SADIUS - Ưu điểm & nhược điểm

Dũng Cửu

Đại Tá
* Cấu tao: Gỗ HINOKI + 2 lớp CARBON
+ Độ dầy : xấp xỉ 7,1 mm
+ SPEED : cao 9,7
+ CONTROL : thấp 6,3
+ SPIN : thấp ( sử dụng độ xoáy của mặt vơt)
+ Độ cứng :rất cứng
+ WEIGHT : Xấp Xỉ: 90G

+ Độ rung :êm,không rung
+ Cán cầm:to,ôm tay,khó xoay sở: -> định hướng người chơi lối đánh thiên về tốc độ và hướng vdv lối đánh thiên về giật thuận tay (giật phải)

* Lịch sử :

+ Cốt SADIUS xuất hiện trên thị trường và được người chơi bóng bàn Việt Nam sử dụng trên 20 năm, rất nhiều các danh thủ bóng bàn Việt Nam sử dụng tiêu biểu : Vũ Mạnh Cường,Trần Tuấn Quỳnh,Phan Huy Hoàng,Đoàn Kiến Quốc....
+ Cốt SADIUS hãng BUTERFLY đã ngừng không sản xuất và bán ra trên toàn thế giới cách đây khoảng 10 năm (trừ Việt Nam) để cho ra 1 thế hệ các dòng cốt :TIMO BOLL ZCL,ALC,ZLF,T5000 ....INNERFOCE ZLC,ALC,MIZUTANIZUN,VISCARIA ,AMUTART....ZHANGZIKE ALC,ZLC....thiên về độ kiểm soát lớn có độ linh hoạt cao hơn (cán cầm thiết kế nhẹ hơn (cán rỗng,hoặc đặc nhưng sử dụng gỗ nhẹ hơn rất nhiều) nhỏ gọn hơn giúp vdv dễ dàng xoay sở giữa bên trái tay & bên thuận tay ) độ chấn rung cao hơn giúp các vđv dễ dàng cảm nhận lực +xoáy, dễ tích ứng với các dòng mặt bọt khí thế hệ mới và định hướng cho người chơi dễ dàng phát triển lối chơi đồng đều (công + thủ) giật trái + giật phải!

+ + SADIUS được hãng bóng bàn BUTERFLY sản xuất với mục đích dành cho các VĐV sử dụng gai công tấn công nhưng khi về Việt Nam được các HLV và VĐV & các VĐV chơi phong trào biến thể sang đánh mặt mút !

* Ưu điểm :
- Cốt SADIUS có tốc độ cao dành cho những VĐV trẻ tuổi có nền tảng thể lực sung mãn,đôi chân nhanh nhẹn - lối đánh tấn công nhanh mạnh thiên về bên thuận tay (đánh 1 càng) !
- Thích hợp đánh với các dòng mặt mềm nên khá dễ chơi!
* Nhược điểm :
- VĐV sử dụng cốt SADIUS dễ bị chấn thương nếu vận động với cường độ cao và liên tục :do cán vợt thiết kế không phải cán rỗng,gỗ sử dụng làm cán gỗ đặc và nặng lên các cơ khủy tay,cổ tay,bả vai + dây chằng chịu lực lớn đó là yếu tố vdv dễ bị mỏi cơ vai,khủy tay,cổ tay!
- Với các VĐV nghiệp dư rất khó để tập được quả giật trái tay!(cốt cứng,dày,tốc độ cao nên độ lưu bóng ít )
- VĐV sử dụng cốt SADIUS trong tiềm thức khi sử dụng để tập luyện và thi đấu 1 time dài trạng thái tâm lý luôn sử dụng lực (trường phái trọng về lực) để dứt điểm đối phương nên trận đấu luôn diễn ra nhanh (hoặc ăn điểm hoặc mất điểm) nên độ khéo léo,tư duy chiến thuật,khả năng phòng thủ chiến thuật trong trận đấu bị hạn chế khá nhiều!
- Người sử dụng cốt SADIUS thường khó tập được kỹ thuật giật trái tay do cốt cứng,tốc độ cao,kiểm soát và khả năng tạo xoáy kém(những vdv giật trái dc cốt này hầu như là vdv chuyên nghiệp và cũng chỉ 1 số ít mới đánh đều 2 càng),Giao bóng xoáy và ngắn rất khó tập!
- Dễ bị mất cảm giác bóng (mất cảm giác về xoáy,tiếp xúc bóng (ma sát) ( mà giang hồ gọi là tẩu hỏa nhập ma ^_^)
- SADIUS để chơi có hiệu quả và control tốt kết hợp mặt mềm làm người chơi có khuynh hướng không dùng ma sát dễ lai giữa giật + bạt nên trong tình huống tức thời ngưởi sử dụng sẽ lựa chọn bạt cho quả kết thúc!
* Kết luận :
- Có lẽ hãng bóng bàn hàng đầu thế giới BUTERFLY (Nhật) do ưu điểm ít nhược điểm nhiều và không định hướng được cho VĐV lối đánh đồng đều toàn diện theo sự phát triển của xu thế bóng bàn hiện đại thiên về tấn công đa dạng điểm rơi cả gần bàn(cổ tay trên bàn) và xa bàn(đối giật) !Dễ gây chấn thương cơ + dây chằng cho vdv khi chơi với cường độ vận động cao hãng BUTTERFLY đã không sản xuất cốt SADIUS để bán trên thị trường quốc tế nên ACE chơi bóng bàn khi đi du lịch hoặc đặt hàng trực tuyến không thể mua được ở Nhật Bản,Mỹ,Châu Âu trừ Việt Nam có nhu cầu đặc biệt nên nhà phân phối độc quyền TAKE đặt về để phục vụ nhu cầu nguời Việt(chủ yếu ở miền bắc) :)
* * * CHÚ THÍCH : Bài viết trên đây thể hiện quan điểm riêng trong quá trình thử nghiệm + tìm hiểu nghiên cứu riêng của D9 & có sửa đổi nên ACE vui lòng có thảo luận + tranh luận ko trích dẫn ^_^
Thanks ACE đã dành time đọc! :)
 
Last edited:

Quạt mo

Đại Tá
Nếu có thì Quạt Mo bán đấu giá luôn à?
Em đây, Fan cuồng đây. Ước gì 1 em sardius tem đồng, full box, 100%, tem lùn, chữ roman, không số...:cool: >>> .... >>> làm được khối việc.:D
Sorry các bác, thư kí của em đánh thiếu chữ.
Nguyên văn là "Em đây, Fan cuồng đây. Ước gì 1 em sardius tem đồng, full box, 100%, tem lùn, chữ roman, không số...:cool: >>> QUY RA THÓC >>> làm được khối việc.:D
 

Quạt mo

Đại Tá
Vui tí thôi, em không có ý gì đâu. Nhà có ông cậu chơi bóng bàn được gần 20 năm (ông này dụ dỗ em chơi chuyển từ cầu lông sang bóng bàn đó:D), ông cậu đánh cây sar đít đen sì, em mượn đánh mấy lần không ổn:(. Chắc phải 20 năm nữa mới thấy ổn:p. hì hì
 

Duc_NM

Đại Tá
Mình thì đang nghĩ đến chuyện tìm một em Sar tem đồng để đánh, thứ nhất là thử cảm giác tem đồng xem thế nào, thứ 2 rất quan trọng là đánh Sar thì sẽ thiên về vỗ vợt vào bóng chứ không phải miết vợt vào bóng như dòng ALC bây giờ nên sẽ giảm tình trạng bóng trượt mặt vợt và hay đánh hụt bóng. Chắc là sẽ phải săn Sar :(
 
Mình thì đang nghĩ đến chuyện tìm một em Sar tem đồng để đánh, thứ nhất là thử cảm giác tem đồng xem thế nào, thứ 2 rất quan trọng là đánh Sar thì sẽ thiên về vỗ vợt vào bóng chứ không phải miết vợt vào bóng như dòng ALC bây giờ nên sẽ giảm tình trạng bóng trượt mặt vợt và hay đánh hụt bóng. Chắc là sẽ phải săn Sar :(
A co day...
 

luanmick

Thượng Sỹ
A co day...
Mình thì đang nghĩ đến chuyện tìm một em Sar tem đồng để đánh, thứ nhất là thử cảm giác tem đồng xem thế nào, thứ 2 rất quan trọng là đánh Sar thì sẽ thiên về vỗ vợt vào bóng chứ không phải miết vợt vào bóng như dòng ALC bây giờ nên sẽ giảm tình trạng bóng trượt mặt vợt và hay đánh hụt bóng. Chắc là sẽ phải săn Sar :(
Sao bạn lại nói như vậy nhỉ ! Lý thuyết này nghe không được hợp lý cho lắm! Cốt mềm với độ nảy thấp hơn mới tăng thêm thời gian lưu bóng trên mặt vợt để cảm nhận mới khó bị hụt hơn chứ! Còn Sar cứng nên bóng bật đi ngay, trừ khi bạn bạt , và bản thân Sar cũng làm người chơi hay bạt hơn ! Mình đã từng chơi qua cả Sar tem bạc lẫn tem đồng rồi , giờ mình chơi lại cảm thấy rất khô
 

Duc_NM

Đại Tá
Sao bạn lại nói như vậy nhỉ ! Lý thuyết này nghe không được hợp lý cho lắm! Cốt mềm với độ nảy thấp hơn mới tăng thêm thời gian lưu bóng trên mặt vợt để cảm nhận mới khó bị hụt hơn chứ! Còn Sar cứng nên bóng bật đi ngay, trừ khi bạn bạt , và bản thân Sar cũng làm người chơi hay bạt hơn ! Mình đã từng chơi qua cả Sar tem bạc lẫn tem đồng rồi , giờ mình chơi lại cảm thấy rất khô
Thì mình giờ đánh theo kiểu nhiều xoáy miết vào bóng, mà miết vào bóng nhiều thì tiếp xúc giữa vợt và bóng mỏng nên hay bị trượt bóng, còn Sar sẽ thiên về bạt bóng thì sẽ giảm thiểu tình trạng đánh trượt bóng, mà cái này thì mình đang cần cải thiện. Vậy, hoặc là tập thêm để đánh chuẩn hơn, hoặc là đổi sang Sar là nhanh nhất :D
 

tieuho_8x

Đại Tá
Các bác tập thật nhiều vào mới có cảm giác miết bóng chuẩn như bọn Khựa. Bọn nó tập từ nhỏ,k nói điêu thì khi lớn nó gọi la "bản năng". E k đánh Tàu đc vì động tác cũng là theo từ nhỏ k theo Tàu. Vậy nên vẫn phải chuộng Sar thôi. Trình độ nghiệp dư nước mình đỉnh cao có đc mấy ai đánh Tàu chuẩn như Lâm gai,Dung 9. Vậy nên Sar vẫn bị các bác phân biệt chủng tộc lắm ^^
 

Gà Ri

Đại Uý
Nhiều người dùng Sar nhất --> nó là lựa chọn hợp lý cho chính người đó. Nếu ko hợp lý thì nó ko tồn tại tình trạng nhiều người dùng nhất
 

phungducthang

Đại Tá
Không! phải nguyên trinh cơ, đại gia không chơi hàng lướt:mad:
Nhiều người dùng Sar nhất --> nó là lựa chọn hợp lý cho chính người đó. Nếu ko hợp lý thì nó ko tồn tại tình trạng nhiều người dùng nhất
Nhưng tỷ lệ dùng Sar đang ngày một giảm sút và Butterfly đã không sx nó nữa (Vì sao?)
 

Bình luận từ Facebook

Top