Giật phải - giật trái & những hiểu lầm

linh729

Thượng Tá
Sao bác cứ nghĩ trình này trình kia mới nhìn đc nhỉ
Những ng đánh phủi ko qua tập luyện bài bản có trình c như bác nói cũng chả hình dung đc đâu. Người ta đánh bằng cảm giác mà
Còn em thì chưa đc xếp hạng cũng liều phát biểu về quả giật. Theo em là đúng
Chân trái xoay. Chân phả trụ chắc
Đạp chân phải xoay thân trên ép vào bóng và khi tiếp xúc gấp cánh tay rất khoát
Xong động tác thì lại trụ chân phải và tay thả lỏng gần đầu gối
Ý kiến chủ quan của em. Bác nào muốn có video e cũng xin có.
Vì ở chỗ e mọi ng nói e giật bóng mạnh. Cả a sơn lợn hải dương cũng nói vậy
Đây chỉ là ý kiến riêng của em thôi ạ : )

Theo bạn là cứ phải xoay chân trái, trụ chân phải, gấp tay thì mới là giật đúng không?
Bạn nghĩ sao nếu 1 cú giật FH có trụ là chân trái, không gấp tay mà lại duỗi tay?
 
Theo bạn là cứ phải xoay chân trái, trụ chân phải, gấp tay thì mới là giật đúng không?
Bạn nghĩ sao nếu 1 cú giật FH có trụ là chân trái, không gấp tay mà lại duỗi tay?
Anh ko thấy là chúng ta đang so sáng lỗi đánh ngày xưa với lối đánh hiện đại ạ
A quăng tay như vậy về nhanh ko
Bh quan trọng làm nhanh hiểm và xoáy ah
A thấy ZJK ko
Động tác gọn chứ
Lực từ chân và cánh tay ngoài
Còn ma lin a thấy có lúc bóng sô vào ng vì thu. Động tác quá chậm phải ko
 

linh729

Thượng Tá
Anh ko thấy là chúng ta đang so sáng lỗi đánh ngày xưa với lối đánh hiện đại ạ
A quăng tay như vậy về nhanh ko
Bh quan trọng làm nhanh hiểm và xoáy ah
A thấy ZJK ko
Động tác gọn chứ
Lực từ chân và cánh tay ngoài
Còn ma lin a thấy có lúc bóng sô vào ng vì thu. Động tác quá chậm phải ko

Thấy kiến thức về bóng bàn của em có vẻ rất chuẩn, lại được học bài bản và còn làm cả công tác huấn luyện nên anh muốn hỏi là :
== Trong một số tình huống, cú giật FH có chân trụ là chân trái thì là đúng hay sai?
== Cú giật BH có chân trụ là chân phải thì có được không?
== Nếu giật FH mà không gấp cánh tay ngoài vào thì có làm sao không?
== Trong 1 số trường hợp vừa bay vừa giật thì có cần để ý đến chân trụ không?
== Giật xong thì đứng im nhìn bóng sang rồi mới di chuyển hay giật xong bật nhanh về 1 cái vị trí nào đó?
 
Thấy kiến thức về bóng bàn của em có vẻ rất chuẩn, lại được học bài bản và còn làm cả công tác huấn luyện nên anh muốn hỏi là : trong một số tình huống, cú giật FH có chân trụ là chân trái thì là đúng hay sai? Cú giật BH có chân trụ là chân phải thì có được không? Nếu giật FH mà không gấp cánh tay ngoài vào thì có làm sao không? Trong 1 số trường hợp vừa bay vừa giật thì có cần để ý đến chân trụ không?
E chưa biết những cái thuật ngữ bb bh và fh mong a nói giúp
 

mr_cool

Trung Sỹ
Xin giới thiệu với ACE bài phân tích của HLV Wu Jingping, là HLV đội tuyển BB Trung Quốc về những điểm cơ bản của cú giật thuận tay. Bài này chủ yếu nói về cú giật thuận tay của những người cầm vợt dọc. Tuy nhiên, nhiều điểm có tính cơ bản là chung cho cả người cầm vợt dọc lẫn vợt ngang.

"Các biên tập viên của tạp chí Thế giới Bóng bàn gửi cho tôi một số thư từ các độc giả cũng như nhiều câu hỏi từ những người yêu thích kiểu vợt dọc dán mút láng ở trên mạng. Những bạn đọc này chủ yếu là muốn tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản và phương pháp tập luyện liên quan đến cú giật thuận tay của vợt dọc dán mút láng, đặc biệt là muốn tìm hiểu cú giật thuận tay bùng nổ của Ma Lin. Rất nhiều người đam mê đã dẫn ra những kiểm nghiệm về kỹ thuật giật thuận tay của mình, đưa ra những giải thích của riêng mình, và có rất nhiều câu hỏi. Một số câu hỏi ở trình độ rất cao (thể hiện sự chuyên nghiệp hoàn toàn). Sau khi đọc những câu hỏi này, tôi đã xúc động sâu sắc. Về những câu hỏi này, tôi quyết định phải có nghĩa vụ chia sẻ với những người đam mê những gì tôi đã học được từ tất cả các năm đào tạo Ma Lin và Wang Hao. Vì chúng ta huấn luyện với các quan điểm đào tạo khác nhau, tất cả chúng ta không nhất thiết phải có sự giải thích tương tự về cách thực hiện cú giật thuận tay; chúng ta cũng có những chiến lược khác nhau cho công việc đào tạo. Vì vậy, tôi chỉ có thể chia sẻ những gì tôi đã học được từ quan điểm của riêng tôi với tất cả các bạn như là một tài liệu tham khảo.

Bóng bàn về cơ bản là một môn thể thao mang tính chất cung tròn. Cả cú giật thuận tay và trái tay đều dựa trên nền tảng vận động trọng tâm theo các trục và sự liên kết cơ thể với trọng tâm như là một bán kính để thực hiện các chuyển động vòng cung. Kết quả là, cho dù thực hiện một cú tấn công thuận tay hay trái tay, cả hai động tác đều phải tuân theo nguyên lý này. Trong ý nghĩa này, các nguyên tắc cơ bản của cú giật thuận tay là một dạng truyền lực hoặc chuyển tiếp lực về phía trước.

I. Các kỹ thuật cơ bản của cú giật thuận tay

Tư thế đứng:
Hai chân giang rộng bằng vai với trọng tâm cơ thể hướng về phía trước và dồn lên các đầu ngón chân của bạn. Khi giật, cơ thể cần hướng mặt về phía phải (đối với người thuận tay phải), trọng lượng cơ thể đặt trên chân phải. Khi xoay thắt lưng, lườn của bạn cần kiểm soát cánh tay trên, và cẳng tay của bạn cần được thả lỏng dưới cánh tay trên. Sử dụng cổ tay của bạn để kiểm soát vợt (trong khi thực hiện, sử dụng ngón tay cái của bạn để khép góc vợt, ngón tay trỏ của bạn cần được thư giãn, trong khi ngón tay giữa sẽ hỗ trợ ổn định mặt vợt). Những mô tả này là dành cho người cầm vợt dọc. Góc vợt cần thay đổi phù hợp với xoáy của bóng đến (ví dụ xoáy lên nhiều = khép góc vợt nhiều, .v.v.).

Tiếp xúc bóng:
Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh, chuyển trọng tâm của bạn từ chân phải sang chân trái, thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể với việc nghiêng hướng về phía trước (không nghiêng về phía sau). Bạn cần phải di chuyển cánh tay và vợt cùng một hướng với cơ thể. Bằng việc sử dụng cách chuyển trọng tâm như thế, sức mạnh sẽ thông qua cánh tay trên tới cánh tay ngoài và ngay lập tức vụt cẳng tay với lực bộc phát tiếp xúc vào bóng. Góc giữa cẳng tay và cánh tay trên nên càng nhỏ càng tốt. Đây là một nửa công việc (có một cánh tay thẳng). Cánh tay thẳng hơn sẽ tạo ra nhiều lực hơn. Cũng như thế, bạn sẽ tạo ra tốc độ lớn hơn khi bạn vụt cánh tay của bạn về phía trước nhanh hơn. Nhiều người khi dạy cú giật thuận tay đã nhấn mạnh về động tác vụt cánh tay ngoài mà không nhấn mạnh vào việc chuyển trọng tâm và xoay cổ tay ra sau. (Wu chỉ nói đến những người đã không dạy đầy đủ điều này – đa số giáo viên dạy kỹ thuật khá thích hợp).

Tổng hợp:
1. Chuyển trọng tâm! Trọng tâm cơ thể cần phải di chuyển hướng về phía trước và cơ thể di chuyển cùng với cánh tay.
2. Bạn phải sử dụng lườn của bạn để kiểm soát cánh tay trên. Lực (ở đây lực và tốc độ là không đồng nghĩa) cần được xuất phát từ thắt lưng – không phải từ cẳng tay. Cần có một sự cân bằng trong phân bố lực giữa chân, lườn, trên cánh tay, cẳng tay ngoài và cổ tay.
3. Tối quan trọng là khi tiếp xúc vào bóng, bạn cần phải vụt với lực bộc phát cánh tay ngoài về phía trước. Cổ tay phải được tham gia vào quá trình phát lực này. Bạn vụt tay nhanh hơn thì sẽ có nhiều lực hơn.
4. Phạm vi tiếp xúc bóng cần phải ở phía trước và bên phải thân người. [Tức là: Vị trí mà quả bóng (không phải điểm tiếp xúc trên quả bóng) lúc vợt chạm vào]. Bóng ở gần cơ thể hơn khi chạm bóng thì sẽ dễ dàng kiểm soát bóng hơn. Mặt khác điều đó đối với mỗi người là khác nhau và đôi khi chúng ta phải tinh chỉnh kỹ thuật của chúng ta để phù hợp với từng người. Mỗi người phải thích nghi với phong cách riêng của mình. Ngoài ra, khi tiếp xúc vào quả bóng, cần phải đánh vào bóng, chứ không để bóng đánh vào vợt (tức là đánh thụ động).

II. Những thay đổi cấu trúc cú giật bóng thuận tay

Ở nước tôi (Trung Quốc), ngày càng có nhiều người chơi vợt dọc hơn và kỹ thuật cũng không ngừng thay đổi, số lượng những người chơi vợt dọc (sử dụng mút ngược – mút láng) đang ngày càng tăng lên. Hầu hết những người đánh vợt dọc sử dụng mặt mút láng sau những người sử dụng mặt gai ngắn. Vì vậy, sẽ rất tốt khi liên hệ kiểu chơi vợt dọc nguyên gốc và kiểu mới với việc sử dụng mặt mút láng. Cũng là rất quan trọng để gắn bó với một số nguyên tắc cơ bản của kiểu chơi vợt dọc là các cú đánh gần bàn, ngắn, nhanh và mạnh mẽ, trong khi vẫn duy trì được tốc độ cao - là đặc trưng của môn chơi. Khi tập luyện, có ít các cú đánh dốc hết toàn lực – nhiều hơn lại là các cú đánh có thể đỡ được một cách liên lục. Đối với những người đã được đào tạo chuyên nghiệp, rất khó để thay đổi kỹ thuật và động tác mà bạn đã dạy họ làm. Điều này đã ảnh hưởng đến cách giật của những người chơi vợt dọc kiểu Trung Quốc – mà trong đó không sử dụng quá nhiều lực. Vì vậy, tôi đã gặp vấn đề trong một vài năm tập luyện cho các VĐV chơi vợt dọc sử dụng mút láng. Chẳng hạn, khi tôi huấn luyện cho Ma Lin và Wang Hao, tôi đã phải thay đổi các thói quen cũ của họ, đặc biệt là việc giật với chuyển động xoay mạnh mẽ. Đây là điểm chính yếu mà tôi đã làm việc và nhiều VĐV chơi vợt dọc cần phải thay đổi. Tôi đã thay đổi quan điểm của họ - động tác nhỏ, nhanh, liên tục, trở thành động tác phóng khoáng, di chuyển xung quanh một cách nhanh nhẹn (khống chế không gian rộng), mạnh mẽ và liên tục. Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có một cú giật đầy sức mạnh và làm thế nào nó cần phải liên tục và có khả năng sát thủ. Trong những tình huống tập luyện bình thường, tôi nói với Ma Lin và Wang Hao cần tăng cường thêm nhiều lực hơn cho các cú giật của họ và cần thiết phải tiếp tục sau đó. Trong điều kiện huấn luyện ổn định, mục tiêu của tôi là làm cho họ sử dụng các cú giật mạnh mẽ hơn từ cự ly trung bình bằng cách phát cho họ những đường bóng xoáy xuống với độ cao trung bình. Tôi yêu cầu họ sử dụng sức mạnh càng nhiều càng tốt khi có thể. Trọng tâm là thời điểm đúng mà bạn có thể giải phóng năng lượng của bạn khi bạn cần nó. Dần dần họ đã học được làm thế nào để giật với rất nhiều lực – bằng việc sử dụng sức mạnh và kỹ thuật từ chân, thắt lưng, trên cánh tay, cẳng tay và cổ tay để kết hợp vào cú giật uy lực. Yếu tố chính là việc sử dụng các chân và lườn để tạo ra năng lượng cần thiết và việc chuyển trọng tâm cơ thể từ bên phải sang bên trái. Việc tiếp theo là huấn luyện cú giật uy lực “trên toàn bộ bàn” (ở mọi góc độ) với bóng xoáy lên. Ở đây là tập trung cải thiện tính liên tục và các động tác chân trên toàn bộ bàn. Thông qua lớp huấn luyện này, cú giật mạnh thuận tay của Ma Long và Wanghao đã được cải thiện đáng kể. Tôi có thể thấy được các kết quả từ các cuộc thi đấu mà họ đã tham gia, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của họ.

Những thay đổi này là sự đổi mới cách đánh và là một bước đột phá trong sự phát triển của vợt dọc với mặt mút láng – thoát khỏi những phương thức cũ. Trong điều kiện của người chơi bóng bàn mà không nhất thiết phải chuyên nghiệp hóa, nếu bạn muốn cải thiện cú giật thuận tay của bạn mang tính sát thủ, bạn cần phải kết hợp cú giật với lực tối đa vào trong quá trình tập luyện của bạn.

Tổng hợp:
Đánh thuận tay thực sự là một kỹ thuật rất phức tạp - nó bao gồm: giật gần bàn, giật ở cự ly trung bình, giật xa bàn, giật bóng xoáy lên (bóng đến – ND), giật bóng xoáy xuống (bóng đến – ND), đối giật những cú giật nhẹ của đối phương, giật những đường bóng vừa nhú ra mép bàn v.v... Ngoài tất cả những cú đánh này, điểm quan trọng hơn là động tác chân. Nó ảnh hưởng đến cái “ hồn” của quả đánh thuận tay của bạn, nó ảnh hưởng đến cách bạn có thể định thời điểm cho cú giật của bạn và điều chỉnh mức độ tạo lực cho cú giật. Nếu bạn muốn tập tốt các cú giật của bạn, trước tiên bạn cần phải tập luyện bộ chân của bạn. Đó là lý do tại sao các VĐV nghiệp dư không thể tập luyện ở cường độ tương tự như các VĐV chuyên nghiệp – bộ chân của họ đã không cho phép họ làm được như vậy. Mặc dù vậy, những VĐV nghiệp dư vẫn có thể có được những kỹ thuật phù hợp để tấn công vào bóng - ngay cả khi động tác chân của họ không tốt như các VĐV chuyên nghiệp.

(Bài này còn dài, nhưng phần trên đây là đoạn nói về vấn đề mà ace chúng ta đang quan tâm - với chủ đề được bạn Table Tennis đưa ra - mình xin trích đoạn này thôi để các bạn tham khảo. Bạn nào muốn xem đầy đủ thì sang đây: http://bongban.org/threads/hlv-wu-jingping-ban-ve-cac-diem-co-ban-cua-cu-giat-thuan-tay-bai-1.2284/ - NTBB)
like 10000000000000000000000 lần, thế mà bác không post sớm hơn tí (chắc bác @NTBB cũng thích nghe cãi nhau đây mà!)
 

mr_cool

Trung Sỹ
Thấy kiến thức về bóng bàn của em có vẻ rất chuẩn, lại được học bài bản và còn làm cả công tác huấn luyện nên anh muốn hỏi là :
== Trong một số tình huống, cú giật FH có chân trụ là chân trái thì là đúng hay sai?
== Cú giật BH có chân trụ là chân phải thì có được không?
== Nếu giật FH mà không gấp cánh tay ngoài vào thì có làm sao không?
== Trong 1 số trường hợp vừa bay vừa giật thì có cần để ý đến chân trụ không?
== Giật xong thì đứng im nhìn bóng sang rồi mới di chuyển hay giật xong bật nhanh về 1 cái vị trí nào đó?

Bác @Dũng Cửu ( @Dũng Cửu SHOP ) lên tiếng cho anh em nghe tí đi! các cao thủ không tham gia diễn đàn đã đành, bác vẫn theo dõi mà toàn like với cười nhếch mếp 1 mình, chẳng chịu tham gia gì cả!
Em nghĩ rằng, nếu chỉ đọc tiêu đề của topic này thì nhiều người sẽ cho rằng chủ topic là người đã từng chơi bóng và hiểu rất rõ:
1. Cả kiểu kỹ thuật ngày xưa mà thường có nhắc nhiều đến thuật ngữ "dùng lườn" để đối phó thời bóng nhỏ 38mm với vũ khí: cốt rất cứng và mặt rất cứng (chứ ko phải cốt mềm trợ lực +mặt lưu bóng tốt như bây giờ) kèm theo là phải đối phó với những dơ bóng cắt cực nặng rơi trong bàn hoặc bóng vợt gai dài không lực rơi trong bàn hoặc đối phó xen kẽ 2 quả ấy trong 1 trận đấu => nếu không ma sát bóng mà phang mạnh, phang dầy vào bóng thì chỉ có đi nhặt;
2. Cả kiểu kỹ thuật bây giờ, với bóng to 40mm, đối phó với dơ đôi công nhiều hơn, bóng cắt ít xoáy hơn (có vẻ dễ đánh hơn) nhưng đòi hỏi tốc độ cao hơn, vũ khí hiện đại hơn: cốt mềm vừa lưu bóng vừa trợ lực + mút lưu bóng, v. v.=> cho phép quăng mạnh vào bóng. Lại có internet để học hỏi, chia sẻ kiến thức, có clip để quay chậm lại mà xem =>biết cách phát lực như thế nào, vào bóng ra làm sao....
Nhiều người đã từng chơi bóng thời 38mm rất quan tâm và theo dõi topic này để update tí kiến thức trong đó có em.
Em cũng nghĩ là bác chủ thớt có nhiều thông tin và kinh nghiệm, nhưng chẳng hiểu sao bác ấy cứ chia sẻ kiểu giật cục mà ko giải thích rõ hơn tí về những gì mình muốn chia sẻ (hay để câu số trang?)
 

Harry Nguyen

Hạ Sỹ
Thật ra chủ thớt nói rất là chính xác về cách giật mà không dùng lườn ngày nay của các Vdv tầm cỡ TG. Bản thân tôi đã thử tiếp thu điều này rồi, xin mọi người lưu ý sở đây 1 điều là "không dùng lườn" có nghĩa là chúng ta không cần phải chỉ phát lực ở vị trí lườn nếu chúng ta chỉ sử dụng lực của lườn và tay thì vẫn tạo ra 1 cú giật rất tốt, nhưng chúng ta khó đánh tiếp những quả bóng tiếp theo sau này một cách chính xác và trọn vẹn. Lực tạo ra quyết định độ tiếp xúc và cảm giác bóng là của tay, chính xác la thời điểm tiếp xúc và góc độ mặt vợt tiếp xúc ra sao để tạo vị trí làm nền độ xoáy và xoáy nhiều hay ít. Lực phải bắt nguồn từ chân là chính xác nhất, vì chân quyết định vị trí di chuyển đến và lực khởi đầu để truyền lực đến tay (Thông qua lườn). Vì thế, bóng bàn ngày nay không nên hoặc không nhất thiết phải tạo lực từ lườn mà thôi, chúng ta phải tiếp thu thêm cách tạo lực cho cú giật của mình như chủ thớt nêu trên. Xin cảm ơn mọi người.
 

Ma_Long

Thượng Sỹ
Cảm ơn chủ topic @Table Tennis vì topic rất hữu ích. Mình côg nhận dùng vai phát lực làm cho biên độ tay cũng được rút ngắn hơn quả giật sẽ gọn hơn. Còn mấy phần nữa chủ topic ko tiếp tục đi mình rất muốn nghe. Đặc biệt cách cầm vợt và đặt cán vợt trong lòng bàn tay. Thanks
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
thế cái này là lí thuyết hay nghiên cứu bác mới ngồi nghĩ ra hay bác đã áp dụng đc vào trận đấu nhể?
nếu bác áp dụng thành công rồi thì post 1 đoạn video mô tả cú giật phát lực từ vai, xoay chân(mà lại ko xoay lườn ) để ae dễ hình dung cái nhỉ. tớ vừa ngồi VP đọc xong cầm vợt chui vào Toilet làm thử động tác mà ngồi nghĩ mãi vẫn chưa ra

Cầm vợt chui vào toilet thì dùng lườn thế nào được, dùng vai là chính và cổ tay là chủ yếu.:D:D:D:D:D

Bác này nói mà không có sự nghiên cứu rõ ràng rồi anh @lamtq ơi, tranh luận thì ý kiến phải mở, nhưng đọc thấy bác này đóng lắm, mà như thế thì không phải tranh luận, mà là họp hội nghị tổng kết rồi. Riêng cái này thì em đi vào rồi lại đi ra, nhiều khi cũng không kịp gật gù đồng ý ạ:(
 

Table_Tennis

Thiếu Uý
Đợt vừa rồi thấy Zhang Jike và Xu Xin liên tục chấn thương ở bả vai, ko biết mấy đại ca dùng lườn giải thích thế nào về nguyên nhân này ?
 

long thủ

Đại Tá
Đợt vừa rồi thấy Zhang Jike và Xu Xin liên tục chấn thương ở bả vai, ko biết mấy đại ca dùng lườn giải thích thế nào về nguyên nhân này ?

Do xoay lườn mạnh quá nên gây áp lực lên cột sống, truyền lên vai gây đau bác ạ =))
 

pokerface

Binh Nhì
@Table Tennis : Em trình còi, đang tập đôi công nên không biết phân tích chuyên môn sâu như các bác. Tuy nhiên, em đồng tình với bác.
Trước em mon men bóng bàn, mấy ông hướng dẫn bảo : "phải lườn". Em cũng loay hoay với "lườn", sau đó cu em Đạt trố nó tập cho được ít buổi, thấy động tác nó rất Ma Long và khác biệt. Có lẽ như những gì bác đã đề cập, em miễn nói lại.
Có cái clip em nhờ ông cụ đứng ngoài quay giúp, do ông không biết focus vào hình nên máy tự động lấy nét vào..lưới, hình Đạt hơi mờ, các bác xem tạm :
 

pokerface

Binh Nhì
Em loay hoay mà chưa tải được cái clip 1 phút ấy lên nên chưa có video, các bác vui lòng chỉ giúp ạ !

Nhân tiện, em rất ngưỡng mộ chú NTBB Văn Út vì kiến thức và nhiệt tâm của chú. Nhớ năm trước vào Sài Gòn được chú tặng cho một đĩa CD mà về em làm thất lạc, chưa kịp xem một lần (hic)
Những gì ông huấn luyện viên của Wang Hao nói thật đáng là kim chỉ nam để mỗi người tự nghiền ngẫm, khai ngộ ra cách đánh của mình.
 
Last edited:

Thanh Long GB

Đại Uý
bóng bàn hiện đai người ta không dùng lườn bạn nhé,người ta không dùng lườn mà bạn cứ bảo người ta dùng lườn đó,những người trong top 8 vô địch toàn quốc họ ko hề dùng lườn mà chỉ xoay vai cộng gập tay như chủ thớt nói,
May q
Bác hiểu thế là chuẩn rồi đó. Tạm thời em chưa cho rằng lối 2 giật mạnh hơn lối 1, nhưng em chỉ biết rằng ngày nay các VĐV thế giới đa phần giật theo lối 2 ko còn giật lối 1 nữa.
Bài viết của em ko chú trọng phần phát lực cho lắm, vì em nghĩ cái này mọi người lẽ ra thừa hiểu rồi, nhưng ko hiểu sao mọi người cứ đâm xoáy vào phần này. Phần cách tiếp xúc bóng mới là phần quan trọng.
May quá ko ngủ đc vào dđ đọc bài này song hết bệnh tẩu hỏa nhập ma cứ muốn chạy ngay ra sàn tập Trắc Mai phải nên 3 bóng chứ chăng chơi
 

dungdienanh

Trung Uý
TOPIC quả là nóng hổi ^_^
Trên quan điểm cá nhân mình mỗi đất nước có 1 triết lý bóng bàn khác nhau chúng ta có thể thấy rõ điều này qua lối đánh của các VDV Trung Quốc , Nhật Bản , Châu Âu :)
* Cũng ngay tại mỗi quốc gia mỗi tỉnh có những phương pháp huấn luyện riêng + phong cách riêng nó VD ngay tại Việt Nam :
+Hải Dương các VDV đỉnh cao thiên về độ mạnh & các bài tập đối giật
+Quân Đội các vdv thiên về lối đánh đồng đều giật trái,phải + các kỹ thuật xử lý trên bàn tốt như cổ tay !
>>Cũng ngay vdv cũng mỗi vdv có phong cách đánh , kỹ thuật đánh ,chiển thuật khác nhau và quan trọng nhất là bản lĩnh , kinh nghiệm trận mạc trong thi đấu đối kháng!
+ Ở đây trên quan điểm của chủ TOPIC là nói về các bài tập của VDV chuyên nghiệp : Đúng như bạn chủ TOPIC nói hiện trong quá trình tập luyện đào tạo vdv chuyên nghiệp các hlv các đội tuyển gần như không dùng thuật ngữ chuyên môn như ''xoay lườn'' vì đúng là khi xoay lườn với các vdv đỉnh cao lườn theo D9 hiểu chỉ là sự hỗ trợ & chỉ tùy thời điểm hầu như chỉ trong 1 số tình huống thi đấu bóng vào giữa người chân không di chuyển kịp và bẻ giật sang đường thẳng mới cần sự hỗ trợ của lườn nhưng chỉ là sự '' hỗ trợ'' chứ không xoay lườn tại sao lại vậy? Vì chúng ta không thể so sánh kỹ thuật và cách hiểu, cách hiểu ở đây là ''thuật ngữ chuyên môn'' của các vdv chuyên nghiệp và cách hiểu của vdv phong trào : tự nghiên cứu đủ các giáo án từ châu âu sang châu á chạy sang cả châu mỹ +1 số hlv châu phi :) + người chơi tự bảo nhau :
Theo mình có 1 số lý do ngắn gọn sau đây các vdv đỉnh cao khác các vdv nghiệp dư nhất là các VDV bóng bàn đỉnh cao thế giới sẽ không '' xoay lườn '' mà ở đây trong quá trình xem clip các vdv thế giới theo như cách hiểu của mình lườn chỉ là sự hỗ trợ và là điểm nối giữa chân đến cánh tay nhưng để thực hiện điều này thì nghiệp dư sẽ không thể làm nổi trừ ai có tố chất thể thao + nền tảng thể lực tốt! ^_^

1). Qúa trình & time tập luyện + Tố chất con người

2 ) Cường độ tập luyện + nền tảng thể lực!

3 ) Yếu tố chuyên môn :

4 ) Nền tảng kỹ thuật : Lực phát ra & tiếp xúc bóng !

+ D9 muốn phân tích chúng ta đang khác nhau về cách hiểu của chủ topic là các thuật ngữ chuyên môn của chuyên nghiệp vì như chủ topic ở đây nói là hlv đào tạo chuyên nghiệp và cách hiểu kỹ thuật của người chơi phong trào!
+ Những Yếu tố khác nhau giữa nghiệp dư & chuyên nghiệp : Tại sao chuyên nghiệp không cần xoay lườn:

1 ) Sự khác nhau về quá trình & time tập luyện + tố chất con người : Các vdv chuyên nghiệp được tập từ nhỏ hầu hết từ 5 đến 7 tuổi, được lựa chọn vào chuyên nghiệp để nhà nước trả lương đương nhiên về tố chất con người là có sự đào thải và được lựa chọn kỹ càng , hầu như vào chuyên nghiệp lứa tuổi này đều nhất ,nhì ba của các giải đơn phong trào trong tỉnh và được các hlv tuyển chọn vào chuyên nghiệp! Time tập luyên của chuyên nghiệp từ thứ 2 đến thứ 7 !
sáng : 2 tiếng + chiều 2 đến 3 tiếng đến các giải thi đấu còn tập luyện nhiều hơn! Vậy 1 ngày cứ cho tập không nghỉ giải lao là 4 tiếng > 1 tuần nghỉ chủ nhật : 28 tiếng
VDV phong trào trung bình ai đam mê lắm ngày chơi được 1 tiếng có khi không dc và không thường xuyên theo năm tháng mà hầu như toàn đánh sec thi đấu ,time bập bõm phụ thuộc vào công việc ,gia đình ,time sự đam mê có khi đang chơi nghỉ mấy năm sau chơi lại vừa chơi vừa nghiên cứu không ai dạy ( cái này mình nói phần sau) tất nhiên không có sự thải loại ,sự lựa chọn thì tố chất con người + sự nhận thức về kỹ chiến thuật bóng bàn kém hơn vdv chuyên nghiệp!

2 ) Cường độ tập luyện + nền tảng thể lực
Rất khác nhau các bài tập của vdv chuyên nghiệp vô cùng nặng và mất sức đòi hỏi phải có nền tảng thể lực vô cùng sung mãn, kỹ thuật tốt ,sự duy trì tập luyện thi đấu , chế độ dinh dưỡng khoa học , độ tuổi dưới 35 mới chịu nổi khối lượng những bài tập luyện khó &mất sức như vậy ! Ngay cả các vdv chuyên nghiệp nghỉ 1 time mất động lực khi vào tập cũng không chịu nổi cường độ!>> Vì HLV luôn ép phải tập trong khuôn khổ phải đủ khối lượng bài tập : từ bóng đơn + bóng nhiều các bài tập bổ trợ :tập cơ bụng, các bài tập phát triển cơ bài tập rèn luyện sức bền,bài tập đòi hỏi phản xạ ... ^_^ ! >> nền tảng thể lực rất tốt đây là yếu tố khá quan trọng khi chúng ta phân tích chúng ta muốn không xoay lườn đòi hỏi phải có bộ chân vững chắc khỏe + nhanh luôn phải di chuyển trong tình trạng đủ người để giật trong thế vững vàng! Tất nhiên để nói lườn chỉ là sự hỗ trợ cũng phải phân tích thêm yếu tố kỹ thuật ở phía sau :)
+ vdv phong trào ngay cả thế đứng còn chưa vững , nền tảng thể lực yếu oánh xong ra bia rượu ,oánh mang tính chất tự phát và trong tư duy khi lâm trận luôn nghĩ yếu tố động tác sai là lý do chính ^_^ mà đây chỉ là yếu tố vô cùng nhỏ trong tổng thể kỹ thuật bóng bàn!

3) Chúng ta hãy nói đến yếu tố chuyên môn :
Huấn luyện viên đều là những vdv nên khả năng định hướng ,đào tạo được tập luyện trong điều kiện chuyên nghiệp bài bản , trong môi trường xung quanh rất nhiều các vdv có trình độ kỹ thuật cao nên khả năng nhận thức + thực hành cao hơn người chơi phong trào rất nhiều!

( Vì đang có giải Tràng An mở rộng nên D9 sẽ viết tiếp mong các bạn thông cảm )
Ơ ở chỗ mình chơi ai cũng xoay lườn hỗ chơ cho cú đánh nhất là lúc bi ép bóng sát người hay luc thiêu chân thiếu tay.Chỉ có mỗi 2 anh là Minh chích chòe và Viêt cơm đanh k xoay lườn đc vì bi THOÁT VỊ ĐIA ĐỆM nên dùng đai bó lườn lại đánh thấy ngay như NGƯỜI MÁY
 

hoangnam6292

Thượng Sỹ
Theo e tùy theo cơ địa từng người nhưng cốt lõi là cảm giác .. tư thế thì học thêm mấy video clip kiếm ai có động tác giống mình ^^! cứ luyện tập rùi sẽ lên mà
 

Bình luận từ Facebook

Top