Huyền thoại thể thao Việt Nam: Vay tiền đi đấu giải châu Á và giành Cup Thể thao

KTT

Thượng Tá
Đọc bài viết về Mai Văn Hòa trên thấy rất hấp dẩn ,lôi cuốn , đầy kịch tính... nhưng chỉ có điều sai từ đầu đến cuối. Gần như không có dữ liệu nào chính xác đáng tin cậy.
1/ Năm 1953 giải vô địch châu Á tổ chức ở Tokyo ( Nhật Bản ) là giải lần thứ 2 chứ không phải giải đầu tiên .
Lần thứ 1 tổ chức ở Singapore với chức vô địch đơn nam thuộc về Suh Sui Cho ( Hong Kong ) khi đánh bại nhà vô địch thế giới 1952 Hiroji Satoh ( Nhật Bản )
2/ Đương kim vô địch thế giới 1953 là Ferenc Sido ( Hungary ) chứ không phải Ichiro Ogimura ( Nhật Bản - vô địch thế giới một năm sau đó 1954 khi đánh bại Tage Flisberg _ Thụy Điển )
3/ Thi đấu đơn trước kia thường theo thể thức loại trực tiếp ( thời cận đại sau này mới chia đấu bảng ) nên để Mai văn Hòa loại 20 đấu thủ thì giải đấu phải qui tụ vài chục ngàn đấu thủ. Không tưởng.
4/ Thi đấu giải quốc tế mà vận động viên nước chủ nhà ( Ogimura ) được vào thẳng trận chung kết thì các đoàn nước khác sẽ đồng ý không. Điều này quá phi lý nên lại là tưởng tượng nốt.
5/ Ichiro Ogimura huyền thoại thế giới này sinh năm 1932 có nghĩa mới 21 tuổi ( 1953 ) chứ không thể 35t được.
6/ Ichiro Ogimura bị loại ở giải đơn nam vòng 16 thì làm sao thua Mai Văn Hòa ở trận chung kết được.
7/ Lọt vào tứ kết toàn là 6 danh thủ Nhật Bản : Iobe, Hiroji Satoh ( vô địch thế giới 1952 ), Yoshio Tomita, Yamaguchi, Kazuo Kai, Saiji Yamaguchi đối đầu cùng 2 danh thủ Việt Nam:Trần Cảnh Được. & Mai Văn Hòa. Được bị loại ở tứ kết và Mai văn Hòa tiếp tục cùng Tomita, Kazuo, Saiji Yamaguchi tranh bán kết và cuối cùng ở trận chung kết Mai Văn Hòa đã thắng Saiji Yamaguchi để lên ngôi vô địch đơn nam.
@ Mai Văn Hòa cùng Trần Cảnh Được cũng thắng cặp Furusawa và Tsuneo Naka ( NB ) để đoạt chức vô địch đôi nam châu Á 1953.
Tóm lại chỉ một sự kiện mà quá nhiều sai sót cơ bản nhất thì những chuyện như đấu thủ chán đời định đập đầu vào bàn tự vẩn cũng kể cho vui mà thôi. Lịch sử là phải trung thực và công bằng nhưng nhiều khi kể hoài thì chuyện bịa cũng thành sự thật.
Thanks các bạn rất nhiều khi cho biết thông tin để KTT còn đính chính kịp thời ( Mọi thông tin KTT có được từ nhiều nguồn đáng tin cậy & nhất là của ITTF )
 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
Đọc bài viết về Mai Văn Hòa trên thấy rất hấp dẩn ,lôi cuốn , đầy kịch tính... nhưng chỉ có điều sai từ đầu đến cuối. Gần như không có dữ liệu nào chính xác đáng tin cậy.
1/ Năm 1953 giải vô địch châu Á tổ chức ở Tokyo ( Nhật Bản ) là giải lần thứ 2 chứ không phải giải đầu tiên .
Lần thứ 1 tổ chức ở Singapore với chức vô địch đơn nam thuộc về Suh Sui Cho ( Hong Kong ) khi đánh bại nhà vô địch thế giới 1952 Hiroji Satoh ( Nhật Bản )
2/ Đương kim vô địch thế giới 1953 là Ferenc Sido ( Hungary ) chứ không phải Ichiro Ogimura ( Nhật Bản - vô địch thế giới một năm sau đó 1954 khi đánh bại đồng đội Tanaka)
3/ Thi đấu đơn trước kia thường theo thể thức loại trực tiếp ( thời cận đại sau này mới chia đấu bảng ) nên để Mai văn Hòa loại 20 đấu thủ thì giải đấu phải qui tụ vài chục ngàn đấu thủ. Không tưởng.
4/ Thi đấu giải quốc tế mà vận động viên nước chủ nhà ( Ogimura ) được vào thẳng trận chung kết thì các đoàn nước khác sẽ đồng ý không. Điều này quá phi lý nên lại là tưởng tượng nốt.
5/ Ichiro Ogimura huyền thoại thế giới này sinh năm 1932 có nghĩa mới 21 tuổi ( 1953 ) chứ không thể 35t được.
6/ Ichiro Ogimura bị loại ở giải đơn nam vòng 16 thì làm sao thua Mai Văn Hòa ở trận chung kết được.
7/ Lọt vào tứ kết toàn là 6 danh thủ Nhật Bản : Iobe, Hiroji Satoh ( vô địch thế giới 1952 ), Yoshio Tomita, Yamaguchi, Kazuo Kai, Saiji Yamaguchi đối đầu cùng 2 danh thủ Việt Nam:Trần Cảnh Được. & Mai Văn Hòa. Được bị loại ở tứ kết và Mai văn Hòa tiếp tục cùng Tomita, Kazuo, Saiji Yamaguchi tranh bán kết và cuối cùng ở trận chung kết Mai Văn Hòa đã thắng Saiji Yamaguchi để lên ngôi vô địch đơn nam.
@ Mai Văn Hòa cùng Trần Cảnh Được cũng thắng cặp Furusawa và Tsuneo Naka ( NB ) để đoạt chức vô địch đôi nam châu Á 1953.
Tóm lại chỉ một sự kiện mà quá nhiều sai sót cơ bản nhất thì những chuyện như đấu thủ chán đời định đập đầu vào bàn tự vẩn cũng kể cho vui mà thôi. Lịch sử là phải trung thực và công bằng nhưng nhiều khi kể hoài thì chuyện bịa cũng thành sự thật.
Thanks các bạn rất nhiều khi cho biết thông tin để KTT còn đính chính kịp thời ( Mọi thông tin KTT có được từ nhiều nguồn đáng tin cậy & nhất là của ITTF )
Tôi không thể hiểu nổi tại sao lại có bài sai sự thật trắng trơn đến như vậy! Rất may còn hai chi tiêt đúng là "MVH vô địch đơn nam và MVH, TCĐ vô địch đôi nam châu Á 1953". Thấy bài viết về danh thủ bóng bàn VN hấp dẫn quá đã định in ra đọc cho anh em CLB cùng nghe. May mà có bác KTT kịp thời đính chính không thì....
 
  • Like
Reactions: KTT

KTT

Thượng Tá


Mai Văn Hòa được lưu chữ ký trên cốt vợt Butterfly và đây là chữ ký của danh thủ họ Mai làm rạng danh Việt Nam khi được BTC giải Vô địch BB Thế Giới 1957 mời ký tên vào postcard cùng các danh thủ nay đã đi vào huyền thoại

@ Huyền thoại Ichiro Ogimura ( Nhật Bản ) với chữ ký bên trái trên cùng với 2 chức vô địch thế giới đơn nam ( 1954, 1956 ) 2 vô địch đôi nam ( 1956,1959) 3 lần vô địch đôi nam nữ ( 1957,1959, 1961 ), 5 lần vô địch đồng đội ( 1954, 1955, 1956, 1957,1959 ).

@ Richard Bergmann ( Anh Quốc ) với chữ ký trên cùng chính giửa với 4 chức vô địch thế giới đơn nam ( 1937, 1939, 1948, 1950 ) 1 vô địch đôi nam ( 1939) 1 lần vô địch đồng đội ( 1936 ).

@ Huyền thoại Victor Barna ( Hungary & Anh Quốc ) với chữ ký phía dưới chữ ký Bergmann với 5 chức vô địch thế giới đơn nam ( 1930, 1932, 1933, 1934, 1935 ) 8 vô địch đôi nam ( 1929, 1930, 1931, 1932, 1933, 1934,1935, 1939 ) 2 lần vô địch đôi nam nữ ( 1932,1935 ), 6 lần vô địch đồng đội ( 1929,1930,1931, 1933, 1934,1935 ) . Victor Barna chính là kỷ lục gia với 21 lần vô địch thế giới và tên ông là thương hiệu nổi tiếng trên chiếc cốt vợt Barna

@ Huyền thoại Ferenc Sido ( Hungary ) với chữ ký phía dưới Barna 1 chức vô địch thế giới đơn nam ( 1953 ) 2 vô địch đôi nam ( 1950, 1953 ) 4 lần vô địch đôi nam nữ ( 1949, 1950,1952, 1953 ), 2 lần vô địch đồng đội ( 1949, 1952 ).

@ Andreadis ( Tiệp Khắc ) với chữ ký chính giữa dưới cùng với 4 vô địch đôi nam ( 1949, 1951, 1955, 1957 ) 1 lần vô địch đôi nam nữ ( 1954 ), 4 lần vô địch đồng đội ( 1947, 1948, 1950, 1951 ). Và dù chưa vô địch đơn nam Ivan Andreadis cũng 2 lần về nhì 1951, 1953.

@ Toshiaki Tanaka ( Nhật Bản ) với chữ ký bên phải chổ dấu mộc tròn với 2 chức vô địch thế giới đơn nam ( 1955, 1957 ) 3 lần vô địch đồng đội ( 1955, 1956, 1957 ).

Với dàn sao huyền thoại này Mai Văn Hòa người được thế giới suy tôn là Vạn Lý Trường Thành cũng được vinh danh với chữ ký trên cùng bên phải, Mai Văn Hòa chính là Ngôi Sao Bắc Đẩu của BB Việt Nam chúng ta.
 

KTT

Thượng Tá
Sẳn dịp nhắc đến Mai Văn Hòa là nhắc đến thời kỳ huy hoàng của nền BB Việt Nam. Đỉnh cao là vị trí số 3 ( đồng hang với Trung Quốc ) vào năm 1959. Giải Vô địch Thế Giới năm ấy tổ chức ở Đức và VN được phân vào bảng D chung với hạt giống là Tiệp Khắc ( hạng 3 giải 1957 ) cùng với 8 đội khác. Tổng cộng là 10 đội đánh vòng tròn chon nhất bảng vào bán kết. Tiệp Khắc thắng 8 thua 1. Còn Việt Nam thắng ... 9 không thua trận nào với kết quả nhìn choáng ngợp.

Việt Nam thắng 7 trận với tỷ số ... 5/0 ( Pháp, Hy Lạp, Xứ Wales, Liban, Iran, Tây Ban Nha, Malta ). Thắng Anh Quốc 5/3 và hạ hạt giống Tiệp Khắc 5/1. Tổng hiệu số 45/4.
Vào bán kết gặp đương kim vô địch thế giới Nhật Bản ( đứng đầu bảng C ) và thua 3/5. Trận bán kết 2 Hungary thắng Trung Quốc 5/3 và chung kết Nhật Bản thắng Hungary dể dàng 5/1. Chỉ có VN là Nhật thắng khó khăn ngoài ra 8 trận tỷ số 5/0 và 2 trận 5/1( Hungary & Ấn Độ ). Thế mới biết BB ngày xưa VN mình cũng dữ thật. Nhưng ngày nay đầu top vẩn còn Trung Quốc & Nhật Bản còn VN mình tụt lại quá xa rồi.
 

bachikho

Đại Tá
là lịch sử thôi chứ bây giờ xem lại clip ngày xưa thì chán lắm, vũ khí và kỹ chiến thuật phát triển khác xa rùi
 

long thủ

Đại Tá
Nếu truyền thống tiếp diễn đến bây giờ thì có khi Việt Nam sánh ngang TQ ấy chứ, có khi lại phát triển ra 1 kỹ thuật độc đáo nhất thế giới không biết chừng
 

Bình luận từ Facebook

Top