Bình luận về những trận đấu kinh điển !

backhand-ghost

Đại Tá
ATHENS 2004: CHIẾN THẮNG THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI.

Có những trận chiến nhỏ nhưng xoay chuyển cục diện của cả một cuộc chiến kéo dài nhiều năm, có những chiến thắng khép lại cả một chương sử ngàn năm đằng đẵng và cũng có những chiến bại lại mở ra một kỷ nguyên tươi sáng. Trong những cuộc chinh chiến trong lịch sử loài người có những cá nhân quyết định vận mệnh của cả thế giới...

Năm 1988, môn bóng bàn chính thức được coi là một môn thể thao Olympic và được đưa vào thi đấu tại đại hội. Năm đó Kym Nam Joo trở thành tay vợt đầu tiên giành HCV nội dung đơn nam tại một kỳ TVH. Barcelona 1992, Jo Waldner đã ghi tên mình vào ngôi đền của các huyền thoại, Grand Slamer đầu tiên trong lịch sử BBTG. Liên tiếp 02 kỳ TVH 1996 và 2000 sau đó, người TQ thống trị tuyệt đối toàn bộ các nội dung thi đấu của môn BB sau khi vượt qua "đối trọng" vĩ đại Jo Waldner. Mùa hè Athens 2004, khi phong trào Olympic thế giới quay về với nguồn cội, Jo "vĩ đại" vẫn hiên ngang với lần thứ tư liên tiếp vào đến BK nội dung đơn nam sau khi bỏ lại sau lưng hàng loạt những tay vợt lẫy lừng, "forehand legend" Wang Liqin lại một lần lỡ hẹn với danh hiệu cao quý nhất sau thất bại trước đàn em đang lên Wang Hao, Ma Lin và Timo Boll nhận cùng một bài học có tên "Jo Waldner", Ryu Seung Min chấm dứt chuỗi kỷ lục của người được nhắc đến nhiều nhất năm đó, rồi Michael Maze, Samsonov, Kreanga, Schlager...kỳ họp thượng đỉnh không thể thiếu bóng những huyền thoại. Grand Slamer thứ hai của BBTG giờ đã ở trên băng ghế chỉ đạo dù mới đang ở tuổi 28. Bỏ lại sau lưng tay vợt số 1 và số 2 thế giới lúc đó, Ryu Seung Min (số 3) và Wang Hao (số 4) đĩnh đạc tiến vào trận tranh HCV Olympic đầu tiên của riêng những người chơi vợt dọc cùng tuổi trung bình thấp nhất trong lịch sử - 21,5t.

Thời gian như bóng qua thềm, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hơn 10 năm kể từ trận CK đặc biệt năm đó. Trận CK Olympic đầu tiên thi đấu với trái bóng 40mm trong một trận đấu có 7 ván 11 điểm, một thay đổi đột phá để BB gần gũi hơn, cạnh tranh hơn và đẹp mắt hơn rất nhiều. Trận CK này cũng mở ra chương sử hoàn toàn mới của BBTG, một thời kỳ mà dường như mọi giới hạn trong môn thể thao này gần như đã chạm tới mốc cực hạn. Sự thay đổi của BBTG thể hiện không những ở BB đỉnh cao mà còn tác động tích cực đến cả BB phong trào trên khắp thế giới, mọi người đều hưởng lợi, đam mê đốt cháy đam mê... Nhân vật chính trong trận đấu lịch sử đó không mang quốc tịch TQ, tất nhiên lúc này ai cũng biết đến anh - Ryu Seung Min. Nhưng chiến thắng năm đó của Ryu đặc biệt bởi nó không những một lần nữa đưa BB Hàn Quốc vào lịch sử của BBTG mà chiến bại này của Wang Hao đã mở ra một kỷ nguyên vô tiền khoáng hậu của BBTQ. Thất bại lớn thứ hai liên tiếp sau WTTC 2003 này đã khiến tư duy BB của người TQ hoàn toàn thay đổi, và sự thật là họ đã thay đổi, thay đổi để hoàn thiện...

Một lần nữa, trong một bài viết, BhG lại hoài niệm, nhưng hoài niệm lần này có cả suy tư, bởi thấy mình vẫn còn đầy ngu ngơ và vô tâm lắm với những chuyển động sau thời khắc lịch sử này.

Athens 2004...

Sau 10 năm nhìn lại, cả có lẽ đến bây giờ nhiều người trong chúng ta mới biết rằng năm đó Wang Hao bước vào trận CK đó với cả một nỗi sợ hãi. Có thể nếu Wang Hao gặp sớm Ryu ở BK và "huyền thoại forehand" Wang Liqin gặp "ông chú" Jo ở đầu bên kia thì người TQ sẽ có trận tranh HCĐ toàn China cũng nên. Nói vậy vì sao, đơn giản vì BBTQ bắt đầu cho thấy sự cạn kiệt về ý tưởng và trên phương diện kỹ thuật phần còn lại của TG đã tiến đến rất gần một cuộc lật đổ, cái tát đau WTTC 2003 như vẫn đang hằn trên khuôn mặt căng thẳng của Cai Zhenhua, người đang ngồi trên khán đài với cương vị mới - phó chủ tịch hiệp hội Bóng bàn - Cầu lông TQ.

Trên sóng CCTV 5 Wang Tao vẫn cố tỏ ra tự tin bằng nhận xét trước trận đấu "Về thực lực hiện tại, cơ hội dành chiến thắng của Wang Hao cao hơn Ryu một chút do có những ưu thế nhất định về mặt kỹ thuật". Điều này cả TG đều hiểu vì đương nhiên rồi, 2 càng hoàn chỉnh lẽ tất nhiên phải có đôi chút lợi thế. Wang Tao trấn an mọi người để quên đi rằng Ryu đang là số 03 TG và để tiến vào tới trận CK này Ryu không mong chờ vào may mắn.

Nhưng may mắn cho người TQ, điều họ lo sợ đã thành hiện thực, thất bại của Wang không phải là hồi chuông cảnh tỉnh nữa, bởi nó đã vang lên từ cách đó 01 năm rồi, thất bại này đúng nghĩa phải là một sự trừng phạt.

Mới gần đây, người viết có nói đến vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật cũng tương ứng như đấu pháp trong trận đấu này vậy.
Cả thế giới BB đều biết rằng nếu Wang Hao ép trái được Ryu Seung Min thì phần thắng sẽ thuộc về anh. Cùng chơi vợt dọc nhưng từ khi mới bắt đầu tập bóng Wang Hao đã không "đẩy" trái như một người chơi vợt dọc cổ điển, hoàn toàn các đòn đánh trái tay đều được thực hiện bằng mặt vợt phía sau (một nỗ lực đáng tự hào của người TQ trong việc bảo tồn một lối chơi truyền thống). Wang Hao chơi hai càng đồng đều và đĩnh đạc với đầy đủ sức mạnh, tốc độ, uyển chuyển, hoa mỹ. Lúc này Wang Hao đã dần trở thành biểu tượng của BB TQ hiện đại, là thần tượng của một thế hệ VĐV BBTQ. Vậy trước trận đấu, đấu pháp đã rõ, đánh nhiều bóng và ép trái.
Ryu Seung Min và ban huấn luyện của mình cũng biết rõ phải làm gì với "cái thìa" của anh trước khi bước vào một trong những trận đấu quan trọng nhất trong lịch sử BB Hàn Quốc. Yêu cầu bắt buộc, tranh đánh, di chuyển nhanh và sớm để đánh phải, đòn đánh phải quyết liêt, thậm chí là "phát một", lấy tấn công để phòng ngự. Quan trọng hơn nữa là phải "dám đánh", phải bản lĩnh và dùng bộ chân tốc độ để khỏa lấp yếu huyện mà cả thế giới đều biết của Ryu. Vậy là đấu pháp tổng thể mang tính chiến lược đã rõ.

Điều Wang Hao muốn làm, Ryu lại không đồng ý. Ryu không đánh trái, không biết đánh trái và trận này Ryu không đánh trái thật. Athens năm đó, Ryu Seung Min đã chơi một trận hay nhất trong sự nghiệp để viết thêm một chương lịch sử cho BBTG và giành chiến thắng 4-2.

Wang Hao thất bại, người TQ thua trận, thua tâm phục khẩu phục. Người Trung Quốc thua bởi thực sự họ vẫn còn khiếm khuyết, Wang Hao thua bởi với cái tuổi 21 anh vẫn chưa vượt qua được áp lực đỉnh điểm. Trong suốt hơn 51' của video trên, chưa một lần Wang Hao bình tĩnh, chưa một lần anh cho đối thủ thấy là mình không hề run sợ. Khuôn mặt tái xanh bạc nhược, ánh mắt căng thẳng yếu ớt, ngay cả việc hét lên thật lớn mỗi khi ghi điểm Wang Hao cũng không làm nổi. Ngược lại, ở phía bên kia là một Ryu hoàn toàn khác, một thanh niên 22t thực sự "khát lửa". Cách nhau chỉ một mảnh lưới nhưng phía bên kia bàn Ryu đang cháy hừng hực khát khao, tự tin và đầy quả cảm, đánh bóng như thể ngày mai không còn được chơi bóng nữa. Trên bình diện tâm lý chiến, Wang Hao đã thua rồi.

Trong buổi tối hôm đó, Wang Hao có lỗi, Liu Guoliang cũng có lỗi. Việc Cai Zhenhua nói "với thang điểm 10 thì lần này Liu Guoliang đã được 9,5 điểm" là chống chế. Trận đấu này bộc lộ hoàn toàn những khiếm khuyết về kỹ thuật của Wang Hao và cả sự yếu kém của ban huấn luyện về công tác chuẩn bị tâm lý trước trận đấu, các tính toán cho những đấu pháp mang tính chiến thuật trong trận đấu. VĐV căng cứng, run rẩy trong khi Liu Guoliang chậm chạp trong việc điều chỉnh chiến thuât. Sự ứng biến, thích nghi, cách tiếp cận của người TQ hoàn toàn bị động; việc chủ động thay đổi tức thì đôi với diễn biến cụ thể trong trận hoàn toàn không có. Hệ quả là Wang Hao càng đánh càng "cóng", càng chơi càng bị động, không tạo được áp lực cho đối phương. Ván thứ 5 khi bị dẫn 3-7 Wang Hao đã ngược dòng thắng lại chỉ là giây phút cùng quẫn, chơi khi không còn gì để mất và khi tâm lý căng cứng quay trở lại, áp lực lại tới khi anh nỗ lực gỡ liền 3 điểm để quân bình tỷ số 9-9. Cầm giao bóng nhưng Wang Hao thua nhanh 9-11 với cảm giác là không biết chuyện gì đang xảy ra.

Cai Zhenhua, sau những giây phút căng thẳng, hò hét trên khán đài như lại chết đi một lần nữa sau thất bại tại WTTC 2003.
Liu Guoliang cay đắng khi nhận cái bắt tay của Ryu.

Cậu bé Wang Hao, thẫn thờ với đôi mắt ngấn lệ. Có cảm giác anh vừa nói vừa nuốt nước mắt khi trả lời phỏng vấn CCTV 3. Anh chàng phóng viên đó cũng chẳng biết nói gì để động viên ngoài câu "Wang Hao hôm nay vất vả quá rồi".

Nhưng cuối cùng thì mọi thứ đều phải sòng phẳng, thắng thua đều phải biết rõ vì sao.

Trước khi nói đến sự thích ứng chiến thuật, người viết xin được thông kê những thất bại về mặt kỹ thuật thuần túy của Wang Hao trong trận này.
Ưu thế về kỹ thuật của Wang Hao xin không nói lại nữa vì nó đã được kiểm chứng trên thực tế rồi. Vấn đề ở đây là Ryu thắng bằng cách nào. Ryu hôm đó không có gì đột biến về kỹ thuật, anh chỉ chơi với những gì anh có trước đây, duy nhất có một điều quan trọng nhất trong hôm đó Ryu đã làm được - Ryu đã được đánh "quả bóng" của mình. Theo lời Wang Tao, Ryu là tay vợt có tỷ lệ ghi điểm khi được cầm giao bóng tốt nhất giải, đứng thứ 2 chính là Wang Hao. Nhưng không ai có thể nghĩ đến việc chỉ số này trong trận CK lại chênh lệch đến vậy. Quả thực là Ryu giao bóng quá tốt trong một ngay Wang Hao đỡ giao bóng quá tồi (mặc dù Wang Hao chơi vợt dọc). Xem lại trận đấu mà người viểt nhiều lúc thấy sững sờ khi mà First three shots của Wang Hao tệ đến vậy. Không biết bao nhiêu lần, Ryu ghi ngay điểm sau lần chạm vợt thứ hai với đủ các tư thế, góc đánh. Khi thì top spin đè bóng cực mạnh sau khi đối phương bắt ngắn bị lỗi; khi thì Ryu né trái hết cỡ để thoải mái đánh quả "phát một" sau khi đối phương "flick" dụt dè, thiếu ý đồ; thỉnh thoảng xen vào đó là cổ tay trong bàn, giao bóng ăn điểm trực tiếp, giật hết ngay khi đối thủ giao có chút dài ngoài bàn...Ryu không mấy khi phải miễn cưỡng đẩy trái, bởi hôm đó bóng của Wang Hao như chậm lại để Ryu di chuyển như thể đang bay để hầu hết các đòn đánh đều "cắm" xuống mặt bàn bên kia sau khi footwork tuyệt vòi đã trở thành bệ phóng. Ryu lao trống như điện giật mà chẳng lo lắng sẽ phải về trái thế nào, khi đủ chân rồi thì FH của anh như khoan bê tông với cảm giác vô cùng "thoát tay và sự thật là Ryu đã chấp Wang Hao một mặt vợt tối hôm đó.

Trước tình thế đó, Wang Hao và Liu Guoliang cũng điều chỉnh, cũng ứng biến. Tập trung ép trái và đánh nhiều bóng, Wang Hao chủ động giao bóng ngắn và lỏng (không phải xoáy lên) trong bàn vì biết rõ là Ryu không flick được để hòng định dạng đường bóng theo ý đồ ngay trong first three shots. Nhưng Ryu đã thể hiện vị trí số 3 TG của mình không phải là trò đùa. Anh ứng biến cực hay và đưa Wang Hao vào đường bóng của mình. Dường như có đến 6, 7 lần Ryu đỡ quả giao bóng đó bằng động tác "chọc", "xiết" bóng thật sâu cực nặng và rất dài vào thẳng forehand của đối phương như mời đánh trước. Kết quả là Wang Hao "ke cứng' giật rúc lưới, thậm chí có quả còn đáy lưới; những lần bóng bay qua được bên kia thì cũng là thảm họa, Ryu chờ sẵn ở đó để đón một quả giật moi đường chéo yếu ớt và thiếu xoáy của đối thủ để giật ngay trên bàn với đủ góc đánh (giữa bàn, đường chéo, đường thẳng), và đa phần là các pha bóng đó đều kết thúc ngay tại thời điểm đó.
Trong trường hợp Wang Hao trả sang được một đường bóng đủ chất lượng thì lẽ dĩ nhiên sẽ là một tình huống đối giật, nhưng ác thay, vào ngày hôm đó, đây là một cơn ác mộng của anh. Ryu Seung Min buổi tối hôm đó quá xuất sắc khi Wang Hao tỏ ra bạc nhược, trong hầu hết các tình huống đôi công xa bàn Ryu gần như chiếm ưu thế hoàn toàn, FH của Ryu xung mạnh, thoải mái, bạo tay với nhiều góc đánh khó và hiểm khiến người xem luôn có cảm giác bất an mỗi khi trái bóng lao về phía Wang Hao. Điều này rất hiếm khi xảy ra với Wang Hao bởi anh là tay vợt khéo léo, chuẩn xác, hoa mỹ nhưng không bao giờ thiếu sức mạnh, FH của Wang Hao luôn có lực đánh kinh nhân với độ xoáy rất cao chưa nói đến BH ở tầm xa bàn và trung bình của anh cũng luôn ở trong top của TG. Nhưng lúc này Wang Hao đánh mà không dám tin vào mình, đường bóng yếu ớt như miễn cưỡng đánh cho qua lưới vậy, người hâm mộ anh cũng đã lên cơn sốt cao lúc đó rồi.
Vậy là một phương án tức thì của Wang và Liu đã phá sản.

Nói tới chỗ này mới thấy giá trị của miếng cao su mang tên H3 đôi với người TQ lớn đến thế nào. Ngày nay, có cảm giác ZJK, Ma Long, hay XX chỉ cần đứng tại vị trí hợp lý và "câu" bóng vào là đã đủ ghi điểm rồi. "H3 giúp VĐV tìm được sự chủ động thậm chí cả trong những tình huống bị động nhất trong những đường bóng tranh chấp" câu nói của một HLV đội năng khiếu tại một thành phố nhỏ đến bây giờ người viết vẫn thấy thấm thía. Tư duy theo chiều hướng này, có thể đưa ra được một phỏng đoán rằng mục đích cố gắng để sử dụng H3 của người TQ đã quá rõ. Và quả thât là vậy, cùng những cải tiến kỹ thuật và mở rộng phạm vi chiến đấu sang trung bình, xa bàn, "Cuồng phong 3" đã cùng người TQ thống trị một trong những miếng đánh đẹp nhất và quan trọng nhất của BBTG - đối giật FH.

Trong tình thế bất lợi như vậy, Wang Hao có thể nói đã có những nỗ lực không biết mệt mỏi, việc anh nỗ lực gỡ được 2 ván đã nói lên điều đó. 2 ván thắng này, Wang Hao đã đi đúng đường lối chỉ trách là đối thủ của anh cũng quá thông minh.

Năm 2003, 2004 kỹ thuật flick của Wang Hao đã thành hình dù chưa đạt tới mức độ khủng khiếp" như ZJK, ML, FZD ... bây giờ nhưng cũng đã đủ để tấn công chủ động trong loạt đua phân hạng first three shots. Đây là ưu thế thực sự của Wang Hao nếu so sánh cái vợt dọc của anh với "cái thìa" có niên đại Bắc Tống của Ryu Seung Min. Vẫn có chút bí giao bóng nhưng Wang Hao đã cai thiện được First three shots bằng cách flick toàn bộ các quả giao bóng mà Ryu giao vào trái của anh, cùng đó là những điểm rơi và lực đánh khá hợp lý. Ngay lập tức, Ryu bị đẩy ra xa bàn hơn và Wang có thể tiến lên áp sát và chiếm tiên. Lúc này, trên băng ghế chỉ đạo LGL bắt đầu hò hét. Trên khán đài, Cai Zhenhua như vẫn chưa quên thời còn làm công tác huấn luyện, "người thầy vĩ đại" hết đứng lên rồi lại ngồi xuống với bàn tay luôn nắm chặt (tối về thì chắc phải ngậm chanh muối). Nhưng...Ryu bị mất "nhịp" không quá lâu bởi một lý do rất đơn giản, Ryu thông minh thực sự. Ryu lập tức triển khai một hệ thống đánh chặn cái đội vũ khí chiến thuật của Wang Hao, phát hiện sự nguy hiểm khi đối phương gia tăng miếng đánh này thì Ryu đã thay đổi quả giao bóng. Đầu trận, Ryu chủ động giao xoáy ngang để ép Wang Hao đưa bóng về vị trí mình chờ sẵn, nhưng khi đối phương điều chỉnh Ryu cũng lập tức thay đổi. Bằng những quả giao bóng thẳng, ngắn vào FH của Wang Hao, Ryu hạn chế tối đa hoặc giảm thiểu sự nguy hiểm bằng cách hạn chế góc đánh cũng như độ xoáy, biến hoá mỗi khi Wang Hao flick. Sự thay đổi này làm Wang Tao như ngồi trên đống lửa khi chứng kiến Wang lại "bí" giao bóng, mất luôn cả phương án tiếp cận. Cảnh bắn giết lại tái diễn, lúc thì cổ tay, lúc thì giật mất bóng, lúc thì chuyển vào đối giật, Ryu đồ sát Wang với FH như lên đồng và tàn nhẫn. Thời gian sau, khi quả flick của Wang Hao đã trải khắp bàn bóng với đủ các góc đánh thì Ryu cũng không còn là Ryu của 2004 nữa, tay vợt Hàn Quốc như đã cạn kiệt năng lượng sau trận đấu đó và anh dần mất hút, chẳng còn là chính mình.
(còn nữa)
vừa vào đọc lại bài viết mà đến xấu hổ vì những chỗ mình diễn đạt tệ như một thằng Tây nói tiếng Việt. Mới sáng dậy, mắt còn toét nhèm nên tạm sửa một chút, các bro thấy chỗ nào viết tệ quá thì cứ phang thật lực cho em. Viết ẩu như vậy thì thiếu tôn trọng bản thân và người đọc, sorry cả nhà.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Quá nhiều cảm xúc, đọc một mạch luôn anh ạ, đến câu "Quả flick trải khắp bàn bóng" thì bừng tỉnh :D
thanks bro, ý tưởng dạo này cũng cạn, thành ra cảm xúc nó cũng không còn như trước nữa. Lối viết của mình mà cảm xúc nó nhạt nhoà thì đọc nó chán lắm. Dạo này cũng bức bối, loanh quanh mãi với cái kiểu này, đề tài này thì làm sao mà nó "thoát" được, nhiều lúc thức sự là chán, muốn xoá hết những gì đã viết, bỏ luôn cả cái nick này đi. Thế mới biết cái khốn khổ của bao người cầm bút khi chán luôn cả bản thân mình, hiz...
Mấy thăng cu TQ này cũng hết chuyện để mà nói rồi, mọi thứ nó cũng lồ lộ ra hết mà. Xin phép bro, các ae...có khi BhG tạm dừng cái topic này một thời gian đi. Tìm ý tưởng mới, đề tài mới...và nếu cái mới sắp tới mà nó cũng không ra gì thì mĩnh cũng biến luôn thôi, cám ơn cả nhà với hơn 1200 cái likes vừa qua, một sự ghi nhận lớn của mọi người dành cho BhG với những cảm hứng hỗn loạn.
 
Last edited:

fan_ars

Trung Uý
thanks bro, ý tưởng dạo này cũng cạn, thành ra cảm xúc nó cũng không còn như trước nữa. Lối viết của mình mà cảm xúc nó nhạt nhoà thì đọc nó chán lắm. Dạo này cũng bức bối, loanh quanh mãi với cái kiểu này, đề tài này thì làm sao mà nó "thoát" được, nhiều lúc thức sự là chán, muốn xoá hết những gì đã viết, bỏ luôn cả cái nick này đi. Thế mới biết cái khốn khổ của bao người cầm bút khi chán luôn cả bản thân mình, hiz...
Mấy thăng cu TQ này cũng hết chuyện để mà nói rồi, mọi thứ nó cũng lồ lộ ra hết mà. Xin phép bro, các ae...có khi BhG tạm dừng cái topic này một thời gian đi. Tìm ý tưởng mới, đề tài mới...và nếu cái mới sắp tới mà nó cũng không ra gì thì mĩnh cũng biến luôn thôi, cám ơn cả nhà với hơn 1200 cái likes vừa qua, một sự ghi nhận lớn của mọi người dành cho BhG với những cảm hứng hỗn loạn.
hiện tại đã cạn, quá khứ vẫn còn đấy a, ông chú jo hành trình 4 lần vào bk olq 2 lần ck 1 lần hcv có nhiều điều để nói chứ!!!
 
thanks bro, ý tưởng dạo này cũng cạn, thành ra cảm xúc nó cũng không còn như trước nữa. Lối viết của mình mà cảm xúc nó nhạt nhoà thì đọc nó chán lắm. Dạo này cũng bức bối, loanh quanh mãi với cái kiểu này, đề tài này thì làm sao mà nó "thoát" được, nhiều lúc thức sự là chán, muốn xoá hết những gì đã viết, bỏ luôn cả cái nick này đi. Thế mới biết cái khốn khổ của bao người cầm bút khi chán luôn cả bản thân mình, hiz...
Mấy thăng cu TQ này cũng hết chuyện để mà nói rồi, mọi thứ nó cũng lồ lộ ra hết mà. Xin phép bro, các ae...có khi BhG tạm dừng cái topic này một thời gian đi. Tìm ý tưởng mới, đề tài mới...và nếu cái mới sắp tới mà nó cũng không ra gì thì mĩnh cũng biến luôn thôi, cám ơn cả nhà với hơn 1200 cái likes vừa qua, một sự ghi nhận lớn của mọi người dành cho BhG với những cảm hứng hỗn loạn.
Viết về mấy ku Việt Nam đi người anh em. Về những trận kinh điển của bb Phong trào VN đi như trận Linh muối vs Việt Hy, Việt Hy- Phú sóc...anh em muốn xem br suy nghĩ như nào về ccs tay vợt phong trào VN
 

backhand-ghost

Đại Tá
hoàn thành dứt điểm cái 2004, BhG sẽ viết bài về trận Việt HY và Đinh Quang Linh. Hi vọng đề tài mới sẽ nhận được nhiều những comt chia sẻ chia sẻ của ae và sẽ có một số điều nho nhỏ hữu ích cho người chơi nghiệp dư mình.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Tối hôm qua, BHG gặp các cao thủ An Nhơn, kết quả ai cũng không chịu nổi cú back hand ghost của bro BHG. Tả xung hữu đột, chiến đấu với 3 cao thủ.
5 set của mình và BHG cũng rất hay. Trong trận cũng đã có 4-5 cú đối giật rất đã. Có một số pha giật trái của BHG và chặn đẩy hấp dẫn. BHG thắng 4-1. Có cảm giác BHG chưa xuất tuyệt chiêu để chờ ngày " tái nạm". Hehe. Cảm ơn BHG cũng đã cho nhiều kinh nghiệm bổ ích. Hi vọng 2 tuần BHG lưu lại tỉnh Bình Định sẽ có một vài trận hấp dẫn nữa.
Chiều nay ra Bồng Sơn xem tình hình ở đây thế nào, có gì về sẽ report lại để bác biết.
 

chinguyen

Đại Uý
BhG chú ý bình luận thêm về các giải đồng đội trong WTTC, olympic..vì chính nó mới đại diện cho sức mạnh và quyền lực của quốc gia trong t/g bóng bàn. Hay là đề tài khó quá??
 

backhand-ghost

Đại Tá
Hay nhất của trận đấu này, là sự biến chuyển về tâm lý thi đấu trong những tình huống sống còn, trong khoảnh khắc ngắn ngủi ta thấy những thần tượng của bao người gần ta đến vậy. Và ta cũng đươc thấy cái cách mà những nhà vô địch, những siêu nhân xử lý trạng thái tâm lý của mình, cố gắng để điều chỉnh mình. Và trong số họ, có người may mắn làm được, có người thì không đấy.
( các bro cho BhG "lê thê" một chút nhé, không làm khác được ^_^ )
Bác nào xem trực tiếp chung kết WC vừa rồi, sẽ thấy ML rất gần với chúng ta.

Bác cũng để ý kinh, cứ nghĩ cái chỗ nho nhỏ này là của riêng BhG, cũng là mình chắt chiu từng "giọt vui" thôi.
Thanks bro :)
 

backhand-ghost

Đại Tá
BhG chú ý bình luận thêm về các giải đồng đội trong WTTC, olympic..vì chính nó mới đại diện cho sức mạnh và quyền lực của quốc gia trong t/g bóng bàn. Hay là đề tài khó quá??
cái đó BhG cũng chiến tốt thôi muh bác, nhưng sang thử cái mới cho nó đổi không khí, xem anh em có hào hứng hơn không.
Nhưng bác cứ nghiên cứu xem có trận đồng đội nào hay không, để em thử xem, hình như có một giải đồng đội ở Malaysia Đức ăn TQ đấy, trận đó chắc là hay lắm.
Đồng đội nữ thì bỏ qua, nhạt lắm.
Đồng đội nam cũng ko khác là bao, viết về mấy cái này đúng là khó để mà hay được.
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Viết về mấy ku Việt Nam đi người anh em. Về những trận kinh điển của bb Phong trào VN đi như trận Linh muối vs Việt Hy, Việt Hy- Phú sóc...anh em muốn xem br suy nghĩ như nào về ccs tay vợt phong trào VN
Đêm nay thử xuống đao "chém" thử trận Việt HY và Linh "muối".
Cũng run run "em" ạ, hi2, viết về cái này cả nhà lại chém lại mình mất
 

AndroCS7

Đại Tá
Đêm nay thử xuống đao "chém" thử trận Việt HY và Linh "muối".
Cũng run run "em" ạ, hi2, viết về cái này cả nhà lại chém lại mình mất
hóng bài viết của bác :D những Ma Long, Zhang Jike hoặc đã hoàn hảo hoặc "gần như hoàn hảo" quá rồi đọc thì hay, xem sướng mắt nhưng thực tế n~ người chơi phong trào gà mờ như e ko học hỏi đc gì. Chính những trận chiến của bóng bàn nghiệp dư A, B VN mới giúp ng chơi như e học đc đôi chút kĩ thuật, chiến thuật thi đấu, cải thiện giao bóng, tâm lý trong trận đấu...thank bác trước :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
hóng bài viết của bác :D những Ma Long, Zhang Jike hoặc đã hoàn hảo hoặc "gần như hoàn hảo" quá rồi đọc thì hay, xem sướng mắt nhưng thực tế n~ người chơi phong trào gà mờ như e ko học hỏi đc gì. Chính những trận chiến của bóng bàn nghiệp dư A, B VN mới giúp ng chơi như e học đc đôi chút kĩ thuật, chiến thuật thi đấu, cải thiện giao bóng, tâm lý trong trận đấu...thank bác trước :D
nói là làm liền tay, phần cuối 2004 cứ kệ nó đi đã vậy. hi2
 

Bình luận từ Facebook

Top