Hội chứng Ống cổ tay – bệnh của người chơi bóng bàn

thaythuydn

Đại Tá
Thầy ơi nghỉ chơi vài tháng là xong luôn bóng bàn đó ah! Đã có tình yêu với bóng trở thành đam mê thì bỏ 3 ngày cũng khó chứ Thầy bảo vài tháng! Quan trọng bị bệnh phải chữa nhưng cũng phải xem lại động tác và cách đánh bóng thầy nhỉ!/
Không nen đánh các động tác ngược nhau ví dụ đánh tấn công 2 càn giật trái và giật phải Còn uống thuốc chỉ giảm đau tạm thời và điều trị triệu chứng chứ không phải gốc Nên kết hợp vật lý trị liệu Nên nghĩ một thời gian Đừng tiếc sẽ khó chữa và bệnh kéo dài Không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau Hôm nay là trong ngày thuốc 27/2 bạn phải nghe mình vì hôm
nay mình là Đại tá Bác sĩ chứ không phải là đại tá thường Hehehe
 

thaythuydn

Đại Tá
hay quá anh em bóng bàn có 1 nữ bác sĩ thể thao thế này thì yên tâm tập luyện rồi, bác sĩ có mở phòng khám tư không vậy????
Khi đánh không nên gồng người Muốn vậy đừng đặt nặng việc ăn thua Xem như mình thua họ đi
 

Cuongngoquyen

Trung Uý
Lẽ ra bài này em post trong Topic: Hội chứng Ống cổ tay – bệnh của người chơi bóng bàn

Tuy nhiên em nghĩ nên Post riêng 1 bài về cách chữa và phòng ngừa để các bác đọc cụ thể hơn mà không bị lẫn. Bài viết hơi dài vì em không biết nên cắt bỏ đoạn nào nên các bác thông cảm :D

Xin chú ý là thông tin này do em sưu tầm được (có dẫn nguồn). Các thông tin này các bác nên tham khảo là chính. Bác nào đau quá vẫn nên đi khám bác sĩ cho an toàn và đúng bệnh.

Thường mọi người chơi trên bàn bóng bàn lúc hăng và tập trung thường chơi liền mấy tiếng. Như vậy cổ tay, các khớp và cơ đều không được nghỉ ngơi, rất dễ ảnh hưởng và mắc bệnh Ống cổ tay này. Nên sau khi chơi khoảng 1 - 2 tiếng các bác nên nghỉ ngơi tí, khoảng 10 phút và xoa bóp bấm huyệt bàn tay, cổ tây và cẳng tay.

Nếu bác nào mới bị đau thì em nghĩ thử dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt này trước (các bác có thể đến các viện đông y rồi sau biết huyệt thì tự ấn cũng được).

Phương pháp Xoa bóp điều trị hội chứng ống cổ tay

Xoa bóp - bấm huyệt sử dụng áp lực tác động lên các huyệt giúp kiểm soát cơn đau, làm giảm căng thẳng và viêm.

Bấm huyệt bắt đầu với áp lực nhẹ nhàng và tăng dần lực nhưng không gây đau. Tác động vào các huyệt ở vùng cổ tay, cẳng tay: Hợp cốc, Thái uyên, Đại lăng, Thần môn, Liệt khuyết, Nội quan...
(Hình ảnh minh họa cho 1 số huyệt ở cuối bài viết)

Quy trình như sau:

Người bệnh ngồi, thầy thuốc đứng sau lưng người bệnh phía bên tay cần xoa bóp.

Hoặc người bệnh nằm, thầy thuốc ngồi hoặc đứng cạnh bên tay cần xoa bóp.

*****Xoa bóp ngón tay

Bóp nắn cơ khớp ngón tay: bóp nắntừ đầu ngón tay đến gốc ngón tay người bệnh.

Day kéo các ngón: dùng hai ngón day kéo các ngón.

Vê ngón tay: dùng 2 ngón tay đặt vào khớp đốt ngón tay di chuyển theo theo 2 chiều ngược nhau.

Vờn: 2 tay ôm lấy ngón tay di chuyển theo chiều ngược nhau.

Vận động khớp ngón tay: quay, dang, khép, gập, duỗi, và kéo giãn ngón tay.

- Quay ngón tay: dùng ngón 1 và 2 của tay trái thầy thuốc giữ đốt bàn ngón tay cần được quay, ngón 1 và 2 của bàn tay phải giữ đầu ngón tay cần được quay; sau đó quay theo xuôi và ngược chiều kim đồng hồ.

- Dang ngón tay: lấy ngón 3 bàn tay bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ gần ngón 3 đưa ra xa là dang ngón tay.

- Khép ngón tay: lấy ngón 3 bàn tay bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ xa đưa lại gần ngón 3 là khép ngón tay.

- Gập ngón tay: các ngón tay càng xa tư thế 0 là gập, nghĩa là các ngón tay co hướng vào lòng bàn tay.

- Duỗi ngón tay: các ngón tay càng gần tư thế 0 là duỗi, nghĩa là các ngón tay thẳng ra hướng vào lưng bàn tay.

- Kéo giãn ngón tay: dùng 2 ngón tay của thầy thuốc kẹp ngón tay bệnh nhân ở giữa, kéo mạnh xuôi theo ngón, có thể nghe tiếng kêu.

*******Xoa bóp bàn tay

Lòng bàn tay:

Xoa lòng bàn tay: để bàn tay người được xoa bóp ở giữa hai bàn tay thầy thuốc: và xoa lòng bàn tay.

Ấn lòng bàn tay: dùng hai ngón cái luân phiên ấn lòng bàn tay.

Day lòng bàn tay: dùng mô ngón cái, útcủa thầy thuốc để day lòng bàn tay.

Miết các kẽ xương lòng bàn tay: dùng 2 ngón cái miết vào các kẽ xương luân phiên nhau.

Mu bàn tay:

Xoa lưng bàn tay: để bàn tay người được xoa bóp ở giữa hai bàn tay thầy thuốc: xoa lưng bàn tay.

Miết các kẽ xương lưng bàn tay: dùng ngón cái miết vào các kẽ xương luân phiên nhau ở kẽ xương bàn của ngón tay.

Day kẽ các xương đốt bàn ngón: dùng đầu ngón cái day kẽ các xương đốt bàn ngón.

Tìm điểm đau và day điểm đau ở bàn tay: chú ý cự án hay thiện án.

Ấn day huyệt: Hợp cốc, Dương khê, Dương trì, Đại lăng, Thái uyên, Lao cung…

Vận động khớp cổ tay: quay, gập, duỗi, nghiên trụ, nghiên quay cổ tay.

- Quay cổ tay: một bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo chiều xuôi và / hoặc ngược với kim đồng hồ.

- Gập cổ tay: một bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía lòng bàn tay.

- Duỗi cổ tay: một bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía lưng bàn tay.

- Nghiêng trụ: một bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía xương trụ (ngón 5) bàn tay.

- Nghiêng quay: một bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía xương quay (ngón 1) bàn tay.


*****Xoa bóp cẳng tay:

Bóp nắn cơ theo nhóm ở cẳng tay: tay người được xoa bóp đặt trên giường thoải mái, cơ mềm thầy thuốc bóp nắn cơ theo từng nhóm cơ ở cẳng tay mặt trong và mặt ngoài.

Nhào cơ: nhào cơ theo vùng và nhóm cơ cẳng tay.

Day mặt trước cẳng tay: dùng ngón cái day mặt trước cẳng tay theo hai đường trong, ngoài.

Day mặt sau cẳng tay: dùng ngón cái day mặt sau cẳng tay theo hai đường trong, ngoài.

Day cơ cánh tay - quay: dùng hai ngón day cơ cánh tay - quay (mặt ngoài cẳng tay).

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Ấn day huyệt: Khúc trì, Thủ tam lý, Thiên lịch, Nội quan, Thông lý, Thần môn,Ngoại quan…

Vận động khớp khuỷu tay: một bàn tay của thầy thuốc giữ bàn tay của người bệnh sao cho ngón cái bàn tay thầy thuốc để ở lưng bàn tay người bệnh và ngón 2 và 3 thầy thuốc kẹp ngón cái người bệnh ở giữa tay kia thầy thuốc giữ phía dưới khuỷu tay người bệnh cố định khuỷu tay và di chuyển cẳng tay theo hướng gập, duỗi, sấp ngửa cẳng tay.

Thời gian một lần xoa bóp bấm huyệt là 30 phút: bàn tay 10 phút; vùng cổ tay 10 phút; vùng cẳng tay, khuỷu tay 10 phút. Phương pháp xoa bóp là tả: làm nhanh mạnh và thời gian ngắn, mỗi vùng 10 phút.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
(báo sức khỏe đời sống)

Một số huyệt cơ bản:



Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp điều trị như uống thuốc hay tiêm thuốc, nẹp cổ tay và phẫu thuật. Với các phương pháp này các bác nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ ạ

Chúc các bác sức khỏe và niềm vui
Cảm ơn nữ bác sĩ nhé. Mình đang bị đau cổ tay. Về sẽ làm thử theo cách của bác sĩ. Hj
 

drsan

Thượng Tá
Không nen đánh các động tác ngược nhau ví dụ đánh tấn công 2 càn giật trái và giật phải Còn uống thuốc chỉ giảm đau tạm thời và điều trị triệu chứng chứ không phải gốc Nên kết hợp vật lý trị liệu Nên nghĩ một thời gian Đừng tiếc sẽ khó chữa và bệnh kéo dài Không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau Hôm nay là trong ngày thuốc 27/2 bạn phải nghe mình vì hôm
nay mình là Đại tá Bác sĩ chứ không phải là đại tá thường Hehehe
Xin chào thầy Thuỵ! Có lẽ theo quan điểm của em, đã lập topic về y học trong thể thao để giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm điều trị các bệnh lý liên quan để thể thao (hẹp hơn là bóng bàn) thì tốt nhất anh em trong diễn đàn nêu đầy đủ triệu chứng về bệnh của mình, đã khám chẩn đoán là gì, sử dụng thuốc gì... khi đó những bạn có chuyên ngành về y sẽ giúp đỡ một cách cụ thể và chính hơn!
Em cũng là một bác sĩ, nhưng không nằm trong quân đội nên không có Đại tá như thầy. hihi
 

anhle91

Trung Sỹ
Xin chào thầy Thuỵ! Có lẽ theo quan điểm của em, đã lập topic về y học trong thể thao để giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm điều trị các bệnh lý liên quan để thể thao (hẹp hơn là bóng bàn) thì tốt nhất anh em trong diễn đàn nêu đầy đủ triệu chứng về bệnh của mình, đã khám chẩn đoán là gì, sử dụng thuốc gì... khi đó những bạn có chuyên ngành về y sẽ giúp đỡ một cách cụ thể và chính hơn!
Em cũng là một bác sĩ, nhưng không nằm trong quân đội nên không có Đại tá như thầy. hihi

Ý kiến này hay đấy ạ. Em ủng hộ nhiệt tình hihi
 

Heo con

Đại Tá
Nếu mình tập chỉ xoay vai và lườn thôi thì có sao ko nhỉ. Thấy bênh ống cổ tay ớn quá, chẳng lẽ ko tập nữa, huu
 

drsan

Thượng Tá
Nếu mình tập chỉ xoay vai và lườn thôi thì có sao ko nhỉ. Thấy bênh ống cổ tay ớn quá, chẳng lẽ ko tập nữa, huu
Bất kỳ một vị trí nào sử dụng một biên độ quá lớn đều không tốt!


Bạn có thể trải đều từ cổ tay, cẳng tay, cánh tay, vai, lưng, khớp gối, khớp cổ chân và bàn chân tiếp xúc với nền sàn, nếu trải đều lực thì mỗi phẩn chỉ cần góp một biên độ nhỏ thì tổng lại thành một biên độ lớn và sẽ ít bị chấn thương!


Xác định mục mình tập thể thao để rèn luyện Tinh lực - Trí lực - Thể lực, tuổi ngoài 25 - 30 tuổi mới tập đánh bóng bàn ... có lẽ chơi nghiệp dư - phong trào thôi vì khi bạn đánh tốt rồi có lẽ cũng không được gọi vào đội tuyển để thi đấu chuyên nghiệp đâu! :):D:)
 

Heo con

Đại Tá
K
Bất kỳ một vị trí nào sử dụng một biên độ quá lớn đều không tốt!


Bạn có thể trải đều từ cổ tay, cẳng tay, cánh tay, vai, lưng, khớp gối, khớp cổ chân và bàn chân tiếp xúc với nền sàn, nếu trải đều lực thì mỗi phẩn chỉ cần góp một biên độ nhỏ thì tổng lại thành một biên độ lớn và sẽ ít bị chấn thương!


Xác định mục mình tập thể thao để rèn luyện Tinh lực - Trí lực - Thể lực, tuổi ngoài 25 - 30 tuổi mới tập đánh bóng bàn ... có lẽ chơi nghiệp dư - phong trào thôi vì khi bạn đánh tốt rồi có lẽ cũng không được gọi vào đội tuyển để thi đấu chuyên nghiệp đâu! :):D:)
Rèn được Tinh lực cơ à, thích nhẩy kaakak
 

hieu2906090

Binh Nhì
Tất cả bệnh tật đều có nguyên do là sự vận động trái tự nhiên, trái với sức chịu đựng của cơ thể. Các bác chỉ nghỉ thi đấu và uống thuốc thì em nghĩ nguy cơ "tái phát" là rất cao đấy.
Lấy kinh nghiệm từ chính em (từng nghỉ chơi 2 năm vì bị khớp vai - giờ thì đang chơi cầm chừng vì bị khớp gối :D) thì em khuyên là:
1. Giảm biên độ cũng như cường độ vận động.
2. Hạn chế tối đa các quả đánh có lực bộc phát.
3. Chuyển từ đánh bóng "máu ăn thua" sang đánh "dưỡng sinh" :D
4. Tập lối đánh thủ, thiên về phản xạ (chặn, kê, gò, đẩy): mượn lực đối phương để thịt đối thủ :D
5. Duy trì chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, hợp lý.

:D
 

phuongnguyen

Đại Tá
Tất cả bệnh tật đều có nguyên do là sự vận động trái tự nhiên, trái với sức chịu đựng của cơ thể. Các bác chỉ nghỉ thi đấu và uống thuốc thì em nghĩ nguy cơ "tái phát" là rất cao đấy.
Lấy kinh nghiệm từ chính em (từng nghỉ chơi 2 năm vì bị khớp vai - giờ thì đang chơi cầm chừng vì bị khớp gối :D) thì em khuyên là:
1. Giảm biên độ cũng như cường độ vận động.
2. Hạn chế tối đa các quả đánh có lực bộc phát.
3. Chuyển từ đánh bóng "máu ăn thua" sang đánh "dưỡng sinh" :D
4. Tập lối đánh thủ, thiên về phản xạ (chặn, kê, gò, đẩy): mượn lực đối phương để thịt đối thủ :D
5. Duy trì chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, hợp lý.

:D
đến lúc này thì bao nhiêu công sức luyện tập đổ sông đổ biển hết. Tiếc cho bác quá. Lúc vừa bị, mình vẫn k nghe lời bác sĩ, giờ thì k đau lắm, nhưng chuyển qua mãn tính, cứ đau đau , k đánh cũng đau, ..huhu
 

Heo con

Đại Tá
đến lúc này thì bao nhiêu công sức luyện tập đổ sông đổ biển hết. Tiếc cho bác quá. Lúc vừa bị, mình vẫn k nghe lời bác sĩ, giờ thì k đau lắm, nhưng chuyển qua mãn tính, cứ đau đau , k đánh cũng đau, ..huhu
Hic các bác tập dưỡng sinh phong trào như em có phải hơn ko, rõ khổ
 

Bình luận từ Facebook

Top