Thắc mắc về cốt vợt " Chiều thớ gỗ trên cốt vợt "

phungducthang

Đại Tá
Em có 1 thắc mắc là chiều thớ gỗ trên " bề mặt " cốt vợt lớp ngoài cùng không xoay ngang mà lại xoay dọc theo chiều dài của toàn bộ cốt vợt. Các bác có kinh nghiệm giải thích giúp em một chút.
Các lớp gỗ luôn ưu tiên quay dọc vì nó chắc chắn và cảm giác tốt hơn. Điều này theo tôi nghĩ nó là hiển nhiên dù đứng ở góc độ nhà sx hay người chơi cũng vậy. Đầu tiên khi khai sinh ra cốt vợt người ta đơn giản đẽo nó từ 1 mảnh gỗ (1 lớp), chả nhẽ lại quay ngang???
Cốt 5 lớp có thể sẽ là: Trung tâm dọc + 2 ngang + 2 dọc; cốt 7 lớp sẽ có 2 lớp dọc liền nhau...
Không có sự bắt buộc nào cho việc cứ phải 1 lớp ngang + lớp dọc cả. Đặc biệt có loại cốt 3 lớp sẽ là thớ dọc tất.
Lớp gỗ quay ngang chỉ có ý nghĩa chống lại sự cong vênh, hạn chế vỡ dọc và một phần nào đó tăng cường khả năng giằng ngang để tạo sự đồng đều trên mọi điểm mặt vợt (Với những cốt có lớp sợi nhân tạo thì lớp gỗ quay ngang sẽ không cần thiết)
 
Last edited:

thaythuydn

Đại Tá
Hiểu nôm na cầm thanh gỗ thớ dọc vụt sẽ khó gẫy hơn thớ gỗ ngang các Bác nhỉ.
không rỏ cách phân bố sớ gổ ngang hay dọc có ảnh hưởng đến đường đi của bóng như phân bố gai ngang hay gai dọc trên mút gai không?
Xin ý kiến của 2 nhà sản xuất cốt vợt KTT Tp HCM và ACT Đà nẳng
 

QuangHung

Đại Tá
Bác thích thử nghiệm , thử oder 1 cây gỗ bề mặt thớ ngang đánh thử xem.
Theo kinh nghiệm của thợ mộc
thì là như thế này..cũng như công nghệ làm gỗ mộc nói chung, làm đàn guitar..và cốt vợt bóng bàn nói riêng thì nhưng bảng gỗ luôn được xẻ theo chiều dọc của thân cây..xẻ mỏng dần đều..cốt vợt thì sẽ được gia công, mài gọt tinh xảo và ép nhiệt..bình thường 1 tấm gỗ nếu xẻ ngang và mỏng 1mm chắc chắn sẽ bị vụn như cám..các bác hình dung như cây đũa tre..chẻ nhỏ 1mm theo chiều dọc sẽ vẫn giữ được gắn kết vã sẽ thành cái tăm..còn trặt ngang 1 phát 1mm sẽ vụn rừ.. Theo thiết kế đến cán vợt thì sẽ nhỏ nên làm ngang vân gỗ dễ bị oẳng khi va vào bàn :D E vừa chơi vừa chém đấy nhé :D
 

docmaorg

Đại Tá
Theo kinh nghiệm của thợ mộc
thì là như thế này..cũng như công nghệ làm gỗ mộc nói chung, làm đàn guitar..và cốt vợt bóng bàn nói riêng thì nhưng bảng gỗ luôn được xẻ theo chiều dọc của thân cây..xẻ mỏng dần đều..cốt vợt thì sẽ được gia công, mài gọt tinh xảo và ép nhiệt..bình thường 1 tấm gỗ nếu xẻ ngang và mỏng 1mm chắc chắn sẽ bị vụn như cám..các bác hình dung như cây đũa tre..chẻ nhỏ 1mm theo chiều dọc sẽ vẫn giữ được gắn kết vã sẽ thành cái tăm..còn trặt ngang 1 phát 1mm sẽ vụn rừ :D
Đồng ý với Bác khi gia công thì sẻ dọc rồi, do cấu trúc của thớ gỗ, nhưng khi ghép lên bề mặt cuối cùng của mặt vợt lại ko để ngang mà lại để dọc. Hoàn toàn có thể làm được, ví dụ như miếng gỗ dán Bác có thể đặt cái vợt bb lên rồi lấy dấu 1 cái rồi cắt theo chiều nào cũng được, ý em là thế.
Em nhấn mạnh là "lớp ngoài cùng" của cốt vợt.
 

QuangHung

Đại Tá
Đồng ý với Bác khi gia công thì sẻ dọc rồi, do cấu trúc của thớ gỗ, nhưng khi ghép lên bề mặt cuối cùng của mặt vợt lại ko để ngang mà lại để dọc. Hoàn toàn có thể làm được, ví dụ như miếng gỗ dán Bác có thể đặt cái vợt bb lên rồi lấy dấu 1 cái rồi cắt theo chiều nào cũng được, ý em là thế.
Thì như thiết kế..nếu như ngang thớ đến phần mang cá và cán vợt..sẽ nhỏ dần và như vậy khi bị tác động lực..đa số là bạt vào bàn sẽ dễ gãy hơn là làm theo chiều dọc ..E nghĩ thế :D
 

docmaorg

Đại Tá
Thì như thiết kế..nếu như ngang thớ đến phần mang cá và cán vợt..sẽ nhỏ dần và như vậy khi bị tác động lực..đa số là bạt vào bàn sẽ dễ gãy hơn là làm theo chiều dọc ..E nghĩ thế :D
Phía trong phần tăng cứng cho cốt chắc ko thể làm ngang thớ vì theo ý Bác là hoàn toàn chính xác.
 

nvdu574

Thượng Tá
Em có 1 thắc mắc là chiều thớ gỗ trên " bề mặt " cốt vợt lớp ngoài cùng không xoay ngang mà lại xoay dọc theo chiều dài của toàn bộ cốt vợt. Các bác có kinh nghiệm giải thích giúp em một chút.
Thớ theo chiều dọc
Tăng độ dẻo dai
Theo suốt chiều dài
Nếu toàn thớ dọc
điểm ngọt sẽ nhỏ
Đồng đều bị hẹp
Xen kẽ thớ ngang
Điểm hồng thêm rộng
Gần sát cạnh xa
Vấn đề như thế
Mạo muội trình bày....
 

Bình luận từ Facebook

Top