làm vợt là cây Saridus, bác có thể ngồi cả tiếng đồng hồ để nói cho mình hiểu, tại sao Sardius lại là một cây vợt rất đáng ngưỡng mộ, xét về nghệ thuật làm vợt. (Bác Hùng Ca chơi Anti, cốt một lớp cực kỳ đặc trưng, giống cây Joola, gỗ gần giống gỗ móp chuyên sản xuất chú tễu)

Trước đây, khi mê VIS, không chỉ đặt hàng Ross một cây giống VIS nhưng thuần gỗ, mà đã nhờ bác Hùng Ca làm một cây VIS thuần gỗ. Thời điểm đó, do khả năng hạn chế, mình không thể chơi nổi cây vợt form VIS đó vì nó quá nẩy, không mang đặc trưng ngậm bóng của dòng VIS.

giờ, khi đã đánh sang Long 5, nẩy và nhanh, được, mình nghĩ là thời điểm thích hợp để đặt bác Hùng Ca một cây W968 hoặc W997, với cốt cần nhanh, nẩy nhưng vẫn bám xoáy, bác Hùng Ca chắc sẽ làm mình toại nguyện.

Với kiểu cán TMB giống như Long 5, khẳng định là cán vợt do bác Hùng Ca làm ra cầm thích hơn nhiều, mình cầm không dưới 10 cây ngay tại nhà bác Hùng Ca trong những lần đến chơi với bác.
Bác viết văn hay quá,chúc bác may mắn! :)
Em thì ko thử lần nữa đâu! Cốt chỉ được cái đẹp thôi. Còn em đánh nó cứ như vợt bị ngậm nước ấy!
 

Bình luận từ Facebook

Top