SADIUS - Ưu điểm & nhược điểm

dungdienanh

Trung Uý
Thì đổi mẹ nó tên thành Super Sardius tăng giá lên gấp 3 mà bán cần gì nghiên cứu công nghệ mới cho nó mệt? haha...
@dungdienanh đang oánh cây gì đấy? Dạo này hay gặp bác Nguyên Họa Sĩ không?
Dạ e vân găp đêù ở quán ruou ah hihi! E đánh trebre k và sad Bác ah.E đang định mua thu gom hêt sad xong cất bố nó hêt đi rồi thế là chuyên nghiêp và cả nghiêp dư phải đánh cốt mỏng cốt gỗ thế là nền bb Viêt Nam nó sánh đc với thế giới thôi bác ah hahaha.
 

phungducthang

Đại Tá
Dạ e vân găp đêù ở quán ruou ah hihi! E đánh trebre k và sad Bác ah.E đang định mua thu gom hêt sad xong cất bố nó hêt đi rồi thế là chuyên nghiêp và cả nghiêp dư phải đánh cốt mỏng cốt gỗ thế là nền bb Viêt Nam nó sánh đc với thế giới thôi bác ah hahaha.
Có đánh cốt gì thì VN cũng mãi ngang tầm... nghiệp dư TG thôi.
Treber K oánh so với Sar thế nào? Mấy cây Treber K - Z ... gần đây cũng thấy giới thiệu khá nhiều, nhìn cũng đẹp.
 

dungdienanh

Trung Uý
Thì Butterfly nó đang làm như vậy đấy thôi: Đầu tiên là ZJK SZLC, sắp tới là JUN SZLC, TMB SZLC... Cũng có thay đổi tí cho khang khác.
Mà mấy ông kinh doanh chả nhạy tí nào cả đặt bọn nhật 1 mớ supe sad cải tiên lại tí cán cho dễ đánh trái hình thức ưa nhin thế la... ngay huhu tiếc quá mình k làm kdoanh
 

dungdienanh

Trung Uý
Có đánh cốt gì thì VN cũng mãi ngang tầm... nghiệp dư TG thôi.
Treber K oánh so với Sar thế nào? Mấy cây Treber K - Z ... gần đây cũng thấy giới thiệu khá nhiều, nhìn cũng đẹp.
Cây z đánh như amutat lai schlage cây này phù hợp với người vn chúng mình thể lực kém cần tới đích nhanh!Cây k rung mòng rẻ k giống cây nào mấy nên e thích hehe
 

phungducthang

Đại Tá
Cây z đánh như amutat lai schlage cây này phù hợp với người vn chúng mình thể lực kém cần tới đích nhanh!Cây k rung mòng rẻ k giống cây nào mấy nên e thích hehe
Vậy là cây K sẽ phù hợp lối đánh gần - kỹ thuật... bù trừ bổ sung cho lối đánh bạo lực 1 càng của Sar? Nếu chọn cây Z sẽ gần với kiểu của Sar hơn chứ gì?
 

dungdienanh

Trung Uý
Thôi đừng có xui, nó làm thật thì mấy cây Sar đang ém trong tủ của @dungdienanh vứt đi à?
ohoho thôi k xui nữa mấy chục củ của e e xin mấy a cửa hàng đừng chôm y tưởng vội để e bán mấy con sad chân ngắn đã! Thât sự e vẫn chưa hiêu cây sad nó ngu thật hay người sử dụng nó chưa khôn các bác chuyên nghiêp giải thích e với.vd như Đạt nhì sìgem VẪN ĐÁNH SAD k hiểu có lẽ Đat thong minh hơn cây sad nên bảo đc nó haha
 

phungducthang

Đại Tá
ohoho thôi k xui nữa mấy chục củ của e e xin mấy a cửa hàng đừng chôm y tưởng vội để e bán mấy con sad chân ngắn đã! Thât sự e vẫn chưa hiêu cây sad nó ngu thật hay người sử dụng nó chưa khôn các bác chuyên nghiêp giải thích e với.vd như Đạt nhì sìgem VẪN ĐÁNH SAD k hiểu có lẽ Đat thong minh hơn cây sad nên bảo đc nó haha
Vậy là khôn ở mức... nhì Seagame (?)
 

dungdienanh

Trung Uý
Vậy là cây K sẽ phù hợp lối đánh gần - kỹ thuật... bù trừ bổ sung cho lối đánh bạo lực 1 càng của Sar? Nếu chọn cây Z sẽ gần với kiểu của Sar hơn chứ gì?
Vâng đúng đấy ah ai thủ kém tấn công hay e đánh K để tranh đánh còn thủ hay tấn công chưa hay thì dùng sad thê là đi nhặt bóng ah mà k phải đi nhặt bong nữa dạo này xới e đánh pha thể thức tenit dánh 3 quả và có ng nhặt bog hehe
 

xukaka

Đại Tá
Mạn phép trích 1 bài của bác nick "P-500" như sau:

Hồi đó - và ngay cả bây giờ - người ta quan niệm rằng cốt vợt là để tạo ra tốc độ, còn mút là để tạo xoáy. Nhiều người còn quan niệm rằng mút cứng hơn sẽ cho tốc độ lớn hơn nhưng xoáy kém hơn, trong khi một số bảo vệ rằng mút mềm hơn thì sẽ xoáy và dễ đánh hơn. Để tạo ra một cây vợt "mạnh nhất" thời bấy giờ thì cần có một cốt tốc độ khủng và cặp mút mềm dai. Những người theo quan điểm này tạo nên trường phái "cốt cứng mút mềm", họ có kỹ thuật tạo xoáy chủ yếu là ma sát mỏng vào bóng, càng mỏng thì càng xoáy (thực ra là tỉ lệ xoáy và tốc độ thay đổi, xoáy nhiều thì chậm). Những tay vợt thìa Nhật lúc ấy chiếm lĩnh bóng bàn TG với loại vợt nhanh chớp nhoáng. Người làm rạng danh môn phái này là Schlager với cây Schlager Carbon (y chang Sadius) và 2 miếng Bryce Speed, hoặc vợt thìa vuông như Ryu Seng Min. Còn ở VN thì cặp Mạnh Cường - Kiến Quốc một thời làm bá chủ Đông Nam Á cũng với kiểu vũ khí tương đương.

Phát triển song song với rơ cốt cứng mút mềm là rơ cốt đàn hồi mút trung bình và cốt trung bình mút cứng. Đó là cả thế giới bóng bàn còn lại với các tên tuổi lớn như Waldner, Khổng Lệnh Huy, Lưu Quốc Lượng,...và cho tới ngày nay thì hầu như 95% cao thủ trên TG đều chơi kiểu vợt này ăn theo miếng mút Tenergy hoặc DHS H3.

-Các pha đôi công trên bàn, với rơ hiện đại sau 2005 thường là rất nhanh và xoáy với sự phát minh của cú đánh backhand cẳng tay trên bàn (có sự hỗ trợ của miếng Tenergy). Rơ này bây giờ cực kỳ phổ biến, trước đây chỉ có ở Châu Âu, từ khi Zhang Yining và Zhang Zike áp dụng thì bây giờ cả thế giới đều biết, cho tới cái ao làng Đông Nam Á ai cũng xài. Coi mấy video clip giải Gà hay Chích Chòe cũng thấy nhiều "cao thủ" xài, vì nó quá hiệu quả. Cùng với cú giật xoáy bên Fh, cú đôi công xoáy bên Bh này là cái án tử hình cho dòng vợt Tamca với mút tension cũ trên đấu trường Thế Giới. Vì sao? Cú này có quỹ đạo cực ngắn nhưng vọt tới rất thấp, lại rất an toàn. Chỉ có 1 cách để đối phó với nó là cũng phải lên xoáy lại y chang như nó, trả lại một quả cũng vọt tới. Mà điều này vợt quá nãy và cứng không thể làm được, không bắn lại được mà cũng không lùi ra giật mất bóng, vì bóng sụp xuống nhanh và ngắn quá. Còn đỡ lại thì cứ như dâng cỗ cho đối phương dứt điểm.

Trong hai trường hợp điển hình vừa nêu ra, rõ ràng không thể giật mạnh được, dù là kỹ thuật có cao như Schlager hay Waldner cũng phải chịu chết. Thua tuyển TQ thì còn mặt mũi, mà thua chính bọn nhóc Châu Âu do chính mình làm thầy của nó thì quả là đáng để gác vợt. Đó là chưa kể các loại bóng thiếu lực hoặc thiếu xoáy, hoặc đơn giản hơn là bóng cắt lại từ xa kiểu gai dài kiểu Hàn Quốc. Chỉ bởi vì cái vũ khí đang xài bị giới hạn, mà thi đấu đỉnh cao thì hễ ai khai thác được giới hạn của đối thủ thì đã nắm chắc phần thắng trong tay rồi.

Em xin nhắc lại một sự thật đau lòng đằng sau sự ra đi đột ngột của rất nhiều cao thủ trước cơn sóng thần cuộc cách mạng Tenergy. Mặc dù đã hơn 10 năm qua rồi, dù trước đó chúng ta cũng chẳng hơn gì ai với kiểu đánh chớp nhoáng giao bóng dài rồi dứt điểm. Bóng bàn hiện đại đang thay đổi từng ngày, nên chăng chúng ta chấp nhận lạc hậu 10 năm thay vì 40 năm?
 
Last edited:

xukaka

Đại Tá
Trích tiếp của bác "P-500"

V. Giới hạn, bất lợi và hướng khắc phục

Như ở trên chúng ta đã nổ quá nhiều về những khả năng đặc biệt của cú giật bằng combo hiện đại, như khả năng đối với bóng khó, gài lại một đường bóng khó hoặc dứt điểm bạo lực. Tuy nhiên bất lợi và giới hạn của cú giật này cũng không phải là ít. Có thể nêu ra vài khuyết điểm căn bản kèm cách khắc phục sau:

a. Cảm giác bị chậm một chút do thời gian lưu bóng dài, thiếu lực

Có một tính chất thường nghe nói là những cây vợt thường trợ lực rất tốt, nghĩa là sau khi "ngoạm" trái bóng vợt bị biến dạng đàn hồi và có thêm lực búng ra cộng vào lực giật của tay. Chính chỗ này mà nếu không tận dụng thì lại thấy nó rất chậm, nếu lợi dụng được thì thấy "đã" vô cùng. Ở những ai quen kiểu chạm bóng vọt ra nhanh, sẽ thường lỏng cổ tay và ngón tay không ôm chặt vào cán với má vợt (vì nếu cầm chặt bóng sẽ có xung quá mạnh khó kiểm soát), khi đánh qua hệ vợt đàn hồi sẽ tự nhiên bị hẫng. Thay vì cộng lực thì lực đàn hồi lại trừ mất để biến thành độ "rung" truyền vào cánh tay (cảm giác rất rõ) nên sẽ la oai oái "vợt rung quá, đau tay!".

Cách giải quyết hết sức đơn giản và tiên quyết cho những ai muốn thử dòng vợt+mút hiện đại này: chỉ cần nắm sát lên má vợt, ôm chặt vào vợt bằng hổ khẩu và ngón trỏ kẹp chặt. Khi giật mạnh, lúc tiếp xúc bóng thì các ngón tay siết bóp chặt vào cán vợt. Chính chỗ này mà cái cán vợt lại hết sức quan trọng, nếu cái cán không hợp tay thì nhiều người còn dùng dây buộc vào, dùng dây buộc cán của cầu lông hoặc đơn giản là dây thun cũng được. Chính em cũng thường xài dây cước để buộc vào, nhắc mình phải "feel" chỗ đó một chút khi tiếp xúc bóng. Khi các ngón tay nắm chặt thì cổ tay cũng tự động khóa lại chứ không lỏng lẽo được, lực sẽ truyền thống nhất xuyên suốt từ thân vào vợt tới bóng, ngay cả độ búng đàn hồi cũng bật trở lại ra bóng chứ không truyền ngược lại cánh tay. Sẽ khác rất xa nếu không khóa chặt các ngón tay và cổ tay, nhưng không phải là gồng cứng nhé. Chính cái khoảng tích tắc này mà ai tập luyện quen rồi sẽ có nhiều kiểu biến hóa bóng, cũng một cách giật y chang nhau mà cho ra đủ kiểu bóng khác nhau, trái dài trái ngắn, xoáy nhiều xoáy ít không biết đâu mà lần. Khẩu quyết là "ôm chặt và cảm nhận"!

Ở đây xin nói lan man một chút ngoài lề. Các cốt vợt làm bằng gỗ non hoặc ghép nối quá nhiều sẽ làm mất độ đàn hồi. Người đánh lâu khi cầm vợt quá non quá nhẹ, sẽ thấy không hề có chút trợ lực nào, mà thay vào đó là cực kỳ mất lực, giống như đang cầm một cốt vợt defensive lõi balsa mà đánh vậy. Để tránh gỗ non thì nên chọn vợt có vân khít, lõi vợt có mật độ xớ gỗ cao, cân nặng trên 85gr. Còn lựa vợt đừng có ghép thì em cũng bó tay, may ra nếu có ai ở VN chịu mở xưởng làm vợt thì mới mong có vợt tốt.

b. Bóng giật thường đi cầu vồng cao, và thường có nhiều xoáy

Đây là điểm yếu của kiểu combo [vợt đàn hồi cao + mút bọt khí bám xoáy]. Ngay ở tầm quốc tế ta cũng thấy điều này, những cú giật của rơ Châu Âu thường đi cao hơn lưới khá nhiều, tuy uy lực lắm nhưng vẫn bị các bác Tung Của bắt bài đánh counter loop lại chết tươi. Xoáy nhiều cũng không phải là lợi thế, nếu như đánh với rơ phản xoáy hoặc mượn xoáy mượn lực. Đánh rơ nông dân như bác Nghị Úc cứ mượn lực đở lại, vậy mà nhiều thằng top của Nam Úc cũng chết hoài, bởi vì tụi nó cứ ỷ sức nhưng không biết là nó đánh càng xoáy càng mạnh thì càng chết mau.

Có rất nhiều cách giải quyết, và tụi tuyển Tung Của giải quyết tốt nhất, đó là chuyển sang xài cốt 7 lớp ít độ flex nhưng vẫn đàn hồi cao nếu dùng lực mạnh. Còn những ai ko thích cốt dầy thì có thể chuyển qua xài kiểu 7 lớp có các sợi composite. Điểm yếu của các cốt vợt này là cần lực mạnh và độ chính xác cao, nếu không có thì bất lợi còn hơn là [cốt cứng+mút mềm] nữa. Cá nhân em thấy, cái yếu điểm này không quá lớn đến mức phải bỏ vợt 5 lớp. Vì có những loại vợt 5 lớp vẫn tạo được kiểu đánh như vợt 7 lớp, có phần uy lực hơn. Và nếu gặp các rơ phản xoáy mượn lực thì chỉ cần đổi chiến thuật chứ không phải đổi vợt. Điển hình là Ma Lin, Wang Hao, Fan Zhe Dong vẫn xài cốt 5 lớp đấy thôi.

Chính vì chỗ dễ bị bắt bài, nên cú giật "nửa vời" mới được phát triển mạnh cách nay vài năm, đặc biệt là với những rơ mạnh phần phản công đối giật. Sau vài trái đối giật, vừa để dưỡng sức vừa để đổi nhịp, các cao thủ thường đổi xoáy và đổi đường bóng bằng cách đánh một kiểu bóng cà dựt, nhiều điểm thắng cũng nhờ đường bóng này.

c. Bị ăn xoáy trước khi kịp tấn công

Với các bác mới tập chơi thì điểm yếu này sẽ rất rõ. Cơ bản là vì vợt nhún lại kết hợp với mút bám xoáy, độ lưu bóng quá cao nên bị xoáy là đương nhiên. Cho nên em không khuyến khích xài hàng xịn vừa nhanh vừa xoáy, cứ quay lại mấy miếng Moon của Yinhe mà xài. Mà em thấy cái mút của cây vợt Đường Sắt cũng là...bọt khí luôn đó, không tin thì kiểm tra lại xem sao. Khi nào quen tính chất của hệ cốt+mút mới thì hãy nên tự tin đổi sang các mút nhạy xoáy hơn.

Nếu tập chơi lâu mà vẫn bị thì lỗi là do tâm lý hoặc lo sợ đánh ra ngoài, vào bóng không đủ lực để "khóa cứng" trái bóng, triệt tiêu xoáy trước rồi mới tạo xoáy. Nếu vào bóng không dứt khoát thì rất dễ bị ăn xoáy, bóng đi rất bậy bạ. Cho nên điều quan trọng là đừng nên xài cốt đàn hồi mà QUÁ NÃY (thông số speed cao). Chính cái chỗ ít nãy mà ta vào bóng rất tự tin không sợ đánh dư, còn xài cốt nãy cứ phải lo gồng tay hãm lực, thì chuyện ăn xoáy là tất yếu.

Quả thật tác viết rất hay và thấy rất hợp lý
 

xukaka

Đại Tá
Đọc xong bài của bác "P-500" thì có thể có câu trả lời là có nên dùng Sar hay không...mình thì thấy theo kỹ thuật và trình độ từng người thôi. Khi đến trình độ cao thì có lẽ Sar không còn là chọn lựa nữa. Còn bóng bàn thấy lên 1, 2 bóng hay đánh hay hơn do hợp vợt hơn là thấy vui rồi, chính vì lẽ đó vẫn còn nhiều người sử dụng Sar
 

bachikho

Đại Tá
đúng là cú đẩy trái hiện đại ko giống hồi trước, bây giờ tụi pro đẩy trái toàn có cổ tay tạo xoáy lên, hồi xưa đẩy trái là phải gần bàn, lùi ra thì 1 là giật trái 2 là câu bóng lên, giờ tụi tàu lùi xa vẫn đẩy trái đòm đọp như đứng gần bàn vậy
 

tuyetchieu

Trung Uý
Đọc xong bài của bác "P-500" thì có thể có câu trả lời là có nên dùng Sar hay không...mình thì thấy theo kỹ thuật và trình độ từng người thôi. Khi đến trình độ cao thì có lẽ Sar không còn là chọn lựa nữa. Còn bóng bàn thấy lên 1, 2 bóng hay đánh hay hơn do hợp vợt hơn là thấy vui rồi, chính vì lẽ đó vẫn còn nhiều người sử dụng Sar
Nhưng với trình gà thì sar vẫn còn hữu dụng lắm, thậm chí trình A nghiệp dư
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
đúng là cú đẩy trái hiện đại ko giống hồi trước, bây giờ tụi pro đẩy trái toàn có cổ tay tạo xoáy lên, hồi xưa đẩy trái là phải gần bàn, lùi ra thì 1 là giật trái 2 là câu bóng lên, giờ tụi tàu lùi xa vẫn đẩy trái đòm đọp như đứng gần bàn vậy

Giờ của đẩy trái không còn đơn thuần là đẩy nữa, mà toàn đè đầu bóng mà ma sát thêm xoáy rồi bắn đi, tức là xoáy ở mọi nơi, mọi thời điểm chứ không như thời của Waldner hay gần hơn là W. Schlager, chủ yếu là đấm bóng, Schlager năm 2006 đổ đi mới bắt đầu chuyển sang kỹ thuật mới nhưng vẫn mang nhiều nét cổ điển, còn Waldner thì khỏi bàn, BH chỉ có chặn và đấm.
Còn vợt gì thì tùy từng người, em chơi các loại gỗ rồi ALC, ZLC đầu tiên rồi giờ quay lại với cây W. Schlager, vẫn là chuẩn và ổn định nhất từ trước đến giờ.
 

Bình luận từ Facebook

Top