Kỹ thuật Sử dụng GAI NGẮN

thaythuydn

Đại Tá
Các bác cho em xin hỏi là : giả sử cùng 1 loại gai ngắn xếp dọc, bề mặt topsheet như nhau thì ảnh hưởng của lớp lót phía dưới đến cả miếng gai sẽ như thế nào các bác nhỉ?( Ý em là lót mỏng, lót dày, không lót, lót cứng, lót mềm thì ảnh hưởng đến khả năng bạt phá xoáy, giật moi, giật lai bạt thế nào các bác à). Nguyên do em thắc mắc như trên là vì không biết nếu mặt gai trung của em nếu có thêm lót thì sẽ như thế nào? Chả là hiện em đang chơi thử miếng gai trung xếp dọc yasaka cobalt anpha OX bên FH em thấy có ưu điểm là bạt bóng trên bàn dễ và rất hiệu quả, khi giao bóng tung cao khoảng 2m cách mặt bàn giao xốc dài bóng đi lắc lư chuội nhanh hoặc có thể giao khá xoáy rất ngắn thấp gần lưới ,theo nhận xét của đối phương là khó chịu hơn em giao bằng mút láng vì khó phán đoán hơn. Tuy nhiên em thấy nhược điểm là nếu người ta giao bóng dài về FH thì giật moi bình thường như gai công khác thấy xoáy hơi ít nên không dùng cách này, nếu cố gắng giật thật mạnh kiểu giật lai bạt thì còn được có khi ăn điểm luôn nhưng như thế thì mệt nhanh vả lại tỷ lệ không cao như loại gai công ma sát nhiều, gò hoặc cắt thì làm mồi cho đối phương giật mất bóng! mà lối đánh của em muốn chủ động ép ngay từ quả đỡ giao bóng nên em thường vào bóng sớm bạt nhẹ hoặc vỗ vào bóng đánh góc hơn là cố giật mạnh hay gò cắt lại, tuy nhiên việc vào bóng sớm như các bác thừa biết hơn em là độ an toàn không cao, nên làm thế nào để quay về kiểu giật moi rồi sau đó là quả bạt các bác nhỉ? Chẳng nhẽ bạt dễ dàng thì đi kèm với ít xoáy và không có cách gì thay đổi hay sao các bác? Hay là có miếng gai nào em chưa biết mà thỏa mãn để vừa bạt phá xoáy dễ, vừa giật moi khá xoáy? Em cũng thử chuyển sang BH để chơi nhưng không hay bằng miếng gai ngắn andro classic nên BH em chơi miếng classic này luôn vốn là OX nhưng đã dán lớp vải smili tăng khả năng kiểm soát em thấy tấn công bên BH rất hay. Tất cả gắn trên cây innerforce AL dù cây này theo như em tìm hiểu nó mềm, rung khá nhiều, tốc độ ghi là OFF nhưng em thấy kiểm soát cao, tốc độ vừa phải . Trước đó em đã thử gắn trên cây Sardius thì nhận thấy tốc độ thì cao hơn khá nhiều tuy nhiên khi vào đánh thật lại không thấy an tâm như cây inner này vì em chơi ôm bàn với cây này. Trên đây là một số cảm nhận chủ quan của em và kèm theo điều quan trọng nhất là em muốn nhờ các bác chỉ giúp em về thắc mắc em đã nêu ở phần đầu. Trân trọng cảm ơn các bác.
Góp ý cho bạn cũng khó thật vì ít ai đánh gai trung FH
 

thaythuydn

Đại Tá
Góp ý cho bạn cũng khó thật vì ít ai đánh gai trung FH
Dĩ nhiên bạn Linh vẫn cứ thử nghiệm gai trung đi để khám phá có điều gì mới lạ không Không bắt buộc phải đi theo con đường mòn của những người đi trước Viet Nam có câu " Nghĩ khác làm khác " Trước một đại học nỗi tiếng Mỹ có 2 chữ " Think difference"
 

Tackebong

Trung Uý
Các bác cho em xin hỏi là : giả sử cùng 1 loại gai ngắn xếp dọc, bề mặt topsheet như nhau thì ảnh hưởng của lớp lót phía dưới đến cả miếng gai sẽ như thế nào các bác nhỉ?( Ý em là lót mỏng, lót dày, không lót, lót cứng, lót mềm thì ảnh hưởng đến khả năng bạt phá xoáy, giật moi, giật lai bạt thế nào các bác à). Nguyên do em thắc mắc như trên là vì không biết nếu mặt gai trung của em nếu có thêm lót thì sẽ như thế nào? Chả là hiện em đang chơi thử miếng gai trung xếp dọc yasaka cobalt anpha OX bên FH em thấy có ưu điểm là bạt bóng trên bàn dễ và rất hiệu quả, khi giao bóng tung cao khoảng 2m cách mặt bàn giao xốc dài bóng đi lắc lư chuội nhanh hoặc có thể giao khá xoáy rất ngắn thấp gần lưới ,theo nhận xét của đối phương là khó chịu hơn em giao bằng mút láng vì khó phán đoán hơn. Tuy nhiên em thấy nhược điểm là nếu người ta giao bóng dài về FH thì giật moi bình thường như gai công khác thấy xoáy hơi ít nên không dùng cách này, nếu cố gắng giật thật mạnh kiểu giật lai bạt thì còn được có khi ăn điểm luôn nhưng như thế thì mệt nhanh vả lại tỷ lệ không cao như loại gai công ma sát nhiều, gò hoặc cắt thì làm mồi cho đối phương giật mất bóng! mà lối đánh của em muốn chủ động ép ngay từ quả đỡ giao bóng nên em thường vào bóng sớm bạt nhẹ hoặc vỗ vào bóng đánh góc hơn là cố giật mạnh hay gò cắt lại, tuy nhiên việc vào bóng sớm như các bác thừa biết hơn em là độ an toàn không cao, nên làm thế nào để quay về kiểu giật moi rồi sau đó là quả bạt các bác nhỉ? Chẳng nhẽ bạt dễ dàng thì đi kèm với ít xoáy và không có cách gì thay đổi hay sao các bác? Hay là có miếng gai nào em chưa biết mà thỏa mãn để vừa bạt phá xoáy dễ, vừa giật moi khá xoáy? Em cũng thử chuyển sang BH để chơi nhưng không hay bằng miếng gai ngắn andro classic nên BH em chơi miếng classic này luôn vốn là OX nhưng đã dán lớp vải smili tăng khả năng kiểm soát em thấy tấn công bên BH rất hay. Tất cả gắn trên cây innerforce AL dù cây này theo như em tìm hiểu nó mềm, rung khá nhiều, tốc độ ghi là OFF nhưng em thấy kiểm soát cao, tốc độ vừa phải . Trước đó em đã thử gắn trên cây Sardius thì nhận thấy tốc độ thì cao hơn khá nhiều tuy nhiên khi vào đánh thật lại không thấy an tâm như cây inner này vì em chơi ôm bàn với cây này. Trên đây là một số cảm nhận chủ quan của em và kèm theo điều quan trọng nhất là em muốn nhờ các bác chỉ giúp em về thắc mắc em đã nêu ở phần đầu. Trân trọng cảm ơn các bác.

Trước mình đánh gai 388C-1 FH, quả "giật" FH chuội rất khó đỡ, đối phương ngang trình phải một thời gian mới quen banh nhé.
Đánh dày banh vào là được :D. Khi mọi người đã quen banh thì bác giật qua cứ gọi là chuẩn bị đi lụm banh do đối phương công lại hehe.
(lúc đó bác nên chuyển qua chơi mút Tàu là vừa :D )
 

Ex_Hai05

Đại Uý
Em xin đóng góp vài điều hiểu biết của em về gai ngắn cho vui
1. Khi lựa chọn một miếng gai ngắn, sự sắp xếp chân gai và độ ma sát rất quan trọng , nếu thích đánh kê chặn và bạt thì nên lựa chân gai xếp ngang, ma sat it, còn thích tốc độ và xoáy hơn thì lựa chân gai xếp dọc.
2. Về cơ bản một miếng gai ngắn cái hay nhất của nó không phải là topsheet mà là miếng lót, miếng lót hay phải mềm vừa du để khi kê không bị bung nhưng khi bạt phải triệt tiêu đc xoáy và phải đủ lực để dứt điểm
3. Và cái chết người nhất của gai ngắn chính là hiệu ứng "floating ball", đó là một quả bóng hoàn toàn không xoáy (đã bị phá xoáy) và đc cho thêm 1 lực vào nên khi vào bàn sẽ không nảy mà bay sạt xuống hoặc "trôi" ra cuối bàn , đối phuong đỡ sẽ bị rúc lưới.
4. Nếu 1 quả bóng có xoáy nó sẽ dễ dàng rẽ không khí mà đi để tạo thành 1 đường vòng rất đẹp (arc) nhưng bóng của gai ngắn đánh đi thường mất xoáy nên không khí sẽ lùa vào 2 bên quả bóng tạo 1 hiệu ứng nữa là "wobble ball" - banh lắc lư, rất khó đỡ.
Có gì các bác sua gium em a :p
Quá đầy đủ. Không giám sửa.
 

Trainee

Đại Tá
Em mới tập chuyển BH qua thử gai công, em làm miếng yinhe pluto có lót, dán trên cốt zetro quad (zlc), em thấy rất dễ điều khiển: ve trái với bóng hơi cao trên lưới tốt(bh giật, flick, ve, chặn đẩy khá tốt), lắc cổ tay trả bóng xoáy xuống, dock trả bóng giật xung và moi tốt - bóng sang bàn kia chuyển hẳn sang góc xa, hất vẩy , chặn hãm lực cũng dễ.
Điều bóng dễ dàng. Do vậy em nghĩ anh,em nào chuyển dang gai thì combo này khá là dễ để tiếp cận.
Cách thức tập của em là xem các clip về động tác gai ....dài của bác Thanh Trà, nhờ anh cùng cơ quan (3 năm chơi gai dài) giao các loại bóng, giật, cắt, công bóng để thử động tác trả bóng. Điều em thấy quan trọng là lực đánh bóng mềm mại trừ ve bóng, góc và độ mở vợt trong động tác ạ.
Do mới là tập, tình huống cố định nên vào thi đấu chắc khác, em chả biết độ dị và khó của gai này ntn, chỉ nói về 1 cách tiếp cận thôi ạ.
Giờ cây zlf chơi 2 mút lán, cây zlc chơi gai, quấn cán bằng dây cầu lông cùng màu để giao lưu rình rình thay vợt để tạo bất ngờ. Kkk
Bác đánh gai công thì ko nên dùng cốt sợi, dùng hẳn cốt cứng carbon ấy.
Gai công điểm mạnh là tấn công xuyên tâm, bóng đi nhanh, có lực. Cần cốt nhả bóng nhanh để hỗ trợ. Vậy nhưng cốt sợi ZLC trợ lực có điều ngậm bóng. Như thế vô hình chung đi ngược, giảm tác dụng nhau. Đánh gai công là hướng tới dễ đỡ giao bóng và quả tấn công bạt nhanh, mạnh, bóng chuội phẳng. Cốt sợi hướng tới quả giật xoáy và lực.
 

Schlum

Đại Uý
Bác đánh gai công thì ko nên dùng cốt sợi, dùng hẳn cốt cứng carbon ấy.
Gai công điểm mạnh là tấn công xuyên tâm, bóng đi nhanh, có lực. Cần cốt nhả bóng nhanh để hỗ trợ. Vậy nhưng cốt sợi ZLC trợ lực có điều ngậm bóng. Như thế vô hình chung đi ngược, giảm tác dụng nhau. Đánh gai công là hướng tới dễ đỡ giao bóng và quả tấn công bạt nhanh, mạnh, bóng chuội phẳng. Cốt sợi hướng tới quả giật xoáy và lực.


Tùy theo sử dụng gai công cho FH hay BH... Tây môn Khánh VT vẫn dùng gai công BH với cốt sợi các bon vì quả FH vẫn là chủ lực.
 

Schlum

Đại Uý
Trên Diễn Đàn, do có chủ đề riêng về GAI DÀI rồi, do đó có một số bác đề xuất cũng nên có chủ đề đề bàn sâu riêng cho GAI NGẮN.
Tình cờ thấy có bài về GAI NGẮN (tự thấy cũng hay), nên tôi mạo muội mở đầu cho chủ đề này. Rất mong được các bác thực sự đang sử dụng gai ngắn vào trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

(Vì tôi ko sử dụng gai ngắn nên phần chuyển tải có chỗ nào chưa được chính xác, mong được các bác thông cảm).

BẠN CÓ NÊN SỬ DỤNG GAI NGẮN ?

Rất nhiều người nhiều lúc cứ thấy băn khoăn và tự hỏi rằng, liệu họ có nên sử dụng gai ngắn hay không. Trước khi tôi thảo luận về vấn đề này, tôi xin sơ lược một chút về bản thân mình. Khi bắt đầu tập và chơi bóng bàn, tôi sử dụng cách cầm vợt ngang, nhưng cũng chẳng được bao lâu, tôi đã chuyển sang cách cầm vợt dọc. Ban đầu là lối cầm vợt dọc kiểu Hàn Quốc/ Nhật Bản. Cho đến giai đoạn sau này tôi đã chuyển cách cầm vợt dọc theo kiểu Trung Quốc.

Bên mặt thuận (trước) tôi sử dụng gai ngắn và phía mặt sau tôi sử dụng mút láng. Kể từ khi chuyển sang gai ngắn, tính ổn định của tôi đã được tăng lên, phong cách linh hoạt hơn, và các cú đánh cảm thấy thoải mái tự nhiên hơn. Nhưng những điều đó không phải là sẽ ứng nghiệm đúng với mọi người. Hãy nhớ rằng, tôi đã chuyển từ mặt mút láng sang gai ngắn, còn nhiều người khác là họ chuyển từ gai dài/ hoặc gai trung sang gai ngắn, vì vậy việc điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới là sẽ khác nhau.

Tại sao bạn lại có ý nghĩ Sử dụng Gai ngắn ?

Thường nhận thấy rằng, những người đang cân nhắc việc chuyển sang gai ngắn có thể phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người cho rằng vì khả năng đọc xoáy kém, để bù lại điểm yếu của mình, nên việc sử dụng gai ngắn có thể giúp họ trả được giao bóng một cách dễ dàng hơn. Nếu để khắc phục yếu điểm trên, thì việc lựa chọn gai ngắn không phải là giải pháp tốt, vì gai ngắn vẫn còn phản ứng khá nhạy cảm đối với xoáy. Nếu bạn đọc nhầm xoáy lên thành xoáy xuống thì kết cục là bóng bạn trả lại sẽ vống lên cao tạo điều kiện cho đối thủ ra được một đòn kết thúc. Thực sự, gai ngắn sẽ được phát huy tốt khi người sử dụng nó phải có một bản lĩnh “nỗ lực” chứ không phải cho một lối chơi nhẹ nhàng. Gai ngắn có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng có một số điểm yếu!

Nhóm thứ hai là của những người có suy nghĩ rằng, chuyển đổi sang gai ngắn là để sử dụng cú bạt thay vì các cú giật để kết thúc giành điểm, họ muốn trận đấu của họ diễn ra với đường bóng có tốc độ nhanh hơn là tạo bóng xoáy nhiều. Họ thường sử dụng kê chặn thay vì lùi ra xa đối giật. Họ thường tìm cơ hội để tăng tiếp xoáy của đối thủ hơn là hãm xoáy.

Những người bạt nhiều, có lối chơi ôm bàn và kể cả những người thích đánh gai không lót đệm (ko thích cảm giác mềm) là những ứng cử viên phù hợp cho lối chơi sử dụng GAI NGẮN.

(Còn nữa).

Thanks bác @Thanh Trà. Các bài của bác rất có ích cho những ai đang sử dụng gai công !
Tôi mới sử dụng gai công bên trái ... đọc các bài của bác vỡ ra nhiều !
 

zincongtu

Thượng Sỹ
E đang định thử đánh gai dhs dragonow bh lên vis. Mấy bữa nay mất hoàn toàn bh nên đổi gió mà đổi luôn chiến thuật vì fh như pháo rồi còn bh đang bị loạn mút nên tạm đánh gai vì kinh tế eo hẹp ạ
 

PingPong9x

Đại Tá
Nhân tiện muốn quay lại với gai ngắn, mình cần tìm một trong những em sau: TSP Spectol, Spectol 21, Super Spinpip, Super Spinpip 21. Yêu cầu gai màu đỏ. kích thước 157x150 trở lên, lót dầy 1.5-1.7mm và còn nguyên vẹn không sứt mẻ. Bác nào có hú em cái nhé, giá cả cứ inbox được là giao dịch ngay, hoặc giao lưu với con Ten64 em đang chán cũng được.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top