Vợt ngang - Cầm vợt như thế nào

vcbshark

Đại Tá
Đây là chia sẻ bản thân sau một thời gian đánh và luyện.

Thông thường, anh em ta người ST, kẻ FL, có người lại cong cong như liềm, ... Sau rất nhiều phân vân và qua 5 cốt vợt, em mạnh dạn chia sẻ (chia sẻ nên yêu cầu các bác đừng ném đá, mà có ném đá thì chọn gạch nhỏ, nhưng tương nửa viên trở lên :))

Thông thường, khi bắt đầu chơi bb, anh em ta sẽ cầm vợt rất tự nhiên theo quan niệm làm thế nào cho dễ cầm và dễ đánh trúng bóng, dần dần ăn vào thói quen, dẫn đến cách cầm vợt đặc trưng. Từ thói quen cầm vợt, dần dần sẽ ảnh hưởng đến động tác đánh bóng, điển hình là quả phải, rồi đến quả trái và chốt lại sẽ ảnh hưởng chính và dẫn dắt chính đến cách đánh trái.

Em cũng vậy, thời đầu mới đánh, em không để ý nhiều đến cách cầm vợt, nên cũng không biết mình cầm ngắn hay cầm dài. Đến khi đủ cú quả mới bắt đầu quan tâm đến cách cầm vợt của mình.

Không thuận lợi như các bác có tay khéo và dẻo, tay em khá cứng và vụng. Tự ý thức về cái kém và vụng của tay, em bỏ hẳn các combo thiên về carbon như Amazunov, Sardius, ... mà chuyển hẳn về các combo mềm, bắt đầu từ Timoboll ZLF với mặt nhẹ và ít nẩy, 729, Dawei, Scirroco Air, Donic F1, ...

1. Tay cầm trên cán vợt.

Do combo nhẹ, ít nẩy, nên lực đánh bóng thường yếu và nhanh, em tìm hiểu cách đánh để tận dụng được nhiều lực nhất trong thời gian ngắn nhất và tư thế tay mất ít thời gian chuẩn bị nhất. Em bắt đầu cầm cán tụt hẳn xuống dưới, tức là gần như không chạm vào mang cá của vợt, phần cuối vợt rơi vào điểm gồ của lòng bàn tay (cách cầm vợt gần giống vợt tennis kiểu Miền Đông).

Với cách cầm vợt này, tất cả các cú trái đều trở nên khá dễ dàng, việc phải làm duy nhất là làm sao cho vợt không cọ vào mặt bàn, còn các quả đánh thì không bao giờ thiếu lực hay thiếu ma sát.

Do không giật moi công FH được nhiều, em mới bắt đầu chuyển sang tàu đạo. Cũng vì chuyển sang tàu đạo, khởi điểm bởi Nittaku Acoustic và mặt H3 blue sponse FAKE nên combo nặng lên đáng kể, em không thể áp dụng cách cầm vợt cuối do không chắc vợt và tốc độ bị giảm đi nhiều. Em nghiên cứu các VĐV tàu đều thấy chúng đều cầm vợt sâu, sát mang cá. Có một điều phải chú ý là dù cầm sâu (vì cầm nông so với mang cá không có hiện tượng này) nhưng các VĐV đều không đưa ngón trỏ vào sâu trong mặt vợt, cùng lắm là ngang với rìa mặt trái thôi.

Khi chuyển sang cầm sâu, ban đầu là NA, đến nay là HAO 2, em nhận thấy khả năng phản ứng đối với các cú bóng nhanh trở nên rất tệ. Sau khi tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do đường đi quay tay bị giảm đi đáng kể, khiến các đường đánh không còn đủ lực ma sát như khi cầm vợt nông (dài cán).

Để hoàn thiện các cú đánh, đưa về với đúng thói quen vung tay ít của em, em áp dụng biện pháp giảm nhẹ trọng lượng của combo để có thể đưa tay về cuối cán vợt, thay H3FAKE bằng Xushaofa999, thay TEN5 bằng RAKZA7. Từ đó, các cú phản tấn công cả 02 bên đều chủ động và chính xác hơn trước.

Cũng phải nói thêm, từ kinh nghiệm non kém, em cảm thấy khi đánh, xoáy lên hay xoáy xuống của đối thủ không phải là vấn đề lớn nhất để cú đánh của mình chính xác hay không (đánh tức là giật trái, giật phải, ... chứ không phải là cắt và đẩy bóng). Em đã thử và nghiệm thấy, khả năng tạo xoáy của cú đánh của chính mình mới quyết định cú đánh của mình. Như đối với BH, khó hơn FH vì FH có nhiều lực và không gian để chỉnh tay hơn, cho dù đối thủ đưa sang xuống, lên hay là ngang, vẫn một động tác như vậy, kéo căng bóng với góc vợt 30 độ, hướng đánh ở góc khoảng 15 độ, vợt quay tối thiểu 180 độ (tối thiểu nửa vòng tròn), các cú đánh đều vào bàn và rất căng, chỉ khác nhau điểm rơi gần hay cuối mép bàn thôi. Khác nhau chính là việc mình chọn điểm vào bóng như thế nào. Khi đã nhìn được bóng bay lên để đánh, nếu thấy bóng căng và mạnh, em đánh mạnh, kéo tay mạnh. Khi bóng chậm, em kéo từ từ đến khi cảm thấy bóng lên trên lưới rồi mới văng vợt để ép bóng.

Cảm nhận cá nhân của trình lùn

2. Mặt vợt như thế nào với lòng bàn tay

Đây là kiến thức em kéo từ Tennis sang. Khi em học tennis, một trong những điều em tâm đắc nhất chính là cách cầm vợt để sao cho mặt vợt và lòng bàn tay luôn song song, khi đã song song, không bao giờ ta phải lăn tăn là mặt vợt đang ở đâu, mà chỉ cần hướng lòng bàn tay vào quả bóng, khi đó bóng ăn vào vợt theo cách bóng ăn vào lòng bàn tay.

Sang bóng bàn cũng thế, em cầm vợt để sao cho mặt vợt cũng song song với lòng bàn tay, khi đó, nếu để ý, mọi người sẽ thấy vợt và cẳng tay sẽ thẳng hàng, cùng nằm trên một đường thẳng. Vì vậy, khi đánh bóng bằng cẳng tay, vợt và tay là một cái tay kéo dài, lực của toàn bộ cánh tay sẽ ăn thẳng vào vợt mà không mất đi đâu cả. Hơn nữa, độ văng tay sẽ được kiểm soát dễ dàng và thu hồi tay cũng không bị vướng víu.

Đây là cảm nhận cá nhân, thời gian chơi không được lâu lắm, mới chú ý và điều chỉnh trong vòng 1 năm, các bác có cao kiến cứ cho em thêm cảm nhận để em còn sửa thêm ạ.
 

bachikho

Đại Tá


nếu để kỹ sẽ thấy đại diện tiêu biểu cho kiểu cầm 1 là Ma Long, kiểu 2 là Zhang Jike, kiểu 3 là Timo Boll
 
Last edited:

caykhewinter

Thượng Tá
Đây là chia sẻ bản thân sau một thời gian đánh và luyện.

Thông thường, anh em ta người ST, kẻ FL, có người lại cong cong như liềm, ... Sau rất nhiều phân vân và qua 5 cốt vợt, em mạnh dạn chia sẻ (chia sẻ nên yêu cầu các bác đừng ném đá, mà có ném đá thì chọn gạch nhỏ, nhưng tương nửa viên trở lên :))

Thông thường, khi bắt đầu chơi bb, anh em ta sẽ cầm vợt rất tự nhiên theo quan niệm làm thế nào cho dễ cầm và dễ đánh trúng bóng, dần dần ăn vào thói quen, dẫn đến cách cầm vợt đặc trưng. Từ thói quen cầm vợt, dần dần sẽ ảnh hưởng đến động tác đánh bóng, điển hình là quả phải, rồi đến quả trái và chốt lại sẽ ảnh hưởng chính và dẫn dắt chính đến cách đánh trái.

Em cũng vậy, thời đầu mới đánh, em không để ý nhiều đến cách cầm vợt, nên cũng không biết mình cầm ngắn hay cầm dài. Đến khi đủ cú quả mới bắt đầu quan tâm đến cách cầm vợt của mình.

Không thuận lợi như các bác có tay khéo và dẻo, tay em khá cứng và vụng. Tự ý thức về cái kém và vụng của tay, em bỏ hẳn các combo thiên về carbon như Amazunov, Sardius, ... mà chuyển hẳn về các combo mềm, bắt đầu từ Timoboll ZLF với mặt nhẹ và ít nẩy, 729, Dawei, Scirroco Air, Donic F1, ...

1. Tay cầm trên cán vợt.

Do combo nhẹ, ít nẩy, nên lực đánh bóng thường yếu và nhanh, em tìm hiểu cách đánh để tận dụng được nhiều lực nhất trong thời gian ngắn nhất và tư thế tay mất ít thời gian chuẩn bị nhất. Em bắt đầu cầm cán tụt hẳn xuống dưới, tức là gần như không chạm vào mang cá của vợt, phần cuối vợt rơi vào điểm gồ của lòng bàn tay (cách cầm vợt gần giống vợt tennis kiểu Miền Đông).

Với cách cầm vợt này, tất cả các cú trái đều trở nên khá dễ dàng, việc phải làm duy nhất là làm sao cho vợt không cọ vào mặt bàn, còn các quả đánh thì không bao giờ thiếu lực hay thiếu ma sát.

Do không giật moi công FH được nhiều, em mới bắt đầu chuyển sang tàu đạo. Cũng vì chuyển sang tàu đạo, khởi điểm bởi Nittaku Acoustic và mặt H3 blue sponse FAKE nên combo nặng lên đáng kể, em không thể áp dụng cách cầm vợt cuối do không chắc vợt và tốc độ bị giảm đi nhiều. Em nghiên cứu các VĐV tàu đều thấy chúng đều cầm vợt sâu, sát mang cá. Có một điều phải chú ý là dù cầm sâu (vì cầm nông so với mang cá không có hiện tượng này) nhưng các VĐV đều không đưa ngón trỏ vào sâu trong mặt vợt, cùng lắm là ngang với rìa mặt trái thôi.

Khi chuyển sang cầm sâu, ban đầu là NA, đến nay là HAO 2, em nhận thấy khả năng phản ứng đối với các cú bóng nhanh trở nên rất tệ. Sau khi tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do đường đi quay tay bị giảm đi đáng kể, khiến các đường đánh không còn đủ lực ma sát như khi cầm vợt nông (dài cán).

Để hoàn thiện các cú đánh, đưa về với đúng thói quen vung tay ít của em, em áp dụng biện pháp giảm nhẹ trọng lượng của combo để có thể đưa tay về cuối cán vợt, thay H3FAKE bằng Xushaofa999, thay TEN5 bằng RAKZA7. Từ đó, các cú phản tấn công cả 02 bên đều chủ động và chính xác hơn trước.

Cũng phải nói thêm, từ kinh nghiệm non kém, em cảm thấy khi đánh, xoáy lên hay xoáy xuống của đối thủ không phải là vấn đề lớn nhất để cú đánh của mình chính xác hay không (đánh tức là giật trái, giật phải, ... chứ không phải là cắt và đẩy bóng). Em đã thử và nghiệm thấy, khả năng tạo xoáy của cú đánh của chính mình mới quyết định cú đánh của mình. Như đối với BH, khó hơn FH vì FH có nhiều lực và không gian để chỉnh tay hơn, cho dù đối thủ đưa sang xuống, lên hay là ngang, vẫn một động tác như vậy, kéo căng bóng với góc vợt 30 độ, hướng đánh ở góc khoảng 15 độ, vợt quay tối thiểu 180 độ (tối thiểu nửa vòng tròn), các cú đánh đều vào bàn và rất căng, chỉ khác nhau điểm rơi gần hay cuối mép bàn thôi. Khác nhau chính là việc mình chọn điểm vào bóng như thế nào. Khi đã nhìn được bóng bay lên để đánh, nếu thấy bóng căng và mạnh, em đánh mạnh, kéo tay mạnh. Khi bóng chậm, em kéo từ từ đến khi cảm thấy bóng lên trên lưới rồi mới văng vợt để ép bóng.

Cảm nhận cá nhân của trình lùn

2. Mặt vợt như thế nào với lòng bàn tay

Đây là kiến thức em kéo từ Tennis sang. Khi em học tennis, một trong những điều em tâm đắc nhất chính là cách cầm vợt để sao cho mặt vợt và lòng bàn tay luôn song song, khi đã song song, không bao giờ ta phải lăn tăn là mặt vợt đang ở đâu, mà chỉ cần hướng lòng bàn tay vào quả bóng, khi đó bóng ăn vào vợt theo cách bóng ăn vào lòng bàn tay.

Sang bóng bàn cũng thế, em cầm vợt để sao cho mặt vợt cũng song song với lòng bàn tay, khi đó, nếu để ý, mọi người sẽ thấy vợt và cẳng tay sẽ thẳng hàng, cùng nằm trên một đường thẳng. Vì vậy, khi đánh bóng bằng cẳng tay, vợt và tay là một cái tay kéo dài, lực của toàn bộ cánh tay sẽ ăn thẳng vào vợt mà không mất đi đâu cả. Hơn nữa, độ văng tay sẽ được kiểm soát dễ dàng và thu hồi tay cũng không bị vướng víu.

Đây là cảm nhận cá nhân, thời gian chơi không được lâu lắm, mới chú ý và điều chỉnh trong vòng 1 năm, các bác có cao kiến cứ cho em thêm cảm nhận để em còn sửa thêm ạ.
Bác viết như vậy là chuẩn rồi. Mình học ở bác được nhiều. Hiềm 1 nỗi thời gian để luyện như bác thì k đủ.
 

luckyluckedh

Đại Uý
Sẵn bác cho em hỏi luôn NA, HAO 2 cây nào nẩy, cảm giác hơn nhỉ? Về cách cầm vợt thì cách cầm 1 của backhiho khi cầm ôm sát rất dễ đánh, xoay trở 2 bên đấy chứ.
 

vcbshark

Đại Tá
Bác @bachikho dẫn nguồn thì chuẩn rồi, nhưng em chỉ xin phụ đề tí thôi.

1. Cầm theo kiểu 1: đây là cách cầm vợt chuẩn nhất và điều khiển vợt dễ nhất. Tuy nhiên, nếu các bác để ý, cũng cách cầm này, nhưng các bác để cho cán vợt tụt hẳn vào trong lòng bàn tay, phần cuối cùng của vợt chỉ hơi vừa đủ hoặc hút 1 chút so với đệm dưới tay, quả đánh của các bác sẽ cực kỳ có lực và khi đó, các quả bấm trái phải sẽ rất dễ khiển bóng vào các vị trí hiểm (em đánh trung bàn, tức là cách bàn 1 tầm tây với). Nếu các bác theo lời em khuyên, biết đánh trái thì chỉ cần thay đổi một chút, em đảm bảo quả trái của các bác sẽ lên được vài điểm đó ạ.

2. Cầm vợt kiểu 2: đây là cách cầm vợt em ít nhìn thấy nhất. Vì vậy, em không có ý kiến gì nhiều. Nhưng theo những gì em cảm nhận, kiểu cầm vợt này chủ yếu phát huy quả trái, mà như vậy thì không còn là lối đánh đẹp tấn công hai càng nữa ạ.

3. Cầm vợt kiểu 3: đây là lối cầm vợt, nếu các bác nào cầm sâu, tức là để mang cá sâu vào hõm tay, sẽ dần dần chuyển qua kiểu cầm vợt này. Kiểu cầm vợt này khiến quả FH rất dễ vào bàn, khó hụt bóng giật, nhưng cực kỳ khó bạt, đặc biệt là các quả nhanh, mà chủ yếu là chặn miết FH. Kiểu cầm vợt này cũng rất lợi cho quả trái, đặc biệt là các quả trái đánh theo kiểu đẩy vợt lên phía trên, ép bóng là chính, ít hoặc không xoáy. Nhưng kiểu cầm vợt này chỉ có thể áp dụng tốt nếu các bác đánh ôm bàn, đánh ngắn. Nếu các bác đánh xa bàn một chút sẽ thấy cực kỳ thiếu lực và bất ổn định khi có ý định phản công. Em đã bị dính vào con đường này mất 2 tháng, mãi mới tìm được đường ra. Lúc đầu, các bác sẽ dần tìm cách để vợt gần như vuông góc với cẳng tay, tạo nên các quả đánh cực kỳ ổn định. Tuy nhiên, với cách đánh này, chỉ cần quá tay và phải xoay tay liên tục vài lần trong cú đánh, các bác sẽ mất dần góc vợt chuẩn và thường nếu bị động sẽ mất luôn ý thức về góc vợt hiện tại. Em đã phải từ bỏ cách cầm này dù nó đem lại tính ổn định trong các cú đánh, nhưng nó không thể đưa mình phát triển xa hơn để tạo các cú đánh mạnh hơn và xa hơn.

Quay lại cách cầm 1:
Đây chính là cái em muốn nói đến từ đầu, chỉ có điều em khuyến nghị là nên cầm dài cán vợt ra để tạo tay đòn lớn hơn trong các cú đánh.
Trong bóng bàn, 1/100s là rất quý, nhưng nếu ta không thể nhanh được, thì thêm một chút đường đi của mặt vợt sẽ tạo ra uy lực lớn hơn rất nhiều (cái này nghe có vẻ phi lý nhưng nếu các bác thử nghiệm sẽ thấy rất hợp lý - chỉ là vấn đề thực tế thôi ạ, còn vì sao thì em chịu).
Khi các bác cầm dài ra, các cú đánh trái sẽ có xu hướng cắm xoáy rất sâu và bóng bị miết rất mạnh, việc của mình khi đánh quả BH chỉ là tính toán sao cho không kéo quá nhiều để bóng ra khỏi bàn thôi ạ, có thể yên tâm về chuyện rúc lưới vì rất ít xảy ra, trừ khi các bác không tự tin nên vung tay theo kiểu giống vòng tròn, mà thực tế là vung tay mà không phát lực.
Về FH, gần giống BH, lúc này, các bác không cần tạo cảm giác miết bóng, mà chỉ là cảm giác kéo cái đầu vợt lăng lên thôi ạ.

Điểm yếu của kiểu cầm 1 nhưng dài cán chính là các bác phải xác định lại khoảng cách cánh tay và bóng, đặc biệt là các quả xoáy lên và ngang lên, vì khi đó, đường mở của tay dài hơn, nên các bác cần giảm bớt việc nhoài người do sợ thiếu vợt, vì như em đánh (chân em khá nhanh ạ, dân đá bóng và tennis), thường hay bị ăn bóng vào cuối vợt, gần cán hoặc lên rìa vợt (do đánh quá nhanh) chứ ít khi bị chậm và thiếu vợt lắm ạ.
 

caykhewinter

Thượng Tá
Bác @bachikho dẫn nguồn thì chuẩn rồi, nhưng em chỉ xin phụ đề tí thôi.

1. Cầm theo kiểu 1: các bác để cho cán vợt tụt hẳn vào trong lòng bàn tay, phần cuối cùng của vợt chỉ hơi vừa đủ hoặc hút 1 chút so với đệm dưới tay, quả đánh của các bác sẽ cực kỳ có lực và khi đó, các quả bấm trái phải sẽ rất dễ khiển bóng vào các vị trí hiểm.
Khi các bác cầm dài ra, các cú đánh trái sẽ có xu hướng cắm xoáy rất sâu và bóng bị miết rất mạnh, việc của mình khi đánh quả BH chỉ là tính toán sao cho không kéo quá nhiều để bóng ra khỏi bàn thôi ạ, có thể yên tâm về chuyện rúc lưới vì rất ít xảy ra, trừ khi các bác không tự tin nên vung tay theo kiểu giống vòng tròn, mà thực tế là vung tay mà không phát lực.
Về FH, gần giống BH, lúc này, các bác không cần tạo cảm giác miết bóng, mà chỉ là cảm giác kéo cái đầu vợt lăng lên thôi ạ.

Điểm yếu của kiểu cầm 1 nhưng dài cán chính là các bác phải xác định lại khoảng cách cánh tay và bóng, đặc biệt là các quả xoáy lên và ngang lên, vì khi đó, đường mở của tay dài hơn, nên các bác cần giảm bớt việc nhoài người do sợ thiếu vợt, vì như em đánh (chân em khá nhanh ạ, dân đá bóng và tennis), thường hay bị ăn bóng vào cuối vợt, gần cán hoặc lên rìa vợt (do đánh quá nhanh) chứ ít khi bị chậm và thiếu vợt lắm ạ.

Bác nói chí phải. Em cũng bị lúng túng bên BH, đọc cách cầm cán dài mà ngộ được ít nhiều. Cách cầm và cách di chuyển, tạo thế rất quan trọng. Tuy nhiên, E cũng còn bí với quả phát bóng nhanh, xa bàn bên BH của đối thủ.
 

vcbshark

Đại Tá
Bác nói chí phải. Em cũng bị lúng túng bên BH, đọc cách cầm cán dài mà ngộ được ít nhiều. Cách cầm và cách di chuyển, tạo thế rất quan trọng. Tuy nhiên, E cũng còn bí với quả phát bóng nhanh, xa bàn bên BH của đối thủ.

Bác này giống em quá, anh em mình chắc ngang bóng nhau thôi. Để khắc chế quả đó, em xin mách bác một cái:
1. Cầm giống em đi
2. Đứng xa bàn từ một tầm tay với trở lên
3. Đứng góc 45 độ so với đường biên cuối bàn, vai bằng, vợt thẳng vuông góc với bàn, vai để cao, đừng trùng xuống, tức là bác để người nghiêng trước 45 độ. Tay thu trước đùi, vuông tay. Đừng đứng quá nhiều trái, đít bác thẳng cạnh trái là ngon rồi. Nếu họ đánh quả phải nhanh, bác chỉ cần vuốt ngược tay lên là họ bị ăn vào biên trái, lúng túng lắm. Nếu họ BH nhanh, bác cứ mạnh dạn văng mạnh tay ném bóng vào trái họ (đánh đường dài nhất trên bàn), đánh cho họ 03 vào là họ tịt BH xoáy lên nhanh ngay, kể cả khi hiệu suất là 3/10 thì họ cũng không dám dở liên tục nữa, vì họ bị quả ấy xong thì hồn phách lên mây, như là bị "vặt lông" ấy, khó chịu lắm.

Chú ý: cách đứng này cần cảnh giác với cú xoáy lên thẳng vào tay cầm vợt, vì cái này bác đánh BH và FH là như nhau, 50/50. Để đối phó lại, bác chỉ còn cách luyện FH thật chuẩn (em cũng chả làm được), vả phát chết liền vì vả FH quả này rất sướng, khó mỗi cái là phải vặn lườn nhanh và biết tụt đít về sau làm con lăng thôi
 

caykhewinter

Thượng Tá
Bác này giống em quá, anh em mình chắc ngang bóng nhau thôi. Để khắc chế quả đó, em xin mách bác một cái:
1. Cầm giống em đi
2. Đứng xa bàn từ một tầm tay với trở lên
3. Đứng góc 45 độ so với đường biên cuối bàn, vai bằng, vợt thẳng vuông góc với bàn, vai để cao, đừng trùng xuống, tức là bác để người nghiêng trước 45 độ. Tay thu trước đùi, vuông tay. Đừng đứng quá nhiều trái, đít bác thẳng cạnh trái là ngon rồi. Nếu họ đánh quả phải nhanh, bác chỉ cần vuốt ngược tay lên là họ bị ăn vào biên trái, lúng túng lắm. Nếu họ BH nhanh, bác cứ mạnh dạn văng mạnh tay ném bóng vào trái họ (đánh đường dài nhất trên bàn), đánh cho họ 03 vào là họ tịt BH xoáy lên nhanh ngay, kể cả khi hiệu suất là 3/10 thì họ cũng không dám dở liên tục nữa, vì họ bị quả ấy xong thì hồn phách lên mây, như là bị "vặt lông" ấy, khó chịu lắm.

Chú ý: cách đứng này cần cảnh giác với cú xoáy lên thẳng vào tay cầm vợt, vì cái này bác đánh BH và FH là như nhau, 50/50. Để đối phó lại, bác chỉ còn cách luyện FH thật chuẩn (em cũng chả làm được), vả phát chết liền vì vả FH quả này rất sướng, khó mỗi cái là phải vặn lườn nhanh và biết tụt đít về sau làm con lăng thôi

Cám ơn bác.
 

vcbshark

Đại Tá
Sẵn bác cho em hỏi luôn NA, HAO 2 cây nào nẩy, cảm giác hơn nhỉ? Về cách cầm vợt thì cách cầm 1 của backhiho khi cầm ôm sát rất dễ đánh, xoay trở 2 bên đấy chứ.

Theo trình lùn của em thì HAO 2 hơn NA về mọi thứ: cắn xoáy kinh hơn, tốc độ tốt hơn, cảm giác thật hơn và đặc biệt là mặt có vẻ to hơn.

Nói nhiều một chút về cắn xoáy, với NA (mặt tàu nhé bác), bác không sợ bất cứ quả xoáy nào vì chỉ cần đưa vợt ra, mặt tàu tự triệt tiêu xoáy và bác đẩy bóng sang tùy ý bác, không lo ra ngoài. Nhưng HAO2 thì khác hẳn, nó cắn xoáy như chó cắn ống quần ấy ạ, cảm giác cực rõ. Vì vậy, khi đỡ, bác phải hơi chiều xoáy một tí, để cho nó cắn xong rồi mới đẩy vợt đi, chứ nó đang cắn mà bác đẩy đi kiểu gì cũng bung lung tung, không biết đường nào mà lần, lúc lên lúc xuống, lúc phải lúc trái. Nhưng cái cắn xoáy của nó lại rất có lợi khi đôi công, đặc biệt là đôi công giật. Lúc đầu em cứ hùng hục như trâu lấy sức phá xoáy khi đôi công (xoáy lên), mấy buổi gần đây mới khám phá ra cái dị của nó, bác không cần mất công tạo xoáy khi đôi công, ngược lại với cắt bóng, khi giật bóng, bác chờ nó cắn xoáy thì bác lăng bóng đi, thế là xoáy của đối phương thành của mình hết, đánh rất nhàn mà trông thì pro thôi rồi, thích đánh kiểu gì thì đánh, thích đánh vào đâu thì đánh (tất nhiên là mình phải nhanh để bóng vào trong mặt vợt:D), đôi công như chuyên nghiệp luôn. Đấy là mấy hôm nay em đang phải giảm trọng lượng nên bỏ H3 đi rồi đấy nhé.
 

boll_boll

Moderator
Mình cầm vợt không cố định 1 kiểu, khi giật phải thì cầm theo kiểu 1, giật trái theo kiểu 2. Nếu giật trái mà ko cầm theo kiểu 2 thì bóng khó có thể mạnh đc, chỉ xoáy mà thôi. Nếu có thể chuyển đổi nhanh cách cầm vợt thì khuyên các bạn nên thử giống mình, khi đó sẽ thấy hiệu quả hơn cả trái lẫn phải.
 

nguyen chi linh

Trung Sỹ
Mình cầm vợt không cố định 1 kiểu, khi giật phải thì cầm theo kiểu 1, giật trái theo kiểu 2. Nếu giật trái mà ko cầm theo kiểu 2 thì bóng khó có thể mạnh đc, chỉ xoáy mà thôi. Nếu có thể chuyển đổi nhanh cách cầm vợt thì khuyên các bạn nên thử giống mình, khi đó sẽ thấy hiệu quả hơn cả trái lẫn phải.
Nghẹt nổi cách này đánh với các tay vừa vừa, bóng chậm. Nhưng khi gặp cao thủ, bóng đẩy nhanh lên cao trào em thấy cách này không còn chuẩn nữa.
 

vcbshark

Đại Tá
Mình cầm vợt không cố định 1 kiểu, khi giật phải thì cầm theo kiểu 1, giật trái theo kiểu 2. Nếu giật trái mà ko cầm theo kiểu 2 thì bóng khó có thể mạnh đc, chỉ xoáy mà thôi. Nếu có thể chuyển đổi nhanh cách cầm vợt thì khuyên các bạn nên thử giống mình, khi đó sẽ thấy hiệu quả hơn cả trái lẫn phải.
Mục đích của các kiểu cầm cũng chính là không phải thay đổi khi đánh trái và phải, còn phải thay đổi thì lại không còn cần thiết nghiên cứu nữa ạ, vì trong tình huống bóng, rất khó để chuyển tay mà giữ được độ chính xác ạ
 

vcbshark

Đại Tá
Minh thì hay bị ngón trỏ di chuyển vào trong lòng măt vợt. Các bác chỉ cho minh cách khắc phục với nhé
Các ngón tay có liên kết rất rõ với nhau, để sửa ngón trỏ di vào trong vợt, bác chỉ cần giữ ngón cái nằm ngang trên phần vát của cán vợt thôi, đừng để nó dọc ra thì đảm bảo ngón trỏ của bác lúc nào cũng nằm ngang dưới dáy mút vợt ạ
 

conduongs

Đại Tá
Các ngón tay có liên kết rất rõ với nhau, để sửa ngón trỏ di vào trong vợt, bác chỉ cần giữ ngón cái nằm ngang trên phần vát của cán vợt thôi, đừng để nó dọc ra thì đảm bảo ngón trỏ của bác lúc nào cũng nằm ngang dưới dáy mút vợt ạ
Để mình chú ý lai xem thê nào, nhung minh thây ngón cái của minh ít di chuyển.
 

caykhewinter

Thượng Tá
Các ngón tay có liên kết rất rõ với nhau, để sửa ngón trỏ di vào trong vợt, bác chỉ cần giữ ngón cái nằm ngang trên phần vát của cán vợt thôi, đừng để nó dọc ra thì đảm bảo ngón trỏ của bác lúc nào cũng nằm ngang dưới dáy mút vợt ạ
Bác vừa chơi vừa nghiên cứu, đúc kết, rất hay. Nhiều lần E bị phê bình là vợt to thế mà cứ để bóng chạm ngón tay, cơ bản cũng do cách cầm. Cầm vợt chưa đúng ảnh hưởng đến việc điều khiển đường bóng, lười di chuyển cũng ảnh hưởng đến việc tạo thế để chọn cách xử lý bóng. Có những cái sai có thể sửa ngay, cũng có những thói quen chưa đúng, phải sửa dần dần. Cơ bản là sự nỗ lực và lòng đam mê.
 

vcbshark

Đại Tá
Bác vừa chơi vừa nghiên cứu, đúc kết, rất hay. Nhiều lần E bị phê bình là vợt to thế mà cứ để bóng chạm ngón tay, cơ bản cũng do cách cầm. Cầm vợt chưa đúng ảnh hưởng đến việc điều khiển đường bóng, lười di chuyển cũng ảnh hưởng đến việc tạo thế để chọn cách xử lý bóng. Có những cái sai có thể sửa ngay, cũng có những thói quen chưa đúng, phải sửa dần dần. Cơ bản là sự nỗ lực và lòng đam mê.

Em chỉ trẻ trâu thôi, trình non lắm, nhưng làm cái gì cũng đam mê thành ra cứ mò mẫm những cái đâu đâu, mọi người đều bảo là gàn đấy ạ
 

vcbshark

Đại Tá
Đây là chia sẻ bản thân sau một thời gian đánh và luyện.

Thông thường, anh em ta người ST, kẻ FL, có người lại cong cong như liềm, ... Sau rất nhiều phân vân và qua 5 cốt vợt, em mạnh dạn chia sẻ (chia sẻ nên yêu cầu các bác đừng ném đá, mà có ném đá thì chọn gạch nhỏ, nhưng tương nửa viên trở lên :))

Thông thường, khi bắt đầu chơi bb, anh em ta sẽ cầm vợt rất tự nhiên theo quan niệm làm thế nào cho dễ cầm và dễ đánh trúng bóng, dần dần ăn vào thói quen, dẫn đến cách cầm vợt đặc trưng. Từ thói quen cầm vợt, dần dần sẽ ảnh hưởng đến động tác đánh bóng, điển hình là quả phải, rồi đến quả trái và chốt lại sẽ ảnh hưởng chính và dẫn dắt chính đến cách đánh trái.

Em cũng vậy, thời đầu mới đánh, em không để ý nhiều đến cách cầm vợt, nên cũng không biết mình cầm ngắn hay cầm dài. Đến khi đủ cú quả mới bắt đầu quan tâm đến cách cầm vợt của mình.

Không thuận lợi như các bác có tay khéo và dẻo, tay em khá cứng và vụng. Tự ý thức về cái kém và vụng của tay, em bỏ hẳn các combo thiên về carbon như Amazunov, Sardius, ... mà chuyển hẳn về các combo mềm, bắt đầu từ Timoboll ZLF với mặt nhẹ và ít nẩy, 729, Dawei, Scirroco Air, Donic F1, ...

1. Tay cầm trên cán vợt.

Do combo nhẹ, ít nẩy, nên lực đánh bóng thường yếu và nhanh, em tìm hiểu cách đánh để tận dụng được nhiều lực nhất trong thời gian ngắn nhất và tư thế tay mất ít thời gian chuẩn bị nhất. Em bắt đầu cầm cán tụt hẳn xuống dưới, tức là gần như không chạm vào mang cá của vợt, phần cuối vợt rơi vào điểm gồ của lòng bàn tay (cách cầm vợt gần giống vợt tennis kiểu Miền Đông).

Với cách cầm vợt này, tất cả các cú trái đều trở nên khá dễ dàng, việc phải làm duy nhất là làm sao cho vợt không cọ vào mặt bàn, còn các quả đánh thì không bao giờ thiếu lực hay thiếu ma sát.

Do không giật moi công FH được nhiều, em mới bắt đầu chuyển sang tàu đạo. Cũng vì chuyển sang tàu đạo, khởi điểm bởi Nittaku Acoustic và mặt H3 blue sponse FAKE nên combo nặng lên đáng kể, em không thể áp dụng cách cầm vợt cuối do không chắc vợt và tốc độ bị giảm đi nhiều. Em nghiên cứu các VĐV tàu đều thấy chúng đều cầm vợt sâu, sát mang cá. Có một điều phải chú ý là dù cầm sâu (vì cầm nông so với mang cá không có hiện tượng này) nhưng các VĐV đều không đưa ngón trỏ vào sâu trong mặt vợt, cùng lắm là ngang với rìa mặt trái thôi.

Khi chuyển sang cầm sâu, ban đầu là NA, đến nay là HAO 2, em nhận thấy khả năng phản ứng đối với các cú bóng nhanh trở nên rất tệ. Sau khi tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do đường đi quay tay bị giảm đi đáng kể, khiến các đường đánh không còn đủ lực ma sát như khi cầm vợt nông (dài cán).

Để hoàn thiện các cú đánh, đưa về với đúng thói quen vung tay ít của em, em áp dụng biện pháp giảm nhẹ trọng lượng của combo để có thể đưa tay về cuối cán vợt, thay H3FAKE bằng Xushaofa999, thay TEN5 bằng RAKZA7. Từ đó, các cú phản tấn công cả 02 bên đều chủ động và chính xác hơn trước.

Cũng phải nói thêm, từ kinh nghiệm non kém, em cảm thấy khi đánh, xoáy lên hay xoáy xuống của đối thủ không phải là vấn đề lớn nhất để cú đánh của mình chính xác hay không (đánh tức là giật trái, giật phải, ... chứ không phải là cắt và đẩy bóng). Em đã thử và nghiệm thấy, khả năng tạo xoáy của cú đánh của chính mình mới quyết định cú đánh của mình. Như đối với BH, khó hơn FH vì FH có nhiều lực và không gian để chỉnh tay hơn, cho dù đối thủ đưa sang xuống, lên hay là ngang, vẫn một động tác như vậy, kéo căng bóng với góc vợt 30 độ, hướng đánh ở góc khoảng 15 độ, vợt quay tối thiểu 180 độ (tối thiểu nửa vòng tròn), các cú đánh đều vào bàn và rất căng, chỉ khác nhau điểm rơi gần hay cuối mép bàn thôi. Khác nhau chính là việc mình chọn điểm vào bóng như thế nào. Khi đã nhìn được bóng bay lên để đánh, nếu thấy bóng căng và mạnh, em đánh mạnh, kéo tay mạnh. Khi bóng chậm, em kéo từ từ đến khi cảm thấy bóng lên trên lưới rồi mới văng vợt để ép bóng.

Cảm nhận cá nhân của trình lùn

2. Mặt vợt như thế nào với lòng bàn tay

Đây là kiến thức em kéo từ Tennis sang. Khi em học tennis, một trong những điều em tâm đắc nhất chính là cách cầm vợt để sao cho mặt vợt và lòng bàn tay luôn song song, khi đã song song, không bao giờ ta phải lăn tăn là mặt vợt đang ở đâu, mà chỉ cần hướng lòng bàn tay vào quả bóng, khi đó bóng ăn vào vợt theo cách bóng ăn vào lòng bàn tay.

Sang bóng bàn cũng thế, em cầm vợt để sao cho mặt vợt cũng song song với lòng bàn tay, khi đó, nếu để ý, mọi người sẽ thấy vợt và cẳng tay sẽ thẳng hàng, cùng nằm trên một đường thẳng. Vì vậy, khi đánh bóng bằng cẳng tay, vợt và tay là một cái tay kéo dài, lực của toàn bộ cánh tay sẽ ăn thẳng vào vợt mà không mất đi đâu cả. Hơn nữa, độ văng tay sẽ được kiểm soát dễ dàng và thu hồi tay cũng không bị vướng víu.

Đây là cảm nhận cá nhân, thời gian chơi không được lâu lắm, mới chú ý và điều chỉnh trong vòng 1 năm, các bác có cao kiến cứ cho em thêm cảm nhận để em còn sửa thêm ạ.

Em sửa lại một chút Phần 2:
Khi cầm vợt, các điểm cần chú ý:
a. mặt vợt song song với lòng bàn tay
b. trục vợt tạo với cẳng tay một góc 30 độ
c. mặt phẳng mặt vợt tạo với trục cẳng tay một góc 30 độ
d. đầu vợt có hướng lên phía trên khi ta để tay ở tư thế chuẩn bị, khoảng 30 độ so với mặt đất.

Các bác cứ thử xem, rất dễ đánh, nhưng chú ý là em không dùng cổ tay một tí nào nhé, trong mọi quả đánh, chủ yếu là FH dùng hông, còn BH dùng cẳng tay là chính, BH em chưa sử dụng được hông nhiều lắm, nhưng cũng đủ để anh em ngang trình lác mắt về quả trái, kể cả trên bàn và ngoài bàn ạ
 

lgvietnam

Binh Nhì
Với cách cầm vợt này, tất cả các cú trái đều trở nên khá dễ dàng, việc phải làm duy nhất là làm sao cho vợt không cọ vào mặt bàn, còn các quả đánh thì không bao giờ thiếu lực hay thiếu ma sát.
 

Bình luận từ Facebook

Top