Hội Andro Treiber

Dũng Cửu

Đại Tá
À, mà chú @Dũng Cửu nghiên cứu viết nốt bài đánh mặt Tàu bên cơ bản đi chứ nhỉ, giờ này chắc các anh hay chém hay hỏi ngày xưa đi vắng rồi, yên lành viết nốt phần dở để anh học mót trước khi đi chính quy cái nào.

Ngại ghê cơ, trong box kỹ thuật, cao thủ nó viết, mà các bố, cũng chả biết trình gì, vào cãi nhau om tỏi, rồi bỏ ngang chả ai màng đến, làm chủ thớt nó cũng nản.

Biết là chém gió trà chanh, nhưng sao không ra vỉa hè, cứ Khách sạn 5 sao là nghĩa làm sao, đuổi thì bảo không hiếu khách, nhưng thế thì ... khách khứa nccc :p
Em sẽ viết tiếp time tới đang hóng bác HT @backhand-ghost có những bài hay khi đã lấy dc niềm cảm xúc trở lại ^_^
 

pkhuyenthoai

Đại Tá
bro @pkhuyenthoai nói đến chiến thuật mình lại nhớ đến mấy điều cảm nhận khi xem giải WTTC vừa rồi. Lại chia sẻ thêm mấy điều.

Người Trung Quốc thực sự đã tiến đến đâu?

Trong thời kỳ 1996 - 2004, người Trung Quốc đã có vị trí tối cao trong làng BBTG nhưng chỉ đơn giản là thành tích thi đấu, nhưng trên thực tế thì họ vẫn chưa thể thống trị tuyệt đối về tư duy, về kỹ chiến thuật, vẫn chưa khiến cho phần còn lại có cảm giác vô lực khi phải đối đầu. Giải thế giới vừa rồi, người viết đi xem không chỉ để thưởng ngoạn, không chỉ để thoả mãn với những pha bóng đỉnh cao mà còn là dịp để mình thử cố gắng tư duy và nghiền ngẫm xem thực sự người Trung Quốc đã tiến đến giới hạn của BB hay chưa. Và thực tế là gần như họ đã chạm ngưỡng, hoặc ít nhất đã tiến đến cảnh giới cao nhất mà con người có thể tưởng tượng được về cái môn bóng nhựa này. Không thể khó hơn được nữa, không thể phức tạp hơn được nữa, phần còn lại của TG tạm thời đã bị bỏ lại một quãng quá xa, một khoảng cách khó có thể san bằng.
Để thấy rõ hơn được nữa vấn đề này, ta phải nhìn nó qua toàn bộ những trận đánh có VĐV TQ tham gia trong giải đấu. Để gọn hơn, dẫn chứng của bài viết này sẽ là 03 trận Timo Boll - Fan Zhendong ; Fang Bo - Zhang Jike ; Fang Bo - Ma Long. Có thể đây chưa hẳn là 03 trận hay nhất nhưng nó tiêu biểu nhất cho BB đỉnh cao hiện nay, nó làm rõ nhất phạm vi tranh chấp chủ yếu, nó thể hiện rõ nhất sức mạnh tuyệt đối của người TQ.
Trước hết, ta bàn đến khoảng cách hiện nay giữa người Trung Quốc và phần còn lại của TG. Đó là Timo Boll. Trong vòng 10 năm nay, không thể phủ nhận một điều rằng TMB quá xuất sắc và là người duy nhất đến hiện giờ vẫn duy trì được một trình độ tiệm cận nhất với người TQ. Anh xứng đáng nhận được sự yêu mến trọng của những ai đam mê BB, nhận được sự kính trọng của làng BBTG, bao gồm cả người TQ. Có lẽ TMB là VĐV người nước ngoài duy nhất tại giải này được khán giả cổ vũ cuồng nhiệt ngay cả khi anh thi đấu với FZD trong trận TK. Bản thân người viết cũng cổ vũ cho anh đến khản cả tiếng trong trận này, một trận đấu quá hay (sau một trận BK kinh điển với ZJK trong cup TG 2014).
Trước nay, người viết chưa có khi nào nhắc đến TMB chi tiết trong một bài viết, lần này coi như là một cơ hội để nói về anh nhiều hơn một chút, một tay vợt đáng ngưỡng mộ. Timo Boll hiện thân cho một sự kết hợp tuyệt vời giữa lối chơi châu Âu - Trung Quốc, là một tay vợt làm người ta thấy yêu mến thật sự vì sự tinh tế và thông minh của anh. TMB khác với những tay vợt châu Âu còn lại bởi một lý do mà nếu không tinh ý thì ta sẽ không nhận ra ngay được, đó là cự ly đối với bàn bóng. Bản thân TMB từ khi còn trẻ đã hình thành được một thói quen tuyệt vời là luôn cố gắng hạn chế lùi ra xa bàn quá nhiều, tích cực ôm bàn, chấp nhận đánh đờ mi khó, BH trong bàn tuyệt vời (ăn ZJK không biết bao nhiêu điểm winner trong trận BK cup TG với đòn BH top spin "thái nội"). TMB chưa bao giờ có FH căng mạnh, chưa bao giờ có đối phải cực xoáy nhưng cũng chưa bao giờ khiến đối phương coi thường đòn phải của mình trong cả công lẫn thủ. Anh chơi FH cận bàn, điểm rơi cực kín do tiếp xúc rất nhanh ở tận giai đoạn cuối của động tác dù cho đòn FH ngắn nhanh nhấc nhiều vai này có chút lỗi về kỹ thuật, thiếu cả xoáy (độ "lồng" ko cao) và không có lực đánh mạnh. Trong cự ly trung bình và gần bàn TMB xử lý mọi đường bóng một cách tinh tế để lấy điểm rơi của đòn đè phải tầm thấp, lấy tốc độ trong đoạn ngắn của BH trong bàn để khoả lấp cho sự thua thiệt về lực đánh và hơn ai hết, TMB cực hiểu và thích ứng khá tốt với lối chơi của người TQ.
(nghỉ 5', lại mỏi tay, bài này chắc sẽ hơi dài, viết đến đâu post đến đó cho nóng)
Mấy bài như vậy của bác mình đều coppy lại để dành suy ngẫm nghiên cứu hi. Đúng là đọc thấy dễ, nhưng thực hành không dễ.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Mấy bài như vậy của bác mình đều coppy lại để dành suy ngẫm nghiên cứu hi. Đúng là đọc thấy dễ, nhưng thực hành không dễ.
mình ko phải nói về kỹ chiến thuật để áp dụng đâu, anh em đọc họ lại cười cho thối mũi, ngu gì. Mình đơn giản chỉ là nói về những gì mình cảm nhận, nói về sự thưởng thức BB đỉnh cao, mô tả cái đẹp theo cách của cá nhân mình. Nhiều khi thưởng thức cũng có chỗ khó bro ợ, không phải tự nhiên mà có thuật ngữ "trình độ thưởng thức" đâu. Anh em xem và cùng nhau nâng cao khả năng phân tích và thưởng thức BB thôi mà.
 

backhand-ghost

Đại Tá
bro @pkhuyenthoai nói đến chiến thuật mình lại nhớ đến mấy điều cảm nhận khi xem giải WTTC vừa rồi. Lại chia sẻ thêm mấy điều.

Người Trung Quốc thực sự đã tiến đến đâu?

Trong thời kỳ 1996 - 2004, người Trung Quốc đã có vị trí tối cao trong làng BBTG nhưng chỉ đơn giản là thành tích thi đấu, nhưng trên thực tế thì họ vẫn chưa thể thống trị tuyệt đối về tư duy, về kỹ chiến thuật, vẫn chưa khiến cho phần còn lại có cảm giác vô lực khi phải đối đầu. Giải thế giới vừa rồi, người viết đi xem không chỉ để thưởng ngoạn, không chỉ để thoả mãn với những pha bóng đỉnh cao mà còn là dịp để mình thử cố gắng tư duy và nghiền ngẫm xem thực sự người Trung Quốc đã tiến đến giới hạn của BB hay chưa. Và thực tế là gần như họ đã chạm ngưỡng, hoặc ít nhất đã tiến đến cảnh giới cao nhất mà con người có thể tưởng tượng được về cái môn bóng nhựa này. Không thể khó hơn được nữa, không thể phức tạp hơn được nữa, phần còn lại của TG tạm thời đã bị bỏ lại một quãng quá xa, một khoảng cách khó có thể san bằng.
Để thấy rõ hơn được nữa vấn đề này, ta phải nhìn nó qua toàn bộ những trận đánh có VĐV TQ tham gia trong giải đấu. Để gọn hơn, dẫn chứng của bài viết này sẽ là 03 trận Timo Boll - Fan Zhendong ; Fang Bo - Zhang Jike ; Fang Bo - Ma Long. Có thể đây chưa hẳn là 03 trận hay nhất nhưng nó tiêu biểu nhất cho BB đỉnh cao hiện nay, nó làm rõ nhất phạm vi tranh chấp chủ yếu, nó thể hiện rõ nhất sức mạnh tuyệt đối của người TQ.
Trước hết, ta bàn đến khoảng cách hiện nay giữa người Trung Quốc và phần còn lại của TG. Đó là Timo Boll. Trong vòng 10 năm nay, không thể phủ nhận một điều rằng TMB quá xuất sắc và là người duy nhất đến hiện giờ vẫn duy trì được một trình độ tiệm cận nhất với người TQ. Anh xứng đáng nhận được sự yêu mến trọng của những ai đam mê BB, nhận được sự kính trọng của làng BBTG, bao gồm cả người TQ. Có lẽ TMB là VĐV người nước ngoài duy nhất tại giải này được khán giả cổ vũ cuồng nhiệt ngay cả khi anh thi đấu với FZD trong trận TK. Bản thân người viết cũng cổ vũ cho anh đến khản cả tiếng trong trận này, một trận đấu quá hay (sau một trận BK kinh điển với ZJK trong cup TG 2014).
Trước nay, người viết chưa có khi nào nhắc đến TMB chi tiết trong một bài viết, lần này coi như là một cơ hội để nói về anh nhiều hơn một chút, một tay vợt đáng ngưỡng mộ. Timo Boll hiện thân cho một sự kết hợp tuyệt vời giữa lối chơi châu Âu - Trung Quốc, là một tay vợt làm người ta thấy yêu mến thật sự vì sự tinh tế và thông minh của anh. TMB khác với những tay vợt châu Âu còn lại bởi một lý do mà nếu không tinh ý thì ta sẽ không nhận ra ngay được, đó là cự ly đối với bàn bóng. Bản thân TMB từ khi còn trẻ đã hình thành được một thói quen tuyệt vời là luôn cố gắng hạn chế lùi ra xa bàn quá nhiều, tích cực ôm bàn, chấp nhận đánh đờ mi khó, BH trong bàn tuyệt vời (ăn ZJK không biết bao nhiêu điểm winner trong trận BK cup TG với đòn BH top spin "thái nội"). TMB chưa bao giờ có FH căng mạnh, chưa bao giờ có đối phải cực xoáy nhưng cũng chưa bao giờ khiến đối phương coi thường đòn phải của mình trong cả công lẫn thủ. Anh chơi FH cận bàn, điểm rơi cực kín do tiếp xúc rất nhanh ở tận giai đoạn cuối của động tác dù cho đòn FH ngắn nhanh nhấc nhiều vai này có chút lỗi về kỹ thuật, thiếu cả xoáy (độ "lồng" ko cao) và không có lực đánh mạnh. Trong cự ly trung bình và gần bàn TMB xử lý mọi đường bóng một cách tinh tế để lấy điểm rơi của đòn đè phải tầm thấp, lấy tốc độ trong đoạn ngắn của BH trong bàn để khoả lấp cho sự thua thiệt về lực đánh và hơn ai hết, TMB cực hiểu và thích ứng khá tốt với lối chơi của người TQ. Nhưng đến giờ khoảng cách giữa TMB với CNT đã quá xa, sự chênh lệch về trình độ giữa phần còn lại với người TQ đã là một đại dương mênh mông. Trận TK với Fan Zhendong, TMB chơi cực hay và phát huy được hết những gì mình có, nhưng thế vẫn là chưa đủ bởi một lẽ đơn giản Fan Zhendong giờ đã ở level khác hoàn toàn so với TMB.
Cậu bé 16t vô địch giải Đức mở rộng ngày nào giờ đã bắt đầu đi vào giai đoạn hoàn thiện chiều sâu, chính thức gia nhập đội ngũ được bồi dưỡng trọng điểm cho Olympic 2020, đã chính thức gia nhập CNT 01. Ở lứa tuổi 17-18, đó là điều không hề dễ dàng. Chưa nói đến kỹ thuật, đầu tiên phải nhắc đến quyết tâm và hoài bão lớn của em, đơn giản đó là "đại mãn quan". Sự trưởng thành vượt tuổi tác của Fan luôn làm cho người ta kinh ngạc, thậm chí cả với Wu Jiaping - HLV chuyên biệt của em trong đội tuyển. Mô tả về Fan Zhendong không cần quá màu mè, sự đánh giá của một HLV khác trong CNT đã nói lên tất cả. Trong trận đấu vòng 32 với một tay vợt trẻ người Hàn, vị HLV này nói về Fan thế này: "trên bình diện TG, hiện nay chắc chỉ có mỗi ZJK là có thể đối kháng được với tiểu Bạng (Bạng là béo) trong những pha đôi công tranh chấp trực diện (đối công liên tục cả trái và phải)" (Vị này quên mất là còn có ML ^\^).
Kết quả của trận TK TMB vs Fan Zhendong thì ai cũng đã thấy rồi, điều đáng bàn là cách mà nó diễn ra hay chính xác hơn là cách mà cậu nhỏ Fan đàn áp bậc đàn anh lão luyện. Đúng với phong cách của mình, ko hề màu mè và quá phức tạp trong xử lý, Fan chứng tỏ mình ở trình độ trên bằng một cách tiếp cận rất trong sáng đó là "đua thực lực, đua kỹ thuật". Tất cả mọi đường bóng đều bắt đầu bằng đòn flick khi đỡ giao bóng và chủ động tấn công ngay khi nắm quyền giao bóng. Fan chủ động phát động tấn công, chủ động đưa toàn bộ các đường bóng tranh chấp vào thế tranh đua tốc độ, sức mạnh, chuẩn xác và sự biến hoá phức tạp trong xử lý được tinh giản đến cùng. Cậu nhỏ tự tin trong lối chơi cũng dễ hiểu, vì đơn giản thôi, nó ở cửa trên thật và nó ép TMB chơi đơn giản, chơi theo lối của nó. Fan làm được điều đó bởi thực ra, đối với người châu Âu hiện nay thì trình độ của Fan đã là điểm cực hạn.
Với BH flick thượng thừa, Fan miêu tả tất cả những gì thuộc first three shots bằng đúng một đòn đánh, đó là BH flick và thực tế là khi TMB giao bóng thì có lẽ đến hơn 90% số lần đỡ giao bóng Fan nó đánh trước ngay ở nhịp chạm vợt đầu tiên. TMB ngay lập tức bị cuốn vào một cuộc đua kỹ thuật cơ bản, đua kỹ thuật. Rất đơn giản, đó là một cú flick vào góc trống của TMB, rồi Fan chờ đòn FH đường chéo của đối phương để tăng lực bằng một pha "về trái" tăng lực ngay tức thì với một động tác cực nhỏ ở thời điểm bóng vừa bắt đầu nảy lên, sau lập tức là xoay người "phang" FH cực nặng (phải nói là vô cùng nặng mới đúng) để kết thúc điểm số sau một vài đòn đánh tiếp theo.
Khi không thể flick ngay, Fan bắt ngắn 2 nảy để tranh đánh hoặc bắt ngắn nửa chừng để chờ TMB đánh trước. Ngay cả khi TMB đánh công trước, Fan nó vẫn chơi như cửa trên và dễ dàng lôi ông anh sắp 35t vào cuộc đua của nó. Nhưng cũng phải nói là đòn phát động của TMB hơi nhẹ thật, có cảm giác nó vừa tầm với Fan để có thể lập chặn trái tăng lực, lao trống đối phải như sấm sét thoải mái như trong một buổi tập.
Khi Fan được cầm giao bóng thì cũng ko có quá nhiều điều phải bàn.
Với TMB, nếu thua như vậy cũng thấy thoải mái vì thua trên phương diện kỹ thuật thuần và tốc độ thuần tuý thì ko có gì để ấm ức. Nếu đối phương nó không hơn mình thực sự thì không thể lôi mình vào một thế trận giản đơn như một buổi tập như vậy được. Chơi với người hay hơn, phát huy hết sức mạnh kỹ thuật của bản thân, với một thế trận cởi mở của BB hiện đại thì thua mà vẫn có chút vui cũng là điều dễ hiểu và công bằng mà nói hiện tại những tay vợt có thể ăn được Fan 02 ván trong một buổi test kỹ thuật (tấn công, chặn đẩy, đối phải, trái đối phải xa bàn) chắc chắn không quá 03 người.
Vậy điều gì đọng lại sau trận TK này, với người viết, đây là điển hình rõ nhất cho cách chơi của người TQ khi đối đầu với nhưng đối thủ khác quốc tịch, dù là châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đã ở level cao hơn thật sự lối chơi chỉ đơn giản là đấu chuẩn xác, đua toàn diện, so tốc độ và thực sự khoảng cách quá lớn khiến người viết có cảm giác cậu nhỏ ăn điểm của TMB một cách tuỳ ý, thậm chí nó "đấm trái" TMB cũng chịu không nổi.
Trong khi đó, cuộc đấu của người Trung Quốc với nhau đã khó hơn rất rất nhiều và khác biệt hoàn toàn so với những "buổi tập" với phần còn lại của TG.
(part 01)
Khi những người Trung Quốc đối đầu với nhau, trận đấu nội bộ diễn ra hoàn toàn khác biệt với những cuộc so tài khác. Đó không còn là một "buổi tập" nữa, đó là một trận chiến mà mỗi đòn đánh đều ở level cao nhất, yêu cầu về chất lượng kỹ thuật đều ở mức khắt khe nhất có thể với tốc độ dường như sắp vượt qua ngưỡng phản xạ của con người cho dù quả bóng 40+ "lặc lè" có thể đôi chút đã làm chậm đi diễn biến nhanh và khó khủng khiếp của từng điểm số.
Nhắc lại một đánh giá chủ quan của người viết đã nói lúc mở đầu bài viết, có cảm giác rằng người Trung Quốc đã chơi một thứ bóng bàn đã chạm ngưỡng, họ chơi bóng với tất cả những kỹ thuật khó nhất mà con người ta có thể phát triển với bộ môn thể thao này. Bóng bàn của người Trung Quốc là đỉnh cao của tấn công với những tổ hợp chính xác được tạo ra bằng những kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp nhất. Được tận mắt xem họ thi đấu mới thấy những đường bóng của người ta khó đến thế nào. Bóng bay ko những nhanh khủng khiếp (xem tivi ko thấy được tốc độ thực bên ngoài) mà gần như ko có đỉnh bóng, trừ những tình huống đối giật bóng có chút "cầu vồng" thì những đường bóng còn lại đa phần luôn tạo cho người xem cảm giác rằng bóng đã bị ép dính xuống mặt bàn, lao vù vù với sự "trơ chuội". Với người viết thì không thể đỡ giao bóng tốt hơn được như vậy, không thể tấn công mạnh mẽ hơn được như thế nữa và không biết BB liệu sẽ còn kỹ thuật nào mới nữa không, nhưng những con người đó đã thực sự "chạm ngưỡng" với tất cả các kỹ thuật hiện có.
Khi những tay vợt đã đạt đến "cảnh giới" nói chuyện với nhau, câu chuyện của họ cũng khác đi rất nhiều. Người ta không bàn đến việc giao bóng thê nào là tốt nhất, flick thế nào khó chịu nhất, giật trái phải làm sao cho nhanh mạnh nhất...câu chuyện của họ là kết hợp những thứ tốt nhất đó như thế nào, sử dụng những tổ hợp tốt nhất ra làm sao khi nó phải đầu với một đối thủ cũng đã sẵn có những thứ tốt nhất trong người.
Một trận đối đầu TQ - TQ không có những toan tính làm khó đối thủ bằng quả giao bóng, làm bất ngờ đối phương bằng những cú BH flick cong veo hoặc những lỗi kỹ thuật do thiếu nhanh, thiếu chuẩn. Trong một cuộc so tài đỉnh cao, người Trung Quốc chỉ ganh đua "chuyển hoán" và "kết nối". Họ thi đấu xem ai chuyển hoán trái - phải linh hoạt hơn, chuyển hoán công - thủ hợp lý tại một thời điểm bất kỳ. Họ thi đấu để xem ai bền bỉ hơn và ứng biến nhanh hơn trong sự "kết nối" các kỹ thuật để tạo ra những tổ hợp mạnh nhất dù đang ở thế tấn công hay phòng ngự, lúc chủ động hay khi bị dồn ép.
Có thể là khi đã ở trình độ này, mọi thứ đều được lược bớt và tinh giản tối đa để việc tranh chấp chỉ diễn ra đơn giản trong vài dạng thức điển hình với một số ít các đòn đánh lặp lại. Dạng thức tranh chấp được thu hẹp lại đến tối đa, nhiều khi khiến người xem có những lúc thấy nhàm chán và ko tập trung để theo dõi nhưng với người trong trận thực sự nó vô cùng khốc liệt.

(đang viết tiếp)
 
Last edited:

pkhuyenthoai

Đại Tá
Bác @backhand-ghost khi nào rảnh có thể phân tích dùm mình 1-2 trận đấu không, như chiến thuật đánh, cách đánh, kỹ thuật đánh, cách khống chế của bên thắng (nếu mỗi bên càng tốt). Mình xem đi xem lại nhiều mà không có ngộ ra điều đó. Chắc không có năng khiếu làm HLV hi.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Bác @backhand-ghost khi nào rảnh có thể phân tích dùm mình 1-2 trận đấu không, như chiến thuật đánh, cách đánh, kỹ thuật đánh, cách khống chế của bên thắng (nếu mỗi bên càng tốt). Mình xem đi xem lại nhiều mà không có ngộ ra điều đó. Chắc không có năng khiếu làm HLV hi.
bro thích trận nào up lên đây, cả làng cùng vào thảo luận nó mới vui. Mọi người cùng luyện tập phân tích và hình thành được phương pháp của riêng mình. Cũng ko khó đâu, vấn đề là quan điểm cá nhân nên chẳng sợ đúng sai, hơn nữa thảo luận ở đây nó vui hơn ở topic chiến thuật.
 

Bình luận từ Facebook

Top