Hỏi về tư thế chuẩn bị khi đỡ giao bóng.

tunglam1409

Trung Sỹ
Dear các bác.
Em có một thắc mắc, đã hỏi các anh,chú ở clb, nhưng mỗi người trả lời một kiểu.
Em cũng có xem các video thi đấu, theo em hiểu thì như sau:
Bước 1. Khi đối chuẩn bị giao, cho đến khi bóng tiếp xúc vợt: cố gắng cúi người thật thấp, mắt ngang lưới để có thể phán đoán xoáy của đối.
Bước 2. Sau khi bóng chạm vợt, nhổm người lên để quan sát vị trí bóng tiếp xúc với bàn, để có thể phán đoán bóng dài, hay ngắn.
Bước 3. Xử lý, bước này thì tùy theo kinh nghiệm của mỗi người, em không bàn ở đây.
Em hiểu như vậy có đúng không ạ?
Mong nhận được ý kiến của các bác ạ.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Bước 2 của bác hơi trễ, để bóng chạm vợt rồi mới nhổm lên thì không kịp.
Tôi nghĩ là nên thoát ra khỏi tư thế chờ sớm hơn một chút nữa, ở ngay thời điểm đối phương bắt đầu thực hiện động tác tung bóng. Phải như vậy mới tránh được việc bị giật mình, theo không kịp đối với những quả giao shock hoặc có điểm rơi bất ngờ.
Tất nhiên, những gì đang nói là ta đang bàn đến việc đỡ một quả giao đúng luật.
 

tunglam1409

Trung Sỹ
Tks bác nhiều.
em xem kỹ lại thì đúng như bác nói, khi tung bóng đã phải nhổm lên rồi.
vậy bác cho em hỏi, cái bước cúi mặt xuống sát lưới để làm gì ạ??
 

Hangruoi

Nộp bia khắp Việt Nam!
Staff member
Cúi xuống để chủ động, tạo sức bật khi đỡ giao bóng hoặc tấn công là đúng rồi. Nhưng không phải cúi sát lưới quá.
 

lion

Đại Tá
Thực ra, khi các vđv chuyên nghiệp đẳng cấp đạt đến trình độ cao về kỹ, chiến thuật, sức khỏe, phản xạ, cảm giác bóng...khi giao bóng tuy bề ngoài nhìn có thể bình thường nhưng độ tinh tế (điểm, góc chạm bóng kín, có động tác đánh lừa, em không nói là che bóng vì che là bị trừ điểm ngay tức khắc) trong giao bóng của họ đã lên đến đỉnh cao, chỉ nhận định sai một chút là đỡ giao bóng sai, bị tấn công (thường hay gọi là trái thứ ba đó các bác) ngay.

Ae phong trào nếu học theo thái quá trong khi mình còn chưa đâu vào đâu thì tuy nhìn có vẻ đẹp và "nguy hiểm" đó nhưng thực ra chả có gì, này nhé:
1. Nếu cúi thấp ngang lưới, đối phương phát nhanh xa bàn chọc thẳng vào mặt thì lấy trán mà đỡ giao bóng, sao kịp đưa vợt lên phản công, chạm được vào bóng đã là ngon.
2. Nếu đứng quá lệch cũng sẽ bị phát bóng ngắn, quay về góc xa gần lưới, lúc đó nhao ra mà đỡ còn chả kịp, móc được lên (cũng phải có trình đó nhé, nếu không đỡ, bê lên là giỏi rồi) thì cũng ăn đòn vỡ mặt. Hoặc có thể bị phát bóng lao nhanh về góc xa, đuổi theo chả kịp.
3. Nếu đứng gần quá cũng có thể bị phát bóng nhanh không kịp trở tay.
4. Nếu đứng xa quá thì sẽ bị phát bóng ngắn, lao vào đỡ thì một là rúc, hai là bềnh (nổi) bóng lên và bị bạt vỡ mặt, hoặc nhẹ hơn thì đối phương đẩy bóng ra xa hoặc vào bụng, lấy gì mà đỡ lại?
5. Cũng có bác học theo mấy vđv chuyên nghiệp đặt vợt lên mặt bàn, nếu đối phương giao bóng dài sốc vào tay cầm vợt thì chết chắc.
6. Nếu để vợt cao quá mặt bàn mà đối phương giao nhanh chuội nhiều khi cũng không kịp thả tay xuống để đỡ giao bóng.
7. Nếu đứng thẳng đuỗn mà đỡ thì không tạo ra sự linh hoạt, dẻo dai, sẵn sàng đỡ giao bóng vì cơ bản khi chơi bóng bàn cơ thể phải luôn ở trạng thái hơn khụy gối, nghiêng người về trước (trừ quả đối phương nêu bóng lên cho mà giã).
8. Nếu đứng ra chính giữa bàn thì sẽ không linh hoạt, và dễ bị đỡ hỏng nếu đối phương giao thốc sang hai góc xa của bàn.
...Còn nhiều nữa!

Vì vậy, theo em, với bb phong trào thì không nên cúi thấp quá, cố gắng đứng ở vị trí mà có thể nhìn được đối phương giao bóng kiểu gì mà vẫn đảm bảo không bị 8 lỗi trên, tay cầm vợt để tối đa ngang mặt bàn (các vđv chuyên nghiệp họ để tay cầm vợt dưới bàn, đoán hướng bóng để sẵn sàng nghiêng mặt vợt phù hợp để đỡ giao bóng hay thậm chí có thể phản công ăn điểm ngay, nhìn Ma Long nhé). Thủ thế là phải vừa hạn chế tối đa khả năng thua ngay từ quả phát bóng nhưng sao cho có thể sẵn sàng ăn điểm hay tạo lợi thế cho quả sau, muốn làm vậy thì phải giấu không cho đối phương biết bạn thủ thế kiểu gì!

Đơn giản vậy thôi, ae vào chém tiếp nhé!
 

lion

Đại Tá
Bonus kỹ thuật phát bóng, tấn công của Ma Long nhé. Trong tuyển China, mình thấy có 2 vđv đánh đơn có tư thế chuẩn bị rất lộ và dĩ nhiên là kém hiệu quả là Fang Bo và Yan An, 2 vđv này đều đặt vợt lên mặt bàn khi đỡ giao bóng.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Tks bác nhiều.
em xem kỹ lại thì đúng như bác nói, khi tung bóng đã phải nhổm lên rồi.
vậy bác cho em hỏi, cái bước cúi mặt xuống sát lưới để làm gì ạ??
Bạn đừng quan trọng quá về cái "hình", thực ra đỡ giao bóng tốt hay không nó không quá liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của động tác standby, ngang lưới hay cao hơn lưới không quá quan trọng đâu.
Ví dụ tiêu biểu là Samsonov không bao giờ cúi đc xuống ngang lưới nhưng vẫn được đánh giá là một VĐV "chế" giao bóng cực hay, đặc biệt là đỡ giao bằng những quả chọc dài.
Bạn nên chuẩn bị sớm về vị trí, chọn tư thế thoải mái nhất cho mình để có thể kiểm soát đc càng nhiều không gian trên bàn càng tốt. Như vậy về mặt "hình" có thể coi là tạm đủ rồi, đừng làm cho vấn đề phức tạp hơn nữa.
Về "ý", cái này quan trọng hơn nhiều, bạn phải tập "phán đoán, xác định và đo đạc".
Có cả "hình và ý" là xong béng
 

LongV

Thượng Tá
Nhiều lúc vừa mới chùng chân chuẩn bị đã ăn ngay quả giao chọi không tung ăn cắp vào góc trống :oops: Nghĩ nó chán :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
 

Trainee

Đại Tá
Nhiều lúc vừa mới chùng chân chuẩn bị đã ăn ngay quả giao chọi không tung ăn cắp vào góc trống :oops: Nghĩ nó chán :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
Do mình dở! Dơ tay thì ko ai giao ngay cả! Còn đã dơ tay mà người ta vẫn giao thì hoặc mình chấp nhận để tập, hoặc mình sao ngu thế, gặp người vậy mà vẫn chơi! KKK
 

NgọcAnh.NB

Trung Sỹ
Mình nghĩ đứng sao cho thoải mái nhất, kiểm soát không gian, dễ dàng cho việc thi triển động tác linh hoạt, ko để đối phương đoán biết được ý định của mình (ko để vợt trên bàn...). Khi mình đứng trả giao mình cũng chùng gối và cúi người về phía trước cơ thể tạo thành một khối thăng bằng nhưng ko quá quan trong việc mắt ngang lưới hay cao hơn (cứ sao thấy thoải mái thôi). Trong thời gian trước khi đối thủ tung bóng thì quan sát, phán đoán các tình huống và dự kiến cách ứng phó của mình. Khi đối thủ bắt đầu tung bóng thì hơi nhổm lên một chút để thả lỏng cơ thể hơn (việc thả lỏng này để giúp dễ dàng di chuyển và động tác tay linh hoạt), từ khi tung bóng đến khi vợt đối phương chạm vào bóng là thời gian quan trọng nhất để phán đoán xem đó là quả dài hay ngắn, xoáy hay lỏng để chuẩn bị bước chân và đưa tay chạm bóng (chơi nhiều thì có cảm giác bóng thành phản xạ tự nhiên). Trả quả giao thì lại tính phương án của đối thủ tấn công hay đánh trả thế nào để tiếp tục hành động của mình, cứ thế, cứ thế ..... Đến lúc một trong hai người đánh ko vào bàn.
À bổ sung thêm, khi đứng mình còn tập trung vào khoảng cách đứng với bàn nữa. Khoảng cách thì sao có thể tấn công được mọi quả bóng dài và có thể bước vào trả quả giao ngắn.
Ý kiến cá nhân của mình vào góp vui sáng thứ 7 he he :v. Anh em đừng ném đá nhá, mình cũng mới chơi bóng bán thui, trình gà lắm.
Dưới đây là video MaLong và Zhang Jike ở những góc quay rất đẹp có thể quan sát để học hỏi!
 

LongV

Thượng Tá
Do mình dở! Dơ tay thì ko ai giao ngay cả! Còn đã dơ tay mà người ta vẫn giao thì hoặc mình chấp nhận để tập, hoặc mình sao ngu thế, gặp người vậy mà vẫn chơi! KKK
Dơ tay thì thôi dẹp luôn chứ chơi bời gì nữa, mất vệ sinh :eek::eek:
Clb phong trào, đa dạng người chơi, mỗi người mỗi tính. Tôi chơi vui & khoẻ là chính nên thỉnh thoảng có gặp đối củ chuối thì cũng chấp nhận thôi. Chấp nhận sống chung với lũ :)
 

Trainee

Đại Tá
Khi nào gặp anh giao thử 10 quả, yên tâm là tung và không đục chọi gì cả. Xem chú đỡ vào mấy quả nhé :)
Cụ Hướng giao bóng gãy, liệng kinh dị! Rơ mút mà đỡ, dễ xây sẩm hết mặt mày! Em đánh gai mà lắm quả chọc vào vẫn đi đâu mất! :(
 

Hangruoi

Nộp bia khắp Việt Nam!
Staff member
Cụ Hướng giao bóng gãy, liệng kinh dị! Rơ mút mà đỡ, dễ xây sẩm hết mặt mày! Em đánh gai mà lắm quả chọc vào vẫn đi đâu mất! :(
Tùy hôm thôi, có cảm giác nó khác, còn hôm nào sức khỏe yếu vào bóng như mất hồn :)
 

Bình luận từ Facebook

Top