Làm sao để có cú GIẬT FOREHAND HOÀN HẢO - Lý thuyết đơn thuần

xukaka

Đại Tá
Mình trình F từ lúc chơi bóng bàn mới nghe vụ Giật bóng mà cho ra bóng xoáy xuống, bá đạo wá. Từ trước tới giờ chỉ biết và nghĩ Giật bóng là biến tướng của đánh đều. Cho bóng xoáy lên nhiều và tăng tốc độ hơn, tạo độ xung cho bóng. Còn tạo xoáy xuống thì chỉ có Cắt bóng hoặc dùng Gai phản xoáy. Tóm lại bá đạo wá....chắc phải hóng và học hỏi
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Đây là góc đánh và góc vợt chính xác hơn để đánh ra bóng xuống khi đối giật với bóng xoáy nhiều
upload_2015-8-30_12-33-13.png

Còn tại sao thì xem ở phần phân tích lực điểm A nhé
upload_2015-8-30_12-41-20.png

Tại điểm A

1. Chắc chắn là ít rúc do có lực nâng bóng bên từ lực đánh, không có lực kéo bóng xuống trừ từ trừơng trái đất

2. Lực xoáy lên nhỏ hơn B nên sẽ giảm xoáy ngược chiều vốn có của bóng (XOÁY LÊN CỦA ĐỐI THỦ NHƯNG LÀ XOÁY XUỐNG CỦA TA) ít nhất, dễ duy trì chiều xoáy của quả bóng nhất

3. Bóng đi khá nhanh, do lực tác động theo chiều ngang có tỉ lệ so với lực ban đầu khá lớn,

NÊN, CÁC CÚ ĐỐI XOÁY XUỐNG NÀY CẦN LÀ

1. ĐÁNH TỪ DƯỚI BÓNG ĐÁNH LÊN

2. MẶT VỢT NGỬA RA

3. ĐÁNH NHẸ ĐỂ CHỈ ĐẢM BẢO BÓNG VÀO BÀN LÀ ĐƯỢC

Mời các bác chém
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Còn muốn dẫn chứng, em dẫn chứng luôn

Các bác đều biết, khi giật với đối thủ chơi ANTI, tức là mặt không bám xoáy, nó đứng nó bạt lại thì ra bóng XOÁY XUỐNG. Cái này có bác nào không biết, em mời lên Kim Lan chỗ thằng @choctietlon để nó đánh mặt gỗ, hoặc vào nhà bác Hùng Ca em bảo bác bạt cho thấy, còn đơn giản hơn, nếu CLB có bác nào đánh ANTI, các bác giật để người ta bạt nhẹ cho, giơ vợt ra xem là bóng gì

Ví dụ trên là dùng mặt ANTI, tức là dùng mặt không bám xoáy. Nói về vật lý đơn thuần, đó chính là yếu tố quyết định là SỬ DỤNG HỆ SỐ MA SÁT BẰNG KHÔNG/0 để TẠO RA LỰC MA SÁT BẰNG KHÔNG/0. Vậy mặt mút có hệ số ma sát luôn lớn hơn không, nhưng lớn đến mức nào, thì xin nói với bác là

LỰC MA SÁT PHẢN HỒI được tính bằng HỆ SỐ MA SÁT * LỰC MA SÁT BAN ĐẦU.
Có 2 cách để giảm LỰC MA SÁT PHẢN HỒI theo công thức trên

Giảm HỆ SỐ MA SÁT (dùng mặt ANTI như em nói ở trên)
giảm LỰC MA SÁT BAN ĐẦU. Khó không, không khó, vì các cú moi của các bác vẫn đánh chính là GIẢM LỰC MA SÁT BAN ĐẦU đó ạ

MA SÁT được tạo ra khi có sự cọ sát giữa các vận động NGƯỢC CHIỀU, vận tốc tương quan NGƯỢC CHIỀU CÀNG LỚN thì LỰC MA SÁT CÀNG LỚN, nên nếu GIẢM VẬN TỐC TƯƠNG QUAN NGƯỢC CHIỀU đi thì LỰC MA SÁT SẼ GIẢM.

VẬN TỐC TƯƠNG QUAN NGƯỢC CHIỀU chính là

TỔNG DƯƠNG CỦA 2 VẬN TỐC NẾU NGƯỢC CHIỀU
HIỆU DƯƠNG CỦA 2 VẬN TỐC NẾU CHÙNG CHIỀU

Các bác có cần giải thích gì nữa không ạ ?
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Mình trình F từ lúc chơi bóng bàn mới nghe vụ Giật bóng mà cho ra bóng xoáy xuống, bá đạo wá. Từ trước tới giờ chỉ biết và nghĩ Giật bóng là biến tướng của đánh đều. Cho bóng xoáy lên nhiều và tăng tốc độ hơn, tạo độ xung cho bóng. Còn tạo xoáy xuống thì chỉ có Cắt bóng hoặc dùng Gai phản xoáy. Tóm lại bá đạo wá....chắc phải hóng và học hỏi

".....Cách đây 66 năm, trên tờ tap chí Trung Bắc Chủ Nhật, số ra ngày 17.10.1943, nhà văn Đào Trinh Nhất (1950-1951), người chuyên viết về lịch sử, ký sự, đã có bài báo đề cập đến đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ sau khi đi Pháp về đã kể những “chuyện lạ nước ngoài” như:
Đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện), giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên) v.v." Vua kinh dị giao cho đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu:

- “Quy luật tự nhiên là nước chẩy xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt”. (theo Trung Bắc Chủ Nhật, 17.0.1943)...." http://lutheranvietnam.org/Sumang-Chitiet.aspx?NewsId=218

Cái không thể thường được xét trong một bối cảnh với các giả đề bất định, gọi là TIÊN ĐỀ, nếu bác bỏ bớt các TIÊN ĐỀ đi, thì bác sẽ có một BỐI CẢNH với GIẢ ĐỀ mới, mà những BẤT KHẢ sẽ trở thành THÔNG THƯỜNG

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI thực ra cũng được sinh ra từ việc loại bỏ các tiên đề của định lụât VẠN VẬT HẤP DẪN thôi ạ ;):D
 

hungtv2002

Đại Tá
anti, gai phản xoáy không cần đối giật mà nó cứ bạt sang là bóng có xu hướng rúc. mà chính xác là đánh sang thế có lẽ không phải đối giật nhỉ vì đối giật là phải giật lại khi đối phương giật sang
 
Lặn lội đọc được nửa topic bên bbsg.com trong topic của bác Theorist, có cãi nhau với VODANH và @bachikho , nhưng kết luận lại là
1. Cãi nhau chủ yếu là do lý thuyết không có cơ sở, mà thực hành thì thiên biến vạn hóa, về sau hòa cả làng, chả ai nói thêm, đọc lúc đầu thì thích, lúc sau thì chán, càng đọc càng ức chế

Em mở topic này ra để học, để chia sẻ và xin học hỏi, nhưng như luận điểm từ đầu thớt : LÝ THUYẾT nhé. Lý thuyết mà đúng, thì thực hành mới đúng (đúng cho 1.000 người và sai cho vài người, dị nhân, thế thì bỏ qua luôn, vì ta làm cái đúng của người thường, chứ không theo siêu nhân)

Những gì em bàn đến, không phải kiến thức của mình em, mà là em đi đọc được, copy được, nhưng không dẫn chiếu nhé, em lập luận lại từ đầu, đúng sai thế nào các bác góp ý, LÝ THUYẾT thôi nhé, ai không lý luận và vẽ hình được thì đừng dẫn chiếu thực tế, video, vì nếu ổn xong lý thuyết, chúng ta sẽ nói thực tế

Trình gà ham vui.[/QUOTE
dị nhân giật đối giật mới ra bóng xoáy xuống.cái này là phát minh của thế kỷ 50
 
Anti ( tiếng anh ) dịch ra là chống lại , đơn giản hiểu theo bóng bàn là phản xoáy , các bác oánh xoáy lên gặp unti kê lại thì thành xoáy xuống , các bác gò bóng nặng m gặp unti cắt lại là xoáy lên ( k tin các bác gò lại xem bóng có nổi lên và bị ăn bạt k ạ ), đơn giản thế thôi chứ k pải cứ anti là xoáy xuống , mà là do mình đánh xoáy gì thì unti nó phản lại xoáy ấy , ....
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Đã viết xong phần 2, nhưng các bác đều có vẻ đồng ý và muốn chuyển nhanh đến đoạn kết, bằng chứng là chả có bác nào có ý kiến về KỸ THUẬT mà toàn đặt câu hỏi, đánh quả này thế nào, quả kia thế nào, nên em coi như là đồng ý, viết tiếp.
Tổng quan về các yếu tố tác động giữa vợt và bóng
upload_2015-8-30_20-10-3.png

Bóng được quyết định bởi 3 loại góc:

1. Góc vung vợt / Góc đánh - màu xanh lá cây

2. Góc mở vợt / Góc vợt - màu vàng
Góc này, trông thì rất quan trọng, nhưng thực ra, do bóng là tròn hoàn hảo, và mặt vợt là mặt phẳng hoàn hảo, cho nên, với một điểm đặt của lực trên bóng (như điểm A hoặc B), thì có DUY NHẤT một góc vợt có thể đánh vào điểm bóng đó, và góc vợt đó chính là GÓC GIỮA TIẾP TUYẾN ĐƯỜNG TRÒN TẠI ĐIỂM A/B với MẶT PHẲNG NẮM NGANG.

Nói một cách khác, mặt vợt chính là mặt fẳng tiếp tuyến của hình cầu là bóng tại điểm tiếp xúc/tuyến là điểm chạm bóng (@gaumeo chuẩn không ?)


3. Góc trả xoáy của mặt vợt / Góc mút

2 góc trên chắc không cần giải thích rồi, riêng góc mút cần có giải thích:
GÓC MÚT là góc do mặt mút bám/ticky/stacky đặc thù riêng biệt tạo ra, càng bám thì góc mút càng nhỏ, như ở trên, mút có góc tương ứng với độ bám:

3.1. GÓC MÚT MÀU TÍM có độ bám cao nhất
3.2. GÓC MÚT MÀU ĐỎ có độ bám kém hơn
3.3. GÓC MÚT MÀU XANH COBAN có độ bám kém nhất
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
Anti ( tiếng anh ) dịch ra là chống lại , đơn giản hiểu theo bóng bàn là phản xoáy , các bác oánh xoáy lên gặp unti kê lại thì thành xoáy xuống , các bác gò bóng nặng m gặp unti cắt lại là xoáy lên ( k tin các bác gò lại xem bóng có nổi lên và bị ăn bạt k ạ ), đơn giản thế thôi chứ k pải cứ anti là xoáy xuống , mà là do mình đánh xoáy gì thì unti nó phản lại xoáy ấy , ....
Không hiểu, chú mang toán lớp 3 vào giảng ở trường đại học làm gì vậy nhỉ?
 

minhpro

Thượng Sỹ
Mình trình F từ lúc chơi bóng bàn mới nghe vụ Giật bóng mà cho ra bóng xoáy xuống, bá đạo wá. Từ trước tới giờ chỉ biết và nghĩ Giật bóng là biến tướng của đánh đều. Cho bóng xoáy lên nhiều và tăng tốc độ hơn, tạo độ xung cho bóng. Còn tạo xoáy xuống thì chỉ có Cắt bóng hoặc dùng Gai phản xoáy. Tóm lại bá đạo wá....chắc phải hóng và học hỏi
Bác không đánh gai bao h ah . Nếu giật bằng mặt gai khi bóng tới là xoáy lên chả thành xoáy xuống sao :)
 

Bình luận từ Facebook

Top