Topic đăng ký tham dự giải Hội CLB Bóng Bàn 2015!

khanhcfc

Thượng Tá
Danh sách đăng ký đội E –( CLB bóng bàn Kim Lan hà nội )

Tham dự giải 2 giải

Giải CLB hà nội 2015 và giải khởi động của CLB hà nội lần 2

Mẫu Áo đội đã chọn và để ở chỗ của hàng hải chọc rồi nhé

1/Nguyễn hùng Ca

2/Tôn tuấn Nguyên (đội trưởng) -ĐTDD 01659553664

3/Bạch ngọc Đức

4/Nguyễn thanmh Mậu

5/Trần quang Thành

6/Bùi đức Cử

7/Vũ hải Long

8/Nguyễn văn Chúc
 
BTC cho em đăng ký 1 đội hạng F mang tên là "ANH EM HÀ NAM" tạm thời 1 đội đã nếu thêm thì em sẽ đang ký tiếp ạ, thế đội em có còn được tặng áo không ạ?????
BTC xác nhận đội " ANH EM HÀ NAM" tham gia hạng F giải Hội CLB Bóng Bàn Hà Nội.
Theo danh sách 15 đội đăng ký sớm nhất sẽ nhận phần quà 10 áo thi đấu cho toàn thể đội nhé!
Xin chúc sức khỏe đội " ANH EM HÀ NAM" đã nhiệt tình tham gia vì phong trào ko quản đường xá xa xôi!
 

Bkhoa_Sport

Thiếu Uý
BTC cho em đăng ký 1 đội hạng F mang tên là "ANH EM HÀ NAM" tạm thời 1 đội đã nếu thêm thì em sẽ đang ký tiếp ạ, thế đội em có còn được tặng áo không ạ?????
Xin hỏi bác @MaLong_nd đội F mình có tham gia Giải Khởi Động cho mùa giải, chỉ gói gọn trong 2 ngày Thứ 7 & Chủ Nhật 14-15/3 này nữa ko?
Bác xem thông tin tại Thread:
"Giải Bóng Bàn Hội CLB Hà Nội lần thứ 2 - 2015!"
cùng ở trong Mục "Bóng bàn trong nước" nhé.

Mẫu Biên bản Trận đấu sưu tầm:
https://drive.google.com/file/d/0BzUauojuKzfrVnNTYWJROVZRbzg/view?usp=sharing

Lịch lượt về Hạng E Bảng B:
Lich Hang E Bang B.png
 
Last edited:
Chà, Giải này có vẻ hoành tráng thu hút nhiều đội tham dự quá nhể. Quảng bá cũng khá, bằng nhiều hình thức qua nhiều kênh thông tin, kể cả facebook và cả bên Diễn Đàn Bóng Bàn Sài Gòn nữa nè:



Chúc mừng BTC có nhiều tâm huyết vì phong trào.
BTC cám ơn sự nhiệt tình ủng hộ phong trào bóng bàn ngày càng phát triển!
 

Giang DoVan

Trung Sỹ
:D...bác cứ yên trí là chả ít hơn năm ngoái đâu :D...
@ducnm, @nhuan-anti, @sondien. @tuandat2006 , @Ohoaitai , @phantanyb :
Chắc ít nhiều cũng có thay đổi số lượng bác ạ. Theo đường link ở bài trên, vào trong Diễn đàn Bb Sài Gòn (bongbansaigon.com), thấy đã có 34 đội (quá nửa số đội DE của năm ngoái) đăng ký đánh bên HỘI CLB BỘ BÓNG BÀN HÀ NỘI rồi.
Kiểu này dễ 50/50 đây, nhưng như thế nghĩ cũng hay vì sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh theo hướng lành mạnh, các Btc sẽ phải quan tâm chu đáo hơn, thường xuyên hơn và kịp thời giải quyết khúc mắc hơn, không giống việc bỏ bễ lình sình như năm ngoái.

Chúng ta đi chơi, khi phong trào phát triển tích cực thì anh em ta được nhờ. hihi hi...
 
Last edited:

Thanh Trà

Moderator
Staff member
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM
CHO VĐV ĐẤU GIẢI DIỄN ĐÀN


Mặc dù topic đã lắng lại, nhưng do sau khi áp dụng cách tính điểm, tại một số diễn đàn địa phương, còn rất nhiều trường hợp điểm số của VĐV chưa phản ánh được trình độ thực tế của họ. Vì vậy, tôi cũng có một vài suy nghĩ ghi lại đây nếu khi chúng ta quay lại chủ đề thì cũng là đã từng có thêm 1 ý kiến.

Qua bảng điểm tổng kết những năm qua, thấy rằng có bộ phận không nhỏ số VĐV điểm ở hạng C hoặc D những năm gần đây có thể nói là “không xuống được”, mặc dù trình độ thực của họ là thấp hơn điểm. Cứ đầu mùa giải mới, họ muốn đăng ký hạng dưới để chơi cho vừa sức thì bị khước từ vì điểm số thuộc hạng trên.

Cách tính hiện nay dựa vào tỷ số thắng thua của trận đấu và sự chênh lệch điểm giữa 2 đối thủ, điều này thì mọi người đều hiển nhiên công nhận đó là cơ sở để quyết định người được điểm và người bị mất điểm cũng như mức độ điểm được và mất.

Nhưng cái gì đã gây ra tình trạng bất cập nêu ở trên vẫn cứ tồn tại? Qua thấy và biết được, tôi cho rằng nguyên do chính đẩy các VĐV rơi vào tình trạng như vậy là do có rất ít số trận tham gia trong giải đấu. Thậm chí họ chỉ có tên trong đội nhưng cả mùa giải không tham gia trận nào! Suy ngẫm lại thì thấy đúng là khi VĐV có quá ít trận thì làm sao điểm số đánh giá chính xác được trình độ của họ.

Ngoài ra, ngay trong việc lựa chọn áp dụng hệ số với các tình huống tỷ số thắng/thua cũng chưa được hợp lý cho lắm, nên nó cũng có thể góp phần làm cho điểm của VĐV chưa sát với trình độ. Với trận đấu 5 ván thắng 3, hiện nay áp dụng hệ số tính điểm là:
- Tỷ lệ thắng/thua 3/0: 1.5;
- Tỷ lệ thắng/thua 3/1: 1.2; và
- Tỷ lệ thắng thua 3/2: 0.8.
PP Bảng tính điểm cá nhân Hso Hnay.PNG


Câu hỏi đặt ra ở đây là:
- Tại sao tỷ số 3/0 là tỷ số thắng/thua tuyệt đối đáng ra nó cần phài có sự chênh lệch đáng kể so với hai tỷ số còn lại (3/1 và 3/2), nhưng ở đây nó gần với tỷ số 3/1, trong khi đó tỷ số 3/2 lại có sự cách biệt đáng kể so với hai tỷ số kia?

- Tại sao hệ số bằng 1.0 (tức là Phương án nguyên bản) ko được sử dụng? Phải chăng là sự lựa chọn từ trường hợp trận đấu 7 ván thắng 4, rồi bỏ đi phương án nguyên bản (trùng với phương án 4/2) của nó ko?
PP Bảng tính điểm cá nhân 4 cấp.PNG


Ngoài ra, qua đồ thị thì thấy sự chênh lệch của các phương án tỷ số cao nhất và thấp nhất là quá lớn. Chỉ là 1 hệ số điều chỉnh nhưng làm cho các hướng của đồ thị xa rời nhau và xa phương án trung tâm ngày càng lớn, làm mất đi ý nghĩa của phương pháp tính dựa vào chủ yếu vào khoảng cách điểm giữa hai VĐV.
Thực ra đường cong này là 1 đoạn thuộc dạng hàm Logistic có cận dưới và cận trên, sự khác nhau giữa các phương án là sự tịnh tiến ngang của hàm.
4. Dạng Logistic.PNG


Sơ bộ với các phân vân như vậy, tôi có đề xuất bổ sung là:

1. Mức chênh lệc điểm giữa 2 VĐV tối đa trong tính toán:

Chỉ cần lấy vượt khỏi mốc 200 thêm một khoảng là đủ, vì chúng ta đấu theo hạng mà trong hạng chênh max là 200, khoảng thêm được sử dụng chỉ khi đang trong giải có người vượt điểm của hạng. Nếu mở rộng quá, e rằng ko có trường hợp xảy ra mà đưa vào chỉ làm nặng máy tính.

Khoảng chênh điểm. .Điểm thắng/thua . Điểm thắng/thua
Giữa 2 VĐV . . . . . . . . . .Thuận . . . . . . . .Nghịch
-------------- .------------ .------------
. 0 – 14 . . . . . . 8. .. . . . . 8
.15 – 44 . . . . . . 6. . . . . . 11
.45 – 74 . . . . . . 5. . . . . . 15
.75 – 104. . . . . . 4. . . . . . 20
105 – 134. . . . . . 3. . . . . . 26
135 – 164. . . . . . 2. . . . . . 32
165 – 194. . . . . . 1. . . . . . 38
. 195+ . . . . . . . 0. . . . . . 44

3. PA Nguyên Bản (8).png


Đặc điểm của cách tính theo đường cong này là:

- Khi mức điểm giữa 2 VĐV tương đồng hoặc chênh lệch không nhiều, thì họ tranh giành nhau thắng/thua từ 6 đến 11 điểm;

- Trong mỗi trận đấu, đối thủ thắng được bao nhiêu điểm thì đối thủ thua bị trừ bấy nhiêu. Tổng điểm của số người chơi là không đổi, nó chỉ chuyển dịch từ người này sang người kia.

- Khi mức điểm chênh lớn:
. + Nếu VĐV cao điểm hơn thắng thì mức điểm giành được sẽ càng thấp khi mức chênh càng lớn, còn đối thủ thấp điểm hơn bị thua chỉ bị trừ cũng bằng số điểm thấp đó;
. + Nếu VĐV thấp điểm hơn thắng thì mức điểm giành được sẽ càng cao khi mức chếnh càng lớn, còn đối thủ cao điểm hơn bị thua sẽ bị trừ cũng bằng số điểm cao đó.

- Khi mức điểm chênh đầu vs cuối hạng (từ 195 điểm trở lên):
. + Trận đấu nếu thắng/thua ngược chiều (người thấp điểm thắng, người điểm cao thua) thì điều đó chứng tỏ người thấp điểm đang lên phong độ nhanh, hoặc người điểm cao đang bị tụt phong độ nhanh, hoặc là cả 2 như vậy. Do đó, sô điểm giành được của người thắng và điểm mất đi của người thua là ở mức max trong thang điểm, nên nó sẽ làm sự chênh lệch điểm giữa 2 VĐV một cách đáng kể;
. + Trận đấu nếu thắng/thua thuận chiều (người điểm cao thắng, người thấp điểm thua) thì kết cục đó là đương nhiên và trận đấu đó được xem là không có ý nghĩa giao tranh nữa. Chính vì, vậy người thắng chẳng thêm được điểm nào (hay +0 điểm); còn người thua cũng chẳng bị mắt đi điểm nào (hay -0 điểm).

Cũng chính từ đây, đó chính là dấu hiệu và là căn cứ để phân chia các VĐV vào các hạng khác nhau. Khi các VĐV thuộc nhóm có số điểm cao nhất chênh trên 200 điểm so với các VĐV thuộc nhóm có số điểm thấp nhất thì phải chuyển lên hạng và ngược lại, số có điểm thấp nhất phải chuyển xuống hạng. Ví dụ, đối với hạng C điểm trung bình là 1800, thì VĐV nào khi vượt 1900 sẽ được lên hạng B, còn VĐV nào tụt dưới 1700 phải xuống hạng D.

2. Lựa chọn điểm cộng/trừ điều chỉnh theo tỷ số trận:
Tùy quy định của giải, trận đấu là 7 thắng 4 hay trận đấu 5 thắng 3… nếu tỷ số thắng tuyệt đối (4/0, 3/0, thậm chí cả 2/0) là biểu hiện có sự khác biệt nhiều. Nên, điểm của trường hợp này cần phải có sự khác biệt so với các trận đấu diễn ra có tỷ số khác.

Như trên đã đánh giá, điểm trận đấu đã được điều chỉnh:
- Không phải là: Yi*K (Điểm chênh lệch khoảng cách giữa 2 VĐV x Hệ số theo tỷ số )
- Mà là: Yi + K*ΔYi (Điểm chênh lệch khoảng cách giữa 2 VĐV ± Điểm điều chỉnh theo tỷ số).
Tức là hệ số tính theo bước nhảy của hàm (ΔYi) ở vị trí đó, chứ không phải tính theo giá trị của hàm (Yi) tại vị trí đó.


Để giảm bớt phức tạp trong tính toán cho các thể thức đấu, gợi ý giá trị điểm điều chỉnh theo tỷ số (K*ΔYi) là:
a. Trận đấu 7 thắng 4:
PA 7sets.PNG


b. Trận đấu 5 thắng 3 (Dùng nhiều):
PA 5sets.PNG


3. Cần bổ sung tính điểm cho cả trận đôi
- Ngầm định cứ đánh đôi là bằng điểm nhau;
- Điểm cá nhân được/thua bằng 1/2 trận đơn thông thường.

4. Tính điểm tham gia cho từng vòng đấu
- Điểm tham gia ở đây có thể dương (cộng thêm khi xung trận) hoặc là âm (trừ đi khi ko đánh);

- Trong giải đấu quanh năm, nếu số đội trong mỗi bảng là chẵn thì vòng nào các đội cũng đều được đấu, nếu số đội trong bảng là lẻ thì tại mỗi vòng có một đội được nghỉ. Vì vậy, điểm tham gia của VĐV sẽ cần được tính cho tất cả các vòng của đội mình có lịch đấu;

- VĐV được cộng điểm cho mỗi trận tham gia (bất kể trận đơn hay đôi) trong tổng max 3 trận của mỗi vòng, hoặc bị trừ điểm trong mỗi trận ko tham gia trong tổng max 3 trận của vòng đấu. Cần tính tổng điểm cộng tham gia và tổng điểm trừ không đánh đủ số trận là bằng nhau, nên nó không làm thay đổi tổng số điểm chung của tất cả các VĐV trong cùng hạng cộng lại. Bảng tra sẵn:
Điểm Cộng Trừ Tham Gia.PNG


5. Minh họa format dưới dạng Excel
8. PP Bảng tính điểm cá nhân ct (8).png


6. Tính đến các giải quan trọng khác

- Trước mắt gợi ý chỉ tính giải đơn khi vào đến từ Tứ kết đến Trung kết. (Ko thích giải đồng đội ở các giải quan trọng khác vì các đội là sự hình thành tạm bợ, một VĐV trong giải này đánh ở đội này, rồi ở giải khác lại thấy đánh cho đội khác!).

- Số giải quan trọng ngoài giải diễn đàn là những giải quy mô lớn, có khả năng thu thập được dữ liệu. Hệ số điểm cho tỷ lệ thắng/thua cũng như điểm tham gia/thiếu vắng cần có sự nghiên cứu thêm nữa, trước mắt tạm thời có thể áp dụng tính theo công thức chung./.
 
Last edited:

chjck3n_pzo

Thượng Sỹ
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM
CHO VĐV ĐẤU GIẢI DIỄN ĐÀN


Mặc dù topic đã lắng lại, nhưng do sau khi áp dụng cách tính điểm, tại một số diễn đàn địa phương, còn rất nhiều trường hợp điểm số của VĐV chưa phản ánh được trình độ thực tế của họ. Vì vậy, tôi cũng có một vài suy nghĩ ghi lại đây nếu khi chúng ta quay lại chủ đề thì cũng là đã từng có thêm 1 ý kiến.

Qua bảng điểm tổng kết những năm qua, thấy rằng có bộ phận không nhỏ số VĐV điểm ở hạng C hoặc D những năm gần đây có thể nói là “không xuống được”, mặc dù trình độ thực của họ là thấp hơn điểm. Cứ đầu mùa giải mới, họ muốn đăng ký hạng dưới để chơi cho vừa sức thì bị khước từ vì điểm số thuộc hạng trên.

Cách tính hiện dựa vào tỷ số thắng thua của trận đấu và sự chênh lệch điểm giữa 2 đối thủ, điều này thì mọi người đều hiển nhiên công nhận đó là cơ sở để quyết định người được điểm và người bị mất điểm cũng như mức độ điểm được và mất.

Nhưng cái gì đã gây ra tình trạng bất cập nêu ở trên vẫn cứ tồn tại? Qua thấy và biết được, tôi cho rằng nguyên do chính đẩy các VĐV rơi vào tình trạng như vậy là do có rất ít số trận tham gia trong giải đấu. Thậm chí họ chỉ có tên trong đội nhưng cả mùa giải không tham gia trận nào! Suy ngẫm lại thì thấy đúng là khi VĐV có quá ít trận thì làm sao điểm số đánh giá chính xác được trình độ của họ.

Ngoài ra, ngay trong việc lựa chọn áp dụng hệ số với các tình huống tỷ số thắng/thua cũng chưa được hợp lý cho lắm, nên nó cũng có thể góp phần làm cho điểm của VĐV chưa sát với trình độ. Với trận đấu 5 ván thắng 3, hiện nay áp dụng hệ số tính điểm là:
- Tỷ lệ thắng/thua 3/0: 1.5;
- Tỷ lệ thắng/thua 3/1: 1.2; và
- Tỷ lệ thắng thua 3/2: 0.8.
View attachment 48517

Câu hỏi đặt ra ở đây là:
- Tại sao tỷ số 3/0 là tỷ số thắng/thua tuyệt đối đáng ra nó cần phài có sự chênh lệch đáng kể so với hai tỷ số còn lại (3/1 và 3/2), nhưng ở đây nó gần với tỷ số 3/1, trong khi đó tỷ số 3/2 lại có sự cách biệt đáng kể so với hai tỷ số kia?

- Tại sao hệ số bằng 1.0 (tức là Phương án nguyên bản) ko được sử dụng? Phải chăng là sự lựa chọn từ trường hợp trận đấu 7 ván thắng 4, rồi bỏ đi phương án nguyên bản (trùng với phương án 4/2) của nó ko?
View attachment 48518

Sơ bộ với các phân vân như vậy, tôi có đề xuất bổ sung là:

1. Mức chênh lệc điểm giữa 2 VĐV tối đa trong tính toán:

Chỉ cần lấy vượt khỏi mốc 200 thêm một khoảng là đủ, vì chúng ta đấu theo hạng mà trong hạng chênh max là 200, khoảng thêm được sử dụng chỉ khi đang trong giải có người vượt điểm của hạng. Nếu mở rộng quá, e rằng ko có trường hợp xảy ra mà đưa vào chỉ làm nặng máy tính.

Khoảng chênh điểm. . Điểm thắng/thua . . Điểm thắng/thua
Giữa 2 VĐV . . . . . . . . . . Thuận . . . . . . . . Nghịch
-------------- .------------ . ------------
. 0 – 15 . . . . . . 9 . .. . . . . 9
.16 – 47 . . . . . . 7 . . . . . . 12
.48 – 79 . . . . . . 5.3 . . . . . 16
.80 – 111. . . . . . 4 . . . . . . 21
112 – 143. . . . . . 3 . . . . . . 27
144 – 175. . . . . . 2 . . . . . . 33
176 – 207. . . . . . 1 . . . . . . 39
. 208+ . . . . . . . 0 . . . . . . 45



Đặc điểm của cách tính theo đường cong này là:

- Khi mức điểm giữa 2 VĐV tương đồng hoặc chênh lệch không nhiều, thì họ tranh giành nhau thắng/thua từ 7–12 điểm;

- Trong mỗi trận đấu, đối thủ thắng được bao nhiêu điểm thì đối thủ thua bị trừ bấy nhiêu. Tổng điểm của số người chơi là không đổi, nó chỉ chuyển dịch từ người này sang người kia.

- Khi mức điểm chênh lớn:
. + Nếu VĐV cao điểm hơn thắng thì mức điểm giành được sẽ càng thấp khi mức chênh càng lớn, còn đối thủ thấp điểm hơn bị thua chỉ bị trừ cũng bằng số điểm thấp đó;
. + Nếu VĐV thấp điểm hơn thắng thì mức điểm giành được sẽ càng cao khi mức chếnh càng lớn, còn đối thủ cao điểm hơn bị thua sẽ bị trừ cũng bằng số điểm cao đó.

- Khi mức điểm chênh trên 200 (từ 208 điểm trở lên):
. + Trận đấu nếu thắng/thua ngược chiều (người thấp điểm thắng, người điểm cao thua) thì điều đó chứng tỏ người thấp điểm đang lên phong độ nhanh, hoặc người điểm cao đang bị tụt phong độ nhanh, hoặc là cả 2 như vậy. Do đó, sô điểm giành được của người thắng và điểm mất đi của người thua là ở mức max trong thang điểm, nên nó sẽ làm sự chênh lệch điểm giữa 2 VĐV một cách đáng kể;
. + Trận đấu nếu thắng/thua thuận chiều (người điểm cao thắng, người thấp điểm thua) thì kết cục đó là đương nhiên và trận đấu đó được xem là không có ý nghĩa giao tranh nữa. Chính vì, vậy người thắng chẳng thêm được điểm nào (hay +0 điểm); còn người thua cũng chẳng bị mắt đi điểm nào (hay -0 điểm).

Cũng chính từ đây, đó chính là dấu hiệu và là căn cứ để phân chia các VĐV vào các hạng khác nhau. Khi các VĐV thuộc nhóm có số điểm cao nhất chênh trên 200 điểm so với các VĐV thuộc nhóm có số điểm thấp nhất thì phải chuyển lên hạng và ngược lại, số có điểm thấp nhất phải chuyển xuống hạng. Ví dụ, đối với hạng C điểm trung bình là 1800, thì VĐV nào khi vượt 1900 sẽ được lên hạng B, còn VĐV nào tụt dưới 1700 phải xuống hạng D.

2. Lựa chọn hệ số tính điểm theo tỷ số trận:
Tùy quy định của giải, trận đấu là 5 thắng 3 hay trận đấu 7 thắng 4… nếu tỷ số thắng tuyệt đối (3/0 hoặc 4/0, thậm chí cả 2/0) là biểu hiện của một khía cạnh có sự khác biệt trình độ rất nhiều. Chính vì vậy, hệ số điểm đối với trường hợp này rõ ràng cần phải có sự khác biệt hơn so với các trận đấu diễn ra có tỷ số khác. Gợi ý hệ số tính:

a. Trận đấu 7 thắng 4:
- Tỷ số 4/0: 1.5
- Tỷ số 4/1: 1.2
- Tỷ số 4/2: 1.0
- Tỷ số 4/3: 0.8
View attachment 48519

b. Trận đấu 5 thắng 3 (Dùng nhiều):
- Tỷ số 3/0: 1.3
- Tỷ số 3/1: 1.0
- Tỷ số 3/2: 0.8
View attachment 48520

c. Trận đấu 3 thắng 2 (Hiếm dùng):

- Tỷ số 2/0: 1.3
- Tỷ số 2/1: 1.0
View attachment 48521

3. Cần bổ sung tính điểm cho cả trận đôi
- Ngầm định cứ đánh đôi là bằng điểm nhau;
- Điểm cá nhân được/thua bằng 1/2 trận đơn thông thường.
4. Tính điểm tham gia cho từng vòng đấu
- Điểm tham gia ở đây có thể dương (cộng thêm khi xung trận) hoặc là âm (trừ đi khi ko đánh);

- Trong giải đấu quanh năm, nếu số đội trong mỗi bảng là chẵn thì vòng nào các đội cũng đều được đấu, nếu số đội trong bảng là lẻ thì tại mỗi vòng có một đội được nghỉ. Vì vậy, điểm tham gia của VĐV sẽ cần được tính cho tất cả các vòng của đội mình có lịch đấu;

- VĐV được cộng 1.5 điểm cho mỗi trận tham gia (bất kể trận đơn hay đôi) trong tổng max 3 trận của mỗi vòng, hoặc bị trừ 1 điểm trong mỗi trận ko tham gia trong tổng max 3 trận của vòng đấu. (1 đội tối thiểu 4 VĐV đều được đánh cả 3 trận, tuy nhiên trung bình 1 đội thường khoảng 6 VĐV cho nên ước lượng tổng điểm cộng tham gia và tổng điểm trừ không đánh đủ số trận là bằng nhau, nên nó không làm thay đổi tổng số điểm chung của tất cả các VĐV trong cùng hạng cộng lại).

5. Minh họa format dưới dạng Excel
View attachment 48527


6. Tính đến các giải quan trọng khác

- Trước mắt gợi ý chỉ tính giải đơn khi vào đến từ Tứ kết đến Trung kết. (Ko thích giải đồng đội ở các giải quan trọng khác vì các đội là sự hình thành tạm bợ, một VĐV trong giải này đánh ở đội này, rồi ở giải khác lại thấy đánh cho đội khác!).

- Số giải quan trọng ngoài giải diễn đàn là những giải quy mô lớn, có khả năng thu thập được dữ liệu. Hệ số điểm cho tỷ lệ thắng/thua cũng như điểm tham gia/thiếu vắng cần có sự nghiên cứu thêm nữa, trước mắt tạm thời có thể áp dụng tính theo công thức chung./.
Bác tính hay quá.. Nhưng tính e máy móc lắm tại sao không để tổng điểm là hằng số luôn vậy bác.. Mỗi khi có người bị trừ bao nhiêu điểm thì sẽ có người được nhận bấy nhiêu điểm.. Đến lúc hết giải muốn kiểm tra chỉ cần so sánh tổng điểm lúc bắt đầu và kết thúc.. Chính xác tuyệt đối thì sẽ có sai số bằng0 thôi hihi..
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Bác tính hay quá.. Nhưng tính e máy móc lắm tại sao không để tổng điểm là hằng số luôn vậy bác.. Mỗi khi có người bị trừ bao nhiêu điểm thì sẽ có người được nhận bấy nhiêu điểm.. Đến lúc hết giải muốn kiểm tra chỉ cần so sánh tổng điểm lúc bắt đầu và kết thúc.. Chính xác tuyệt đối thì sẽ có sai số bằng0 thôi hihi..
1. Đúng là điểm thắng/thua là một hằng số thì quá đơn giản trong ghi chép cập nhật, tính toán và kiểm tra. Nó cũng giống trường hợp khi đến vùng cao mua gà là cứ mỗi con 100 ngàn/1con. Bất kể là người mua trước hay người mua sau, là con to hay con nhỏ chỉ cùng 1 giá - như vậy đơn giải cho cả người bán và cũng đơn giản cho cả người mua không phải suy nghĩ so sánh và mất công tính toán chi tiết nặng nhẹ làm gì.

Nếu điểm số có được không làm mục đích để phân chia hạng (ABCDE) mà chỉ là điểm ghi công đi đánh và phản ánh số trận đã từng đánh được và thua thì áp dụng đơn giản như trên là hay nhất.

Nhưng nếu để đánh giá xếp điểm và để phân hạng trình độ chính xác hơn thì cần phải chi tiết thêm, qua xem xét thì chia khoảng chênh lệch điểm giữa hai đối thủ có ảnh hưởng đáng kể.

2. Lấy ví dụ để dễ hình dung là:
- Một đối thủ cao hơn có điểm số thuộc C đánh với
- Một đối thủ (thấp hơn) có điểm số thuộc D.

Kết quả thuận là đối thủ cao thắng đối thủ thấp, ta sẽ thấy như vầy:
- Đối thủ cao:
. + Nếu điểm thắng thua là 1 hằng số: Mặc dù đấu với đối thủ ít điểm hơn nhiều, nhưng vẫn được 1 số điểm như vậy. Rồi tương tự gặp các đối thủ như thế, làm điểm số của anh/chị ta tăng lên liên tục, kết quả cuối đợt đối thủ cao có được một số điểm cao hơn trước nhiều và có thể bằng cả số điểm của hạng B. Như vậy, điểm số anh/chị ta lúc này là ko phản ánh được đúng trình độ hạng thực của mình.
.+ Nếu điểm thắng ko phải là hằng số: Khi này, các trận thắng của anh/chị ta, điểm cộng bị giảm xuống chỉ còn 0 điểm. Điều đó nói rằng, các trận thắng của anh/chị ta chưa chứng minh là do trình độ đã tăng lên.

- Đối thủ thấp hơn:
. + Nếu điểm thua là 1 hằng số: Anh/chị ta trình độ vẫn vậy, nhưng đấu với đối thủ cao hơn quá nhiều nên thua bị trừ, rồi kết cục điểm bị tụt xuống sang hạng dưới.
. + Nếu điểm thua ko phải là hằng số: Điểm trừ mỗi trận lúc này giảm xuống chỉ là 0 điểm, nên điểm số anh/chị ta đã có vẫn giữ được hạng, các trận thua này chưa chứng minh được phong độ anh/chị ta bị giảm tới mức phải tụt hạng.

3. Khi bài toán trở nên phức tạp hơn, thì công nghệ máy móc của thời đại dùng để hỗ trợ trong việc tính toán và quản lý được hiệu quả là điều cần thiết và đáng ứng dụng, chứ ko phải "máy móc" chỉ còn có nghĩa là "máy móc" nữa. He.he.he...
 

chjck3n_pzo

Thượng Sỹ
1. Đúng là điểm thắng/thua là một hằng số thì quá đơn giản trong ghi chép cập nhật, tính toán và kiểm tra. Nó cũng giống trường hợp khi đến vùng cao mua gà là cứ mỗi con 100 ngàn/1con. Bất kể là người mua trước hay người mua sau, là con to hay con nhỏ chỉ cùng 1 giá - như vậy đơn giải cho cả người bán và cũng đơn giản cho cả người mua không phải suy nghĩ so sánh và mất công tính toán chi tiết nặng nhẹ làm gì.

Nếu điểm số có được không làm mục đích để phân chia hạng (ABCDE) mà chỉ là điểm ghi công đi đánh và phản ánh số trận đã từng đánh được và thua thì áp dụng đơn giản như trên là hay nhất.

Nhưng nếu để đánh giá xếp điểm và để phân hạng trình độ chính xác hơn thì cần phải chi tiết thêm, qua xem xét thì chia khoảng chênh lệch điểm giữa hai đối thủ có ảnh hưởng đáng kể.

2. Lấy ví dụ để dễ hình dung là:
- Một đối thủ cao hơn có điểm số thuộc C đánh với
- Một đối thủ (thấp hơn) có điểm số thuộc D.

Kết quả thuận là đối thủ cao thắng đối thủ thấp, ta sẽ thấy như vầy:
- Đối thủ cao:
. + Nếu điểm thắng thua là 1 hằng số: Mặc dù đấu với đối thủ ít điểm hơn nhiều, nhưng vẫn được 1 số điểm như vậy. Rồi tương tự gặp các đối thủ như thế, làm điểm số của anh/chị ta tăng lên liên tục, kết quả cuối đợt đối thủ cao có được một số điểm cao hơn trước nhiều và có thể bằng cả số điểm của hạng B. Như vậy, điểm số anh/chị ta lúc này là ko phản ánh được đúng trình độ hạng thực của mình.
.+ Nếu điểm thắng ko phải là hằng số: Khi này, các trận thắng của anh/chị ta, điểm cộng bị giảm xuống chỉ còn 0 điểm. Điều đó nói rằng, các trận thắng của anh/chị ta chưa chứng minh là do trình độ đã tăng lên.

- Đối thủ thấp hơn:
. + Nếu điểm thua là 1 hằng số: Anh/chị ta trình độ vẫn vậy, nhưng đấu với đối thủ cao hơn quá nhiều nên thua bị trừ, rồi kết cục điểm bị tụt xuống sang hạng dưới.
. + Nếu điểm thua ko phải là hằng số: Điểm trừ mỗi trận lúc này giảm xuống chỉ là 0 điểm, nên điểm số anh/chị ta đã có vẫn giữ được hạng, các trận thua này chưa chứng minh được phong độ anh/chị ta bị giảm tới mức phải tụt hạng.

3. Khi bài toán trở nên phức tạp hơn, thì công nghệ máy móc của thời đại dùng để hỗ trợ trong việc tính toán và quản lý được hiệu quả là điều cần thiết và đáng ứng dụng, chứ ko phải "máy móc" chỉ còn có nghĩa là "máy móc" nữa. He.he.he...
Ý của e không phải như vậy rồi.. Vd hằng số ở đây là điểm của vđv A+B+C+.. +Z = hằng số chứ.. Kiểu bảo toàn điểm số chứ không có điểm nào tự nhiên được cộng thêm cũng như bị mất đi. Còn hệ số bác đưa ra thì hợp lý r. Nhưng e thấy lý thuyết đó chưa áp dụng thì cũng chưa ra được vấn đề :))
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Ý của e không phải như vậy rồi.. Vd hằng số ở đây là điểm của vđv A+B+C+.. +Z = hằng số chứ.. Kiểu bảo toàn điểm số chứ không có điểm nào tự nhiên được cộng thêm cũng như bị mất đi. Còn hệ số bác đưa ra thì hợp lý r. Nhưng e thấy lý thuyết đó chưa áp dụng thì cũng chưa ra được vấn đề :))
Tổng điểm của tất cả các VĐV trong Bảng thì trước và sau vẫn không thay đổi mà:
... Đặc điểm của cách tính theo đường cong này là:
- Trong mỗi trận đấu, đối thủ thắng được bao nhiêu điểm thì đối thủ thua bị trừ bấy nhiêu. Tổng điểm của số người chơi là không đổi, nó chỉ chuyển dịch từ người này sang người kia.
Chắc là bạn chưa xem kỹ thôi. Ý tưởng là:
- Khi thắng/thua thuận (người cao điểm thắng người thấp điểm) thì người được và mất cùng 1 giá trị (số điểm) nhưng càng ít điểm khi khoảng cách càng nhiều;
- Khi thắng/thua nghịch (người thấp điểm thắng người cao điểm) thì người được và mất vẫn cùng 1 giá trị (số điểm) nhưng càng cao điểm khi khoảng cách càng nhiều.

Như vậy, điểm chỉ xê dịch từ người này sang người kia (nếu thắng thuận thì xê dịch ít, thắng nghịch thì xê dịch nhiều) nên không làm thay đổi tổng số điểm chung của tất cả toàn bộ A+B+C+...Z tham gia trong Bảng/Hạng đó.

Ví dụ Ứng với nhóm:

15-44 thuận (6) - nghịch (11)
được hiểu là:
- Thắng thuận: người thắng được 6; người thua mất 6.
- Thắng nghịch: người thắng được 11; người thua mất 11.
Tổng điểm không thay đổi.

105-134 thuận (3) - nghịch (26)
được hiểu là:
- Thắng thuận: người thắng được 3; người thua mất 3.
- Thắng nghịch: người thắng được 26; người thua mất 26.
Như vậy tổng số điểm là ko thay đổi mà.

Nhóm 195+ thuận (0) - nghịch (44)
được hiểu là:
- Thắng thuận: người thắng được 0; người thua mất 0.
- Thắng nghịch: người thắng được 44; người thua mất 44.
Như vậy tổng số điểm là ko thay đổi mà.
 
Last edited:

chjck3n_pzo

Thượng Sỹ
Cách này khá chuẩn ở vòng bảng.. Còn những vòng sau nếu muốn tiếp tục tính điểm thì e nghĩ nên có thêm yếu tố tính chất trận đấu.. Nếu chênh lệch quá lớn nhưng vô địch thì vẫn phải có ý nghĩa chứ bác .
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Cách này khá chuẩn ở vòng bảng.. Còn những vòng sau nếu muốn tiếp tục tính điểm thì e nghĩ nên có thêm yếu tố tính chất trận đấu.. Nếu chênh lệch quá lớn nhưng vô địch thì vẫn phải có ý nghĩa chứ bác .
Ý của bạn đúng đấy, trong giới hạn của bài mình mới chỉ nêu một số điểm là thấy cần lưu ý trong PP tính toán thôi chưa đề cập được chi tiết hết tất cả. Nếu bạn có ý tưởng, sáng kiến gì thì đưa ra cùng bàn để bổ sung cho phương án được hoàn thiện hơn.

Vậy theo bạn, từ các vòng loại trực tiếp chúng ta nên tính như thế nào, bổ sung yếu tố nào và cộng trừ ra sao để giải quyết vấn đề "Nếu chênh lệch quá nhưng vô địch thì vẫn phải có ý nghĩa" ?

Còn tôi để diễn giải thì có thể bị dài dòng nhưng tóm lại ý thì gồm:

- Vô địch là trận thắng có tính đồng đội;

- Vào đến trung kết, thông lệ là ngang tài ngang sức, nên điểm thắng giành được là khá cao, kể cả nếu chênh lệch nhiều giành được ít điểm thì cũng chả sao. Vì vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo toàn tổng điểm, và khi vào đến Trung kết đã hơn điểm tham gia khá nhiều rồi.

- Khi bước vào tứ kết, người trong đội tham gia trung bình là 2 trận, max là 3 trận. Chỉ cần lấy trung bình tham gia 2 trận thì điểm tham gia là 3 điểm, trong khi các vđv các đội bị dừng lại thì mỗi người bị trừ 3 điểm. Nghĩa là bình quân là hơn 6 điểm rồi.

Đến Bán kết lại hơn:
.+ 12 điểm so với đội dừng ở vòng bảng;
.+ 6 điểm với đội dừng ở Tứ kết.

Đến Trung kết lại hơn:
.+ 18 điểm so với đội dừng ở vòng bảng;
.+ 12 điểm so với đội dừng ở tứ kết;
.+ 6 điểm so với đội dừng ở bán kết (nếu đồng giải 3).

Nó cũng có nghĩa là Thắng được điểm cao, nhưng không phải giành từ đối thủ của mình ở trận trung kết. Còn nếu giành điểm từ đối thủ để Vô địch có điểm cao, tức là người thua ở trận trung kết bị trừ khá nhiều điểm dẫn đến khả năng thiệt hơn cả người dừng lại ở những vòng trước.

Ở bài trên nói điểm cộng tham gia, và trừ thiếu vắn tương ứng là +1,5 và -1 là chỉ sơ bộ ước lượng. Cần phải tính chính xác nếu tham gia được 1.5 thì tổng số điểm cộng tham gia của toàn mùa giải là bao nhiêu. Trên cơ sở tổng số vđv tham gia tính ra số trận phải trừ và số điểm bị trừ mỗi trận ko tham gia đảm bảo tổng số điểm bị trừ này bằng tổng số điểm cộng tham gia.
 
Last edited:

chjck3n_pzo

Thượng Sỹ
E nghĩ đơn giản là chỉ lấy phần chênh lệch của vđv tham gia thi đấu và vđv không tham gia là +1,5 hay -1 để lấy ra điểm dư.. Điểm dư đó sẽ là phần bonus cho các vđv vòng loại trực tiếp tuỳ theo tính chất.. Vd thắng tứ kết sẽ +5, thắng bán kết +10, thắng chung kết +20.. Điểm các vđv trong đội không đi tiếp nên được bảo toàn đến lượt thi đấu cuối cùng.. Điểm vđv trog các đội đi tiếp sẽ vẫn biến đổi theo quy luật đến trận cuối cùng.. Còn muốn điểm dư vưa đủ thì e nghĩ nên tính toán số trận đấu sẽ diễn ra cùng số lượng vđv để đưa ra điểm + hay - cho các vđv tham gia hoặc bỏ thi đấu.. Pp này của e sẽ bị thất bại nếu như ko có điểm nào bị trừ đi đồng nghĩa với việc không có vđv nào được nghỉ thi đấu dù chỉ 1 trận ^^
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
E nghĩ đơn giản là chỉ lấy phần chênh lệch của vđv tham gia thi đấu và vđv không tham gia là +1,5 hay -1 để lấy ra điểm dư.. Điểm dư đó sẽ là phần bonus cho các vđv vòng loại trực tiếp tuỳ theo tính chất.. Vd thắng tứ kết sẽ +5, thắng bán kết +10, thắng chung kết +20.. Điểm các vđv trong đội không đi tiếp nên được bảo toàn đến lượt thi đấu cuối cùng.. Điểm vđv trog các đội đi tiếp sẽ vẫn biến đổi theo quy luật đến trận cuối cùng.. Còn muốn điểm dư vưa đủ thì e nghĩ nên tính toán số trận đấu sẽ diễn ra cùng số lượng vđv để đưa ra điểm + hay - cho các vđv tham gia hoặc bỏ thi đấu..
Hay đấy bạn ạ. Về bản chất thì bonus nó cũng là lấy chung từ toàn bộ của số người ko tham gia bị trừ điểm nhỉ.
Nếu hết vòng, bảo toàn điểm cho các đội dừng lại thì phần trừ đi mỗi trận cần nhích thêm 1 chút phải ko bạn.
Xem ra bạn cũng rất quan tâm chung cho cách tính điểm của diễn đàn. Cám ơn bạn đã vào cùng chia sẻ nhé.
 

chjck3n_pzo

Thượng Sỹ
E chỉ rảnh rỗi vậy nên mơi ra mấy phương pháp đó thôi chứ có gì mà đóng góp vs cống hiến đâu..
Cái này diễn đan chả thiếu chuyên gia để điều hành giải nên e chỉ coi như đang giải trí hay xả stress thôi.. Còn nếu thật sự bác coi trọng vấn đề này.. Bác nên chuyển sang hẳn thớt mới để thêm nhiều ý kiến thì mới giá trị đó ạ ^^.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
E chỉ rảnh rỗi vậy nên mơi ra mấy phương pháp đó thôi chứ có gì mà đóng góp vs cống hiến đâu..
Cái này diễn đan chả thiếu chuyên gia để điều hành giải nên e chỉ coi như đang giải trí hay xả stress thôi.. Còn nếu thật sự bác coi trọng vấn đề này.. Bác nên chuyển sang hẳn thớt mới để thêm nhiều ý kiến thì mới giá trị đó ạ ^^.
Nơi nào có nhu cầu, cởi mở trao đổi và lắng nghe tiếp thu ý kiến thì tham gia mới thấy hào hứng bạn ạ, mình cũng có post tại bongbansaigon.com tại đây nè:
http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/60/

Ở đây, mình biết cả thư mục này, chỉ có một vài topic có ghim phía trên (chắc có cái quan hệ "tốt") khi post bài nó mới hiện tít lên đầu trang mặt chính diễn đàn. Còn toàn bộ các bài thông tin thông thường về BÓNG BÀN TRONG NƯỚC bị dìm xuống rồi, không nổi lên được. Cho nên mình đặt ở đây, trước mắt chỉ nhằm mục đích lưu là chính thôi, vì đưa ra ý kiến chưa chắc đã có người nghe đâu, bạn ạ.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top