Hỏi về thông tin giải cây vợt vàng 2013

Drhongson

Đại Tá
YANG YI , cây vợt đinh của giải đã gục ngã 1/4 ở vòng tứ kết trước đối thủ Hàn quốc quá dũng mãnh .
Vậy là vòng bán kết Đinh Quang Linh đại chiến cùng Hàn quốc ( cả 3 ông kia đều là Hàn cả ) .
Linh chơi tốt và dẫn 2/1 , tiếc là set 4 giằng co mãi mà vuột mất nên cuối cùng bị lội ngược dòng .
Vậy là trận chung kết là cuộc trình diễn của nội bộ hảo thủ xứ Kim chi Lee Jin Kwon . Phải công nhận là ở giải nam
thì Hàn quốc có lối đánh tấn công phóng khoáng , dũng mãnh đẹp mắt nhất .
Và họ giành giải nhất toàn đoàn là hoàn toàn thuyết phục (Nhất đồng đội , nhất , nhì , ba đồng đội , ba đơn ) .

Giải Đơn nữ thì chung kết tuyệt hay , là trận đỉnh cao của giải . Hai nữ chiến tướng Sing và Nhật quá ngang tài ,
đôi lúc khán giả tưởng Sing sẽ thắng vì cô có lối đánh toàn diện , khoan thai .
Hai đấu thủ đánh tới set 7 và lối đánh áp sát bàn tấn công cấp tập bắn phá 2 càng nhanh hơn điện xẹt
đã giúp Kato Kyoka Nhật bản đăng quang . Vậy là Sing đành chấp nhận về nhì cả 2 giải ( đồng đội nam và đơn nữ ) .
 
Last edited by a moderator:

nhimpitt

Trung Sỹ
Đinh Quang Linh đoạt HCĐ đơn nam

TTO – Tối 14-9, tay vợt Đinh Quang Linh của đội tuyển Việt Nam A đã giành HCĐ nội dung đơn nam Giải bóng bàn quốc tế Cây vợt Vàng 2013 diễn ra tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TPHCM) sau khi để thua 2-4 trước đối thủ người Hàn Quốc Kim Bum Seob ở bán kết.

Tuy chủ nhà VN có đến 16 tay vợt tham dự vòng đấu bảng nội dung đơn nam nhưng chỉ có hai tay vợt kỳ cựu là Đinh Quang Linh và Trần Tuấn Quỳnh giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp (vòng 1/16). Ở vòng 1/16, Quang Linh vượt qua tay vợt người Nhật Bản Hon Tai Shi với tỉ số 4-2 (11-7, 8-11, 11-9, 11-5, 12-14, 14-12) trong khi Tuấn Quỳnh thắng đối thủ Muhd Shakirin Ibrahim (Malaysia) với tỉ số 4-0 (11-8, 11-6, 11-2, 12-10). Đáng tiếc là ở vòng tứ kết, hai tay vợt này phải loại nhau và Quang Linh đã giành chiến thắng trước Tuấn Quỳnh với tỉ số 4-0 (11-6, 11-8, 12-10, 12-10).

Trận bán kết giữa Quang Linh và tay vợt Hàn Quốc Kim Bum Seob diễn ra hấp dẫn. Ván đầu tiên, Kim Bum Seob giành chiến thắng sát nút 11-9. Tuy nhiên, được “tiếp lửa” từ rất đông khán giả nhà, Quang Linh đã chơi quật khởi để thắng hai ván tiếp theo với tỉ số 11-5, 12-10. Nhưng đúng lúc khán giả Việt Nam kỳ vọng Quang Linh sẽ lội ngược dòng thành công thì anh lại tỏ ra căng thẳng và có nhiều pha đánh bóng hỏng vô cùng đáng tiếc. Do đó, dù rất nỗ lực nhưng Quang Linh đã thua liền ba ván tiếp theo với các tỉ số 12-14, 8-11, 8-11 và thua chung cuộc 2-4 trước Kim Bum Seob và đành nhận HCĐ.

Chiếc HCV nội dung đơn nam đã thuộc về tay vợt người Hàn Quốc Lee Jin Kwon sau khi anh giành chiến thắng 4-1 trước tay vợt đồng hương Kim Bum Seob ở trận chung kết. Như vậy, chiếc HCĐ của Quang Linh là huy chương thứ hai của các tay vợt Việt Nam tại giải sau khi đội nữ Petrosetco TPHCM đã giành HCB nội dung đồng đội nữ.

Ở nội dung đơn nữ, Việt Nam chỉ có mỗi tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang (đội Petrosetco TPHCM) vượt qua vòng đấu báng. Tuy nhiên, ở vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên (vòng 1/16), Mỹ Trang đã để thua đối thủ người Hàn Quốc Park Cha Ra với tỉ số 0-4 (10-12, 2-11, 10-12, 6-11).
HCV nội dung đơn nữ đã thuộc về tay vợt người Nhật Bản Kato Kyoka, người đã xuất sắc đánh bại tay vợt hạng 92 thế giới của Singapore Lin Ye ở trận chung kết với tỉ số nghẹt thở 4-3.
Sau ba ngày thi đấu, ngôi vô địch toàn đoàn đã thuộc về các tay vợt Hàn Quốc khi với 2HCV, 1HCB và 2HCĐ.


“Cây vợt vàng” vẫn đáng xem

TT - Những cơn mưa Sài Gòn dai dẳng nhiều ngày qua đã không cản nổi bước chân hàng ngàn lượt người hâm mộ hội tụ về nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM) cổ vũ các tay vợt tại giải bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng lần 27 - năm 2013.

Dù là ngày thường nhưng sáng 13-9, khán giả vẫn kéo về nhà thi đấu Phan Đình Phùng ngồi chật một góc khán đài. Ông Hồ Nhật Tuấn chia sẻ: “Dù chất lượng giải có đi xuống so với trước đây nhưng Cây vợt vàng vẫn là giải bóng bàn quốc tế truyền thống đáng tự hào của VN. Thật lòng mà nói, ngoài giải này người mê bóng bàn TP.HCM cũng chẳng có nhiều giải để xem”.

Thật vậy, Cây vợt vàng 2013 đang phải “chịu đựng” những khó khăn về kinh tế. Ông Nguyễn Trọng Trúc - tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn TP.HCM - chia sẻ: “Lần đầu tiên trong gần 20 năm qua, giải không có được nhà tài trợ chính. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ giải (Cây vợt vàng là giải bóng bàn duy nhất của VN nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Bóng bàn quốc tế). Tuy nhiên trừ chi phí bắt buộc do yêu cầu tổ chức, các chi phí còn lại đều bị cắt giảm, kể cả họp báo giới thiệu giải với cơ quan truyền thông”.
Thời thịnh vượng, Cây vợt vàng từng đón những tay vợt hàng đầu thế giới như Ma Lin (HCV Olympic 2008 và bốn lần vô địch World Cup bóng bàn), Liu Guozheng (từng vô địch đồng đội thế giới 2001 và 2004), Joo Sae Hyuk (Hàn Quốc, á quân Giải vô địch thế giới 2003) hay nhà vô địch nữ thế giới 2010 Li Jiawei (Singapore)... Nhưng giải năm nay chỉ có ba tay vợt dưới hạng 100 thế giới là Park Xue Jie (Singapore, hạng 88 nam thế giới), Lin Ye (Singapore, hạng 92 nữ thế giới) và Komwong Nanthana (Thái Lan, hạng 99 nữ thế giới) tham dự.

Dù vậy, dưới mắt của nhiều khán giả VN, Cây vợt vàng 2013 vẫn có điểm đáng xem. Ông Lý Hảo, khán giả trung thành của Cây vợt vàng ngay từ những ngày đầu ra đời, cho biết: “Đừng nhìn vào thứ hạng mà đánh giá cả giải đấu. Tôi yêu thích lối đánh của các tay vợt trẻ đến từ Hàn Quốc, Singapore và đặc biệt là Nhật Bản. Các trận đấu bây giờ diễn ra nhanh hơn và đẹp mắt hơn trước đây”. Trong khi đó, ông Đặng Hồng Sơn, chủ một CLB bóng bàn ở quận Phú Nhuận, cho rằng giải sẽ mang đến nhiều bài học quý cho các tay vợt VN. Lối đánh trẻ trung có phần hồn nhiên của các tay vợt tuổi học trò Nhật Bản, Hàn Quốc là điểm nổi bật nhất.

Mặt khác, việc không có nhiều tay vợt sừng sỏ của bóng bàn thế giới tham dự sẽ làm tăng cơ hội cho các tay vợt chủ nhà “săn” ngôi vô địch và điều này là động lực kéo khán giả đến sân nhiều hơn. Một yếu tố khác lý giải cho sự tồn tại của giải bóng bàn truyền thống này là phong trào chơi bóng bàn ngày một phát triển ở TP.HCM, bất chấp sự sa sút về mặt thành tích đỉnh cao của bóng bàn đỉnh cao.
Minh chứng là nhiều khán giả đến với giải đấu là các tay vợt chỉ mới tập luyện chơi bóng bàn. Chị Huỳnh Dạ Thảo, thường sinh hoạt tại CLB bóng bàn ở Trung tâm thể thao Bình Thạnh, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đến xem Cây vợt vàng nhưng tôi thật sự thích thú với giải đấu này bởi quy tụ nhiều tay vợt nước ngoài với nhiều trường phái, lối đánh rất khác nhau”.

(Tuoitre)
 
Last edited:

Drhongson

Đại Tá


Nhưng hôm qua Matra đã thua ngược cô bé búp bê Nhật Bản ( tên cập nhật sau ) với tỷ số 3/2 đầy kịch tính. Nét hồn nhiên cười tươi sau khi vượt qua chướng ngại gai góc khó nhằn của đấu thủ nhí này


Đây là nhà vô địch giải CÂY VỢT VÀNG lần thứ 27 Kato Kyoka .
 
Last edited by a moderator:

Drhongson

Đại Tá
Giải CVV năm nay lúc đầu cũng nghe râm ran chuyện thiếu hụt kinh phí , chuyện truyền thông quảng bá kém ,
chuyện thông tin nhiều đội không tham gia như báo đăng trước đây , chuyện tiền thưởng hơi hẻo ,
chuyện bớt mấy hạng mục đánh đôi , chuyện thay đổi thời gian ngắn dần chỉ còn 4 ngày ,
rồi chuyện ra vẻ chuyên nghiệp cao đạo làm nản chí các tay phó nháy nghiệp dư ,
rồi chuyện lình xình thay đổi lãnh đạo tòa báo chủ giải ...

NHƯNG ai ai cũng phải công nhận là
Giải CVV luôn là đặc sản rất riêng của Việt nam ta , là 1 dịp gom hết dân chơi và giới mộ điệu trái banh nhựa
đến sân thưởng thức , là 1 dịp hiếm hoi đuoc xem nhiều rơ bóng lạ đến từ hầu khắp châu Á .
Là 1 dịp để các đấu thủ Việt nam trui rèn bản lãnh trận mạc , là 1 dịp khán giả hâm mộ gặp gỡ , thêm hiểu và tiếp thêm lửa ,
thêm yêu đội tuyển của mình ...
Trong thời buổi kinh tế khó khăn thế này , hễ ai mà tổ chức đuoc những sân chơi bổ ích thế này thì thật đáng quí .

Mình từng đi xem nhiều giải bóng bàn khắp nơi , có thể khẳng định 1 điều là Giải CVV luôn là giải đấu
có ĐÔNG KHÁN GIẢ NHẤT , có TIẾNG VỖ TAY TO NHẤT .
Mong Giải năm sau càng hoành tráng hơn .
 
Last edited by a moderator:

Andy Liu

Binh Nhì


Nhưng hôm qua Matra đã thua ngược cô bé búp bê Nhật Bản ( tên cập nhật sau ) với tỷ số 3/2 đầy kịch tính. Nét hồn nhiên cười tươi sau khi vượt qua chướng ngại gai góc khó nhằn của đấu thủ nhí này
Tên là : Kato Kyoka đấy ạ ^^
 

Drhongson

Đại Tá
Xin chú ý chút về người Ấn Độ :

Lịch sử trái giật FH "cà ri" vẫn là đề tài luôn được giới bóng bàn quan tâm và nhìn. Anh Em đi xem người Ấn không biết có ai để ý đến "lịch sử" này k!. Theo nhiều AE chứng kiến người Ấn thực hiện quả giật xoáy này và phá thế Tuấn Quỳnh, Tuần Quỳnh gần như không thực hiện được những sở trường của mình khi đụng hàng người Ấn. Quả giật "cari" bây giờ người Ấn giật rất thấp so với lưới khi trả giao bóng và gần như muốn nhảy 2 nhịp trên bàn. Chân tay Tuấn Quỳnh "cứng" và mời cơm gà!. Chỉ được 1 séc đầu là lên đến 10/10, còn sec 2,3 trở đi là 11/3, 11/4(k chính xác lắm). Lâu rồi mới thấy lại quả này nhưng vẫn hiệu quả vô cùng. Mời AE tiếp nha!.

Có 1 điều thú vị là Tuấn Quỳnh , Quang Linh lại chơi rất hay và thắng lại mấy tay vợt Ấn độ này trong giải đơn ,
đòi đuoc món nợ thua đậm trận đồng đội .

Ấn độ luôn là xứ sở Tây vưc huyền bí , xuất hiện nhiều công phu đặc dị , ai lạ thì dễ đi nhanh , nhưng lúc đã quen rồi
thì cũng bình thường thôi . Bởi vậy mà vòng trong thì Ấn vắng bóng hẳn .
Nhớ khi xưa hồi mới sau năm 1975 , có tay vợt Ấn độ là M.Sing qua Sài gòn , anh cũng làm giới mộ điệu
kinh ngạc vì bản lãnh cao siêu và lối đánh đa dạng .
 
Last edited by a moderator:

thaythuydn

Đại Tá
Giải CVV năm nay lúc đầu cũng nghe râm ran chuyện thiếu hụt kinh phí , chuyện truyền thông quảng bá kém ,
chuyện thông tin nhiều đội không tham gia như báo đăng trước đây , chuyện tiền thưởng hơi hẻo ,
chuyện bớt mấy hạng mục đánh đôi , chuyện thay đổi thời gian ngắn dần chỉ còn 4 ngày ,
rồi chuyện ra vẻ chuyên nghiệp cao đạo làm nản chí các tay phó nháy nghiệp dư ,
rồi chuyện lình xình thay đổi lãnh đạo tòa báo chủ giải ...

NHƯNG ai ai cũng phải công nhận là
Giải CVV luôn là đặc sản rất riêng của Việt nam ta , là 1 dịp gom hết dân chơi và giới mộ điệu trái banh nhựa
đến sân thưởng thức , là 1 dịp hiếm hoi đuoc xem nhiều rơ bóng lạ đến từ hầu khắp châu Á .
Là 1 dịp để các đấu thủ Việt nam trui rèn bản lãnh trận mạc , là 1 dịp khán giả hâm mộ gặp gỡ , thêm hiểu và tiếp thêm lửa ,
thêm yêu đội tuyển của mình ...
Trong thời buổi kinh tế khó khăn thế này , hễ ai mà tổ chức đuoc những sân chơi bổ ích thế này thì thật đáng quí .

Mình từng đi xem nhiều giải bóng bàn khắp nơi , có thể khẳng định 1 điều là Giải CVV luôn là giải đấu
có ĐÔNG KHÁN GIẢ NHẤT , có TIẾNG VỖ TAY TO NHẤT .
Mong Giải năm sau càng hoành tráng hơn .
Cái gì củng nhất,nhưng rất tiếc Videoclips các trận đấu đưa lên RẤT ÍT,củng là NHẤT nhưng là ÍT nhất,như lá mùa thu.Không hiểu TẠI SAO??????
 

toaichelsea

Binh Nhất
năm nay đi xem đội nam tphcm đánh cvv nhiều khán giả thấy nhớ trần huy bảo và lê đình duy.nhớ củng đúng thôi bảo và duy đã gặt hái khá nhiều thành tíc cho bóng bàn tp những năm qua nhưng giờ 2 vdv này đã ra đi làm lo cho cuộc sống ko tiếp tục theo thể thao.đi xem cvv năm nay có 2 điều buồn thứ nhất đội nam tp ko còn bảo và duy thứ 2 là các nội dung đồng đội và đơn vdv nam tp bị loại từ ngoài.ko biết bao giờ bb tp lại có 1 huy bảo từng hạng nhì quốc gia và lê đình duy luôn máu lửa trong từng trận đánh .thôi thì chúng ta những người hâm mộ yêu mến bb tp phải đợi thôi...
 

nobody

Binh Nhì
năm nay đi xem đội nam tphcm đánh cvv nhiều khán giả thấy nhớ trần huy bảo và lê đình duy.nhớ củng đúng thôi bảo và duy đã gặt hái khá nhiều thành tíc cho bóng bàn tp những năm qua nhưng giờ 2 vdv này đã ra đi làm lo cho cuộc sống ko tiếp tục theo thể thao.đi xem cvv năm nay có 2 điều buồn thứ nhất đội nam tp ko còn bảo và duy thứ 2 là các nội dung đồng đội và đơn vdv nam tp bị loại từ ngoài.ko biết bao giờ bb tp lại có 1 huy bảo từng hạng nhì quốc gia và lê đình duy luôn máu lửa trong từng trận đánh .thôi thì chúng ta những người hâm mộ yêu mến bb tp phải đợi thôi...
ko phủ nhận những đóng góp của Huy Bảo và Đình Duy, nhưng bạn nói vậy cũng ko đúng, thứ nhất đội hình đang phần nào trẻ hóa, mình thấy chỉ giữ lại Hoàng Long và Đăng Vũ để tạo thành đội hình. thứ 2 mình có theo dõi mấy trận đơn Hoàng Long thi đấu vẫn tốt thắng Nam Vn 3.0, thua vdv Nhật Bản, chủ lực malaisia sát nút. Đăng Vũ thì thắng vdv Hàn Quốc và thua Vdv số 2 singrapo sát nút và hình như chỉ bị loại vì chỉ số phụ. thôi thì thay vì tiếc nuối mình hãy ủng hộ cho các em cố gắng nha bạn. tks
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Nói đến giải CVV thì mới nhìn được trình chúng ta- đến cả tuyển luôn chứ nói gì đến TPHCM. Chúng ta thua họ nhiều cái lắm, giờ mà phân tích ra đôi lúc lại nói mấy ông phong trào biết gì!!!. Mà cũng phải thôi, chúng ta phần nhiều là phong trào, ao ước cũng chỉ là ước ao. Hy vọng >15 năm nữa thì may ra.
 

KTT

Thượng Tá
Trận chung kết giữa 2 tay vợt Singapore_ Nhật không ngoài dự đoán khi Lin Ye ( Singapore ) có đẵng cấp thế giới cao nhật với thứ hạng 92 đọ sức cùng búp bê Nhật Bản Kato Kyoka người chưa trận nào tại giải lần này .



Lin Ye với trình độ và đẵng cấp hơn hẳn đã thắng nhanh 2 ván đầu đúng như dự đoán của mọi người
 

KTT

Thượng Tá



Nhưng Kato Kyoka rất ngoan cường không chịu buông xuôi khi vùng dậy tấn công mãnh liệt. Nhưng ván 3 vẩn bị vượt lên trước 5/9. Thất thủ ván này kể như thế trận an bài nhưng ngoạn mục thay Kyoka đã lội ngược dòng thành công khi thắng được ván này gỡ 1/2 trước sự cổ vủ reo hò của khán giả. Ủng hộ cô gái xinh đẹp dể thương và là người yếu thế mà
 

Drhongson

Đại Tá
Qua mấy chục lần có giải CÂY VỢT VÀNG , hầu như mình hiếm khi vắng mặt ngày nào .
Dù có chuyện này chuyện kia chưa hoàn hảo (chủ yếu do thiếu kinh phí ), nhưng với mình thì giải Cây VỢT VÀNG luôn có Chất lượng chuyên môn cao nhất trong các giải mà mình từng xem ở Việt Nam . Hy vọng giải đấu này đuoc duy trì mãi .
Giải năm nay cũng vậy , tuy ban đầu hơi mất lửa vì thiếu vắng các đội Âu , Mỹ như quảng bá trước đây và chuyện kinh phí eo hẹp ...
nhưng xem giải xong thì mình thấy giải có 2 cái ĐƯỢC LỚN NHẤT ,
đó là THÀNH CÔNG VỀ CHUYÊN MÔN với nhiều trận đấu kịch tính hấp dẫn , nhiều lối đánh đa dạng mới mẻ ...
và QUÁ THÀNH CÔNG VỀ KHÁN GIẢ , giải này đã << vét sạch >> giới pingpong Sài thành và khu vực lân cận .
Thật vui khi có các bạn từ phương xa đến xem như Malong_Dũng ( HÀ NAM ), Phúc công tử ( PHAN RANG ),
Hùng STIGA, Phương (TIỀN GIANG ), Dũng, Long , Tủng (Vũng tàu ) , anh em Đồng Nai , Bình phước , VĨNH LONG ...kéo về xem .
Hầu hết các phụ huynh năng khiếu kéo cả nhà đi xem ( như cả nhà anh Tuấn Hồ , nhà bé Xuân Mai , nhà anh Mai Văn Lê ,
cả nhà bé Trân , bé Kiệt , bé Huy , bé Tiên , bé Ân , cả đại gia đình bé Hùng Anh , cha con anh Hùng bé Xuân bé Vy Biên hòa ... ), tất cả các thầy năng khiếu cũng dắt trò vào xem mê mải .
Tất cả các BÁC LÃO THÀNH như bác Trác , bác Sính , GS PHƯỢNG , GS CHIẾN , bác Trần Cảnh Đến , bác Chỉ , bác Đức , các bác hưu trí lão thành bóng bàn khắp nơi ... đều nhiệt tình đến xem và hân hoan đến giờ phút cuối giải .
Các trai thanh gái lịch già trẻ sồn sồn ( RẤT ĐÔNG ) thì dắt díu người yêu cùng đi xem và tiện thể trình diện luôn
với bà con trăm họ bóng bàn .
Đặc biệt có có cả mấy vị là nhà sư và ni cô đến xem (giải năm ngoái cũng có ) .
Cá biệt , bữa nào mình cũng thấy 2 bà bụng bầu rất to ngồi gần khán đài danh dự nữa , NỂ THẬT .

À , còn 1 tí đáng tiếc là khán đài danh dự có 30 ghế rất hoành tráng , nhưng vắng khách quí quá ,
hơi lãng phí ( chỉ có 5,6 vị đến xem theo nghĩa vụ ).
hì.
 
Last edited by a moderator:

Bình luận từ Facebook

Top