Chia sẻ một bài viết rất hay về nghề sưu tầm chữ kí

Red Arc

Đại Tá
Nghề Sưu tập chữ ký

Sưu tập chữ ký bao lâu nay 1 việc tưởng chừng như đơn giản nhưng 0 dễ dàng chút nào.
Cầm trên tay 1 cốt vợt với những chữ ký ngoằn ngoèo có người hỏi mình cốt vợt này đánh được 0? Chữ ký kia phải thật 0? Giá trị cốt vợt, chữ ký, sự kiện lịch sử ..... đôi khi chỉ được đánh giá qua vài triệu đồng, 0 bằng 1 miếng gỗ trầm hương hay 1 miếng gỗ sưa nào đó mà mọi người vô hình chung đã quá thực tế đem so sánh và quên hẳn Sưu tập chữ ký là 1 cái nghề đòi hỏi rất nhiều thứ và cũng lắm công phu xen lẫn hy sinh.

Vì sao là 1 cái nghề?

Đúng, phải gọi chính xác nó là nghề các bác à; đòi hỏi người chơi 3 tiêu chí: đam mê, đầu tư thời gian và đặc biệt là kiên nhẫn.

1- Đam mê:

Đây là tiêu chí đầu tiên cho người theo nghề. 0 đam mê các bác sẽ bỏ nghề rất sớm vì lắm gian truân để sưu tập được 1 chữ ký của các cao thủ thế giới. Họ là ngôi sao, 0 phải muốn ký là ký, và gặp ai cũng ký trong mọi lúc mọi khi.

0 đam mê các bác sẽ dễ dàng bỏ cuộc sớm và ra về trắng tay.

2- Đầu tư thời gian:

Để có được chữ ký cần bỏ rất nhiều thời gian để theo đuổi mục tiêu và phải biết hy sinh.
Khi bước vào 1 giải đấu lớn, trên khán đài hàng ngàn người đang tập trung theo dõi, hưởng thụ các pha bóng đẹp, cái không khí nhộn nhịp ngày hội, thì người làm nghề sưu tập phải hy sinh những khoảnh khắc này của riêng mình và tập trung quan sát các VDV ngôi sao và khu vực thi đấu của họ để biết chọn thời điểm xin chữ ký. sẳn sàng bỏ ngang trận đấu đang xem khi thấy đối tượng mình cần xin chữ ký đã rời khu vực thi đấu.

Người sưu tập cần biết những việc sau đây:

- Nhà thi đấu các VDV ra vào từ đâu? Để có thể dễ tiếp cận VDV.

- Phòng khởi động của VDV ở đâu? Biết rồi cũng chưa có gì chắc chắn là vào được vì khu vực này luôn có bảo vệ.

- Lịch thi đấu của họ thế nào? Vì thường khi các VDV rất ngại ký tên tặng ai đó trước các trận đấu vì sẽ đem lại cho họ điều 0 may mắn.
- Thói quen của từng VDV.
Ví dụ như Ovtcharov - Timo Boll là những người rất khó xin chữ ký. Đặc biệt như Ovtcharov sẽ 0 bao giờ rời khỏi cái điện thoại để tránh mọi người làm phiền và thường sẽ luôn đi cửa sau hoặc chọn vị trí đứng xa hoặc cách biệt với khán giả để 0 bị làm phiền.

3- Kiên nhẫn:

Để có được chữ ký của 1 VDV đôi khi đòi hỏi 1 sự kiên nhẫn vượt bậc. Các bác có thể phải đợi 3 tiếng chỉ vì 1 chữ ký.
Ví dụ như tại Chung kết giải Champions League châu âu vừa qua tại Pháp. Samsonov thua cả 2 trận nên thật sự anh ta 0 có ý định giao lưu trả lời phỏng vấn với ai hoặc ký tặng gì cả vào ngày hôm đó, nên sau giải Samsonov đi thẳng vào phòng thay đồ, sau đó đi ăn tiệc với 2 đội trong phòng kín và chỉ rời khỏi nhà thi đấu vào lúc 1h30 sáng.
Có nghĩa là để có được chữ ký huyền thoại này trên cốt vợt độc và duy nhất trong ngày sự kiện, người sưu tập đã kiên nhẫn đứng chờ 1 mình ngoài sân 2 tiếng rưỡi trong đêm. Và cũng là khán giả cuối cùng ra về của ngày hôm đó chỉ vì 1 chữ ký.

Nghề sưu tập là thế đó các bác! Nên chính vì vậy người sưu tập được các chữ ký trong những sự kiện lớn thường rất trân trọng những gì mình có được và ít ai tặng hoặc trao những kỷ vật quý hiếm này lại cho người khác cũng vì vậy.

Nếu trong các bác ai may mắn có được những kỷ vật này, xin hãy trân trọng và đừng bao giờ dùng đồng tiền để làm thước đo cho 1 kỷ vật!

Tiền là quan trọng trong cuộc sống nhưng cũng 0 bằng 1 chữ Tình!

Bài viết này được R.A copy nguyên văn của tác giả trên Facebook.
 

Drhongson

Đại Tá
Quá đúng . Nghề chơi quả cũng lắm công phu . Một danh nhân từng nói << khi tôi chết đi ,
tôi mang theo cái gì ko quan trọng ( mà chết rồi thì còn mang duoc cái gì nữa ) , mà quan trọng là tôi để lại cho đời cái gì >> .
 

Bình luận từ Facebook

Top