Khổng Lệnh Huy - Rẽ bước từ đây

nhimpitt

Trung Sỹ
Nhà vô định bóng bàn thế giới, người để lại ấn tượng trong lòng nhiều fan Việt Nam với lối di chuyển chân tuyệt vời, xử lý bóng khéo léo, biến hóa, Khổng Lệnh Huy, hôm 12-10-2006 đã chính thức tuyên bố giải nghệ và dự định trở thành huấn luyện viên đội tuyển bóng bàn Trung Quốc.

Khổng Lệnh Huy bắt đầu sự nghiệp khi lên sáu tuổi và năm 1986, anh gia nhập đội tuyển tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc , sau đó là tuyển quốc gia, 1991.

Khổng Lệnh Huy, 31 tuổi, là một trong ba người duy nhất giành huy chương vàng ở cả ba giải uy tín nhất thế giới, Vô địch Bóng bàn Thế giới, World Cup Bóng bàn và Thế vận hội.

Hai người kia là Lưu Quốc Lượng, đương kim huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, bạn cũ của Khổng Lệnh Huy, và tay vợt kỳ cựu Thụy Điển, Waldner Jan-Over.

Từ đầu năm nay, Lệnh Huy đảm trách một phần công tác huấn luyện để giảm sức ép công việc cho đội tuyển nam. Đến nay, Lệnh Huy vẫn chủ yếu tập trung vào huấn luyện và thi đấu.

Khổng Lệnh Huy, người thứ ba thắng Grand Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế giới 2002, có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.

Con đường tới bóng bàn

Khổng Lệnh Huy từng tự sự về con đường tới bóng bàn của mình:

" Cha tôi là huấn luyện viên bóng bàn một trong những huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc . Trong khi tôi phải thừa nhận điều đó góp phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nhưng vẫn khác với trường hợp Lưu Quốc Lượng và Đặng Á Bình cả hai lớn lên trong gia đình bóng bàn với cha Đặng Á Bình là một trong những huấn luyện viên giỏi nhất Trung Quốc, còn Lưu Quốc Lượng có cha làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, anh trai là tay vợt chuyên nghiệp .

Tôi bắt đầu chơi bóng bàn không phải dưới sự thúc ép của cha mà là quyết định của tôi. Thực tế, tôi gắn bó với bóng bàn từ lâu, trước khi tôi chơi bóng. Từ hồi mẫu giáo, tôi đã ở cùng đội tuyển thể thao tỉnh Hắc Long Giang. Hàng ngày, sau khi cha đón tôi từ nhà trẻ, tôi theo ông tới đội tuyển bóng bàn để xem cho vui. Chẳng có gì vui ở phòng tập nhưng tôi có thể chơi với hàng tá bóng. Phòng tập cực lớn mà với tôi, nó như một mê cung.

Sau đó, tôi chuyển sang nhà trẻ số 1 của tỉnh, nơi có một lớp học bóng bàn cho trẻ con trước khi tôi tới. Ngay lập tức, cha tôi được mời làm cố vấn của lớp. Điều khác lạ là con trai của huấn luyện viên bóng bàn nhưng tôi thích xem hơn đánh bóng. Tôi không cảm thấy chơi bóng có gì thú vị.


Và cha tôi không để ý nhiều đến chuyện tôi có chơi bóng bàn hay không. Có thể ông nghĩ dù tôi chơi hay không thì đó chỉ là ý thích trẻ con.

Khi lên sáu tuổi, tôi quyết định phải học chơi. Ý kiến đó ít hay nhiều là do hướng dẫn của thầy giáo. Điều thú vị là cha tôi không biết tôi đã bắt đầu cầm vợt. Một chiều thứ Bảy, tôi hỏi cha sau khi tan trường: ?oCha ơi, cha có thể cho con một cây vợt, con đã biết chơi rồi?. Và đó là lần đầu tiên cha tôi biết tôi chơi.

Nói thật thì ông không phải huấn luyện viên đầu tiên của tôi. Mặc dù đẳng cấp của ông cao hơn hẳn thầy giáo của tôi, tôi vẫn thích nghe thầy giảng hơn.


Khi lên tiểu học, tôi bắt đầu nghiện bóng bàn và không thể làm gì nếu không đụng đến vợt mỗi ngày. Khao khát chiến thắng của tôi để lại một số câu chuyện đáng cười mà sau này, cha tôi thường nhắc tới.

Đó là năm 1982, khi mẹ tôi làm việc tại văn phòng địa phương, bà quen biết cả đồn cảnh sát ở đó. Khi cảnh sát biết cha tôi là huấn luyện viên đội tuyển tỉnh, họ hỏi bà: " Liệu có thể đấu giao hữu với cầu thủ của ông nhà không". Đồng nghiệp của mẹ trêu họ: " Này, đừng nói tới cầu thủ của ông ấy, thử chơi với con trai ông ta trước đã"

Cảnh sát rất phấn khích và tất cả đều muốn chơi với tôi. Một trong số họ hứa nếu thua, anh ta sẽ cho tôi huy hiệu của anh. Giải thưởng đó quá hấp dẫn. Tôi không chỉ đánh bại anh mà lần lượt hạ tất cả cảnh sát ở đồn. Nhưng khi hỏi tới lời hứa, anh cảnh sát kia ỉm đi. Thật ngốc khi nghĩ rằng cảnh sát có thể trao huy hiệu của mình.

Tôi khóc toáng: " Chú là cảnh sát, chú không nên lừa cháu". Cuối cùng, sếp của họ đi ra và nói: " Cháu đúng đấy, cảnh sát không nên lừa dối". Ông lấy huy hiệu của người cảnh sát kia và trao cho tôi.

Nếu tôi có những giấc mơ thời thơ ấu thì đó là trở thành người lính, nhà khoa học hay nghề gì đó chứ không phải trở thành tuyển thủ bóng bàn quốc gia và nhà vô địch thế giới.


Nguyễn Đức ( thoibaoviet ) 12/2006
 

nhimpitt

Trung Sỹ
Hoàng tử bóng bàn Kong Linghui

Cũng giống như bao nhiêu tay vợt xuất sắc khác, con đường đi đến thành công của Kong không hề bằng phẳng. So với Liu Guoliang, người gia nhập ĐTQG cùng thời gian, Kong chín muộn hơn một chút. Tại giải Trung Quốc mở rộng năm 1992, Liu trở nên rất nổi tiếng vì đã đánh bại được Waldner và một loạt tay vợt hàng top và được đưa vào danh sách dự giải VĐTG năm 1993. Kong không có tên vì chỉ được coi là niềm hi vọng cho tương lai dù kỹ thuật của anh lúc đó đã tiến bộ nhiều.

Sự kiện ảnh hưởng lớn đến lối chơi của Kong diễn ra vào mùa thu 1992. ĐTQG gửi anh đến Thụy Điển để tập luyện trong 5 tháng. Vào lúc đó, lối chơi của người châu Âu, đặc biệt là lối chơi của người Thụy Điển kết hợp giữa kiểu xoáy lên và tấn công nhanh đang thống trị, nhiều năm liền áp đảo lối chơi của người Trung Quốc. Mọi người ở Trung Quốc đều chú ý đến lối chơi này, và Kong, một trong những tay vợt trẻ hứa hẹn nhất cũng mong muốn phát triển được một lối chơi tương tự. Các HLV tin rằng muốn hiểu rõ lối giật bóng và tấn công nhanh như vậy, các tay vợt nhất thiết phải sang châu Âu học hỏi. CLB Kalmar BTK mời một tay vợt Trung Quốc gia nhập nên Kong được cử đi. Mặc dù Kong đã từng thi đấu ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc nhưng đây là lần đầu anh đi xa một mình, lúc mới 17 tuổi lại hoàn toàn không biết ngoại ngữ. Ai cũng lo lắng nhưng các HLV lại cho rằng tay vợt trẻ phải vượt qua được chướng ngại thì mới vượt được vũ môn.

Sau khi quyết định gửi Kong ra nước ngoài, HLV Cai Zhenhua nửa đùa nửa thật nói với anh: "Có một chuyện luôn ám ảnh thầy là liệu em có thể đến Thuỵ Điển an toàn được không? Em phải chuẩn bị tốt và không gây ra lỗi lầm gì trên đường". Kong rất lo. Một khi ra nước ngoài phải dùng ngoại ngữ mà tiếng Anh của anh thì thậm chí không đủ để hỏi đường. Anh phải quá cảnh ở Anh và có thể mất liên lạc nếu bất cẩn. Vì vậy anh bắt đầu đi hỏi những bậc đàn anh và các HLV về quy trình đi nước ngoài: hỏi ai, làm thủ tục sân bay như thế nào…Lúc đó mẹ Kong đang đi công tác ở Shanghai (Thượng Hải), khi biết con sắp sang châu Âu, bà lập tức đáp tàu hoả tới Bắc Kinh. Biết con đã rời Trung tâm huấn luyện trước đó một ít thời gian, bà bắt ngay xe tới phi trường. Bà gặp Kong tại sân bay, đưa cho cậu một cuốn sổ nhỏ ghi chép những điều cần thiết mà bà nhờ bạn viết cho đề phòng trường hợp con cần dùng đến. Rồi bà hỏi những người cùng chuyến bay với Kong xem có ai tới Thuỵ Điển, thật may có 1 vị giáo sư có cùng điểm tới với Kong, ông này hứa sẽ đưa Kong đến nơi đến chốn.

Sau gần 20 tiếng trên phi cơ, Kong cuối cùng cũng đến được Thuỵ Điển. CLB Kalmar toạ lạc tại một thị trấn nhỏ hoàn toàn không có người Trung Quốc nào. Dù có một kiều dân người Đông Nam Á phiên dịch nhưng Kong được CLB sắp xếp ở cùng với một gia đình bản địa. Hàng ngày, anh phải bắt xe bus đến dùng bữa tại một nhà hàng Trung Quốc cách đó khá xa rồi đến một nơi khác dự giải vô địch Thuỵ Điển. Kong không thấy phiền về chuyện sắp xếp ăn ở nhưng không hài lòng với lịch thi đấu: anh được yêu cầu phải thi đấu ngay dù mới trải qua một chuyến bay dài, rất cần ngủ sâu lấy lại sức. Anh chưa quen với múi giờ mới, không có đủ thể lực để thi đấu ngay nhưng dù không muốn, anh chỉ nén lại trong lòng. Cố gắng hết sức nhưng màn trình diễn của Kong không làm CLB vừa ý. Anh thua trận đầu và đó không phải là điều CLB mong muốn. Giải vô địch Thuỵ Điển có rất nhiều hảo thủ và Kong không thể hiện được ưu thế trước họ. Làm sao có thể thắng được khi mà anh kiệt quệ đến vậy? Nhưng người chủ CLB không thấy điều đó, CLB rất mong chờ một tay vợt hàng đầu của Trung Quốc và rất thất vọng khi Kong thua. Còn Kong, vốn đầy lòng tự trọng, cảm thấy bị thương tổn. Anh cuối cùng đã hiểu được rằng quãng thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn, anh sẽ phải nỗ lực để cho CLB thấy rằng họ không nhầm khi đặt niềm tin vào anh. Trận nào tại giải vô địch cũng đều khó khăn, Kong thua khá nhiều lần nhưng sau vài tháng, anh đã trưởng thành. CLB Kalmar có nhiều tay vợt hàng đầu, Kong được tập cùng với những Waldner, Applegren, Persson, Karlsson…Ở gần với những tay vợt châu Âu, Kong học được kỹ thuật, hiểu sâu và đánh giá cao quả giật theo kiểu châu Âu.

Khi Kong trở về Trung Quốc, mọi người đổ xô tới chứng kiến những gì anh học được. Nhiều người cảm thấy Kong không thay đổi gì mấy; anh vẫn vậy. Anh chơi ổn định nhưng không bùng nổ, thành tích chỉ vào nhóm lưng chừng, há hơn nhiều thành viên ĐTQG nhưng không xuất sắc như Wang Tao hay Ma Wenge. Nhưng rồi mọi người nhận thấy những thay đổi vi tế trong lối chơi của anh và hỏi: "Sao Kong lại chơi có nét giống Waldner như vậy?". Người gần với Kong nhất là HLV trực tiếp Yin Xiao. Chứng kiến những thay đổi này, ông chỉ đơn thuần phát biểu: "Chuyến đi của Kong sang Thuỵ Điển không uổng. Cậu ấy đã khá hơn". Sự khác nhau giữa lối chơi kiểu Thuỵ Điển và các trường phái khác tại châu Âu là người Thuỵ Điển nổi bật ở khả năng da dạng hoá tuyệt vời. Trong đó Waldner đặc biệt xuất sắc. Đối thủ của Waldner thường không cảm thấy Waldner có gì mạnh mẽ khi bắt đầu vào trận nhưng khi trận đấu trôi đi, Waldner liền ngay lập tức tìm ra điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ, rồi anh này sẽ lái trận đấu theo hướng khiến đối thủ lộ hết những khuyết điểm ra. Các HLV Trung Quốc đánh giá rất cao lối chơi này: hết sức phong phú về cường độ, điểm rơi, tốc độ và độ xoáy. Họ cảm thấy người Trung Quốc có thể học theo lối chơi này. Trong quá khứ, người Trung Quốc thường thiên về lối tấn công nhanh 3-balls để tạo cơ hội nhưng điểm yếu chết người là các tay vợt Trung Quốc tỏ ra rất kém khi đánh bóng dài (đôi công, đối giật) cũng như gặp khó khăn khi chuyển từ phòng thủ sang phản công. HLV Yin dã nhìn ra bóng dáng lối chơi đó trong cách đánh của Kong. Yin cảm thấy nếu Kong có thể tận dụng những kinh nghiệm thu lượm được ở Thuỵ Điển rồi hoà trộn thành với đặc điểm của trường phái Trung Quốc cổ điển, phát triển sâu về kĩ chiến thuật, anh sẽ vươn lên hàng top thế giới trong một thời gian ngắn. Quả thật những gì ông dự cảm đã thành hiện thực. Kong đã phát triển quả giật của người Trung Quốc lên tầm cao mới, cực kỳ cân bằng giữa công và thủ, mở ra một thời kỳ mới cho bóng bàn Trung Quốc.

( ITTF )
 

aunhh

Đại Tá
Thích nhất quả trái của KLH, mạnh và khó kinh khủng.
Hoàng tử bóng bàn Kong Linghui

Cũng giống như bao nhiêu tay vợt xuất sắc khác, con đường đi đến thành công của Kong không hề bằng phẳng. So với Liu Guoliang, người gia nhập ĐTQG cùng thời gian, Kong chín muộn hơn một chút. Tại giải Trung Quốc mở rộng năm 1992, Liu trở nên rất nổi tiếng vì đã đánh bại được Waldner và một loạt tay vợt hàng top và được đưa vào danh sách dự giải VĐTG năm 1993. Kong không có tên vì chỉ được coi là niềm hi vọng cho tương lai dù kỹ thuật của anh lúc đó đã tiến bộ nhiều.

Sự kiện ảnh hưởng lớn đến lối chơi của Kong diễn ra vào mùa thu 1992. ĐTQG gửi anh đến Thụy Điển để tập luyện trong 5 tháng. Vào lúc đó, lối chơi của người châu Âu, đặc biệt là lối chơi của người Thụy Điển kết hợp giữa kiểu xoáy lên và tấn công nhanh đang thống trị, nhiều năm liền áp đảo lối chơi của người Trung Quốc. Mọi người ở Trung Quốc đều chú ý đến lối chơi này, và Kong, một trong những tay vợt trẻ hứa hẹn nhất cũng mong muốn phát triển được một lối chơi tương tự. Các HLV tin rằng muốn hiểu rõ lối giật bóng và tấn công nhanh như vậy, các tay vợt nhất thiết phải sang châu Âu học hỏi. CLB Kalmar BTK mời một tay vợt Trung Quốc gia nhập nên Kong được cử đi. Mặc dù Kong đã từng thi đấu ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc nhưng đây là lần đầu anh đi xa một mình, lúc mới 17 tuổi lại hoàn toàn không biết ngoại ngữ. Ai cũng lo lắng nhưng các HLV lại cho rằng tay vợt trẻ phải vượt qua được chướng ngại thì mới vượt được vũ môn.

Sau khi quyết định gửi Kong ra nước ngoài, HLV Cai Zhenhua nửa đùa nửa thật nói với anh: "Có một chuyện luôn ám ảnh thầy là liệu em có thể đến Thuỵ Điển an toàn được không? Em phải chuẩn bị tốt và không gây ra lỗi lầm gì trên đường". Kong rất lo. Một khi ra nước ngoài phải dùng ngoại ngữ mà tiếng Anh của anh thì thậm chí không đủ để hỏi đường. Anh phải quá cảnh ở Anh và có thể mất liên lạc nếu bất cẩn. Vì vậy anh bắt đầu đi hỏi những bậc đàn anh và các HLV về quy trình đi nước ngoài: hỏi ai, làm thủ tục sân bay như thế nào…Lúc đó mẹ Kong đang đi công tác ở Shanghai (Thượng Hải), khi biết con sắp sang châu Âu, bà lập tức đáp tàu hoả tới Bắc Kinh. Biết con đã rời Trung tâm huấn luyện trước đó một ít thời gian, bà bắt ngay xe tới phi trường. Bà gặp Kong tại sân bay, đưa cho cậu một cuốn sổ nhỏ ghi chép những điều cần thiết mà bà nhờ bạn viết cho đề phòng trường hợp con cần dùng đến. Rồi bà hỏi những người cùng chuyến bay với Kong xem có ai tới Thuỵ Điển, thật may có 1 vị giáo sư có cùng điểm tới với Kong, ông này hứa sẽ đưa Kong đến nơi đến chốn.

Sau gần 20 tiếng trên phi cơ, Kong cuối cùng cũng đến được Thuỵ Điển. CLB Kalmar toạ lạc tại một thị trấn nhỏ hoàn toàn không có người Trung Quốc nào. Dù có một kiều dân người Đông Nam Á phiên dịch nhưng Kong được CLB sắp xếp ở cùng với một gia đình bản địa. Hàng ngày, anh phải bắt xe bus đến dùng bữa tại một nhà hàng Trung Quốc cách đó khá xa rồi đến một nơi khác dự giải vô địch Thuỵ Điển. Kong không thấy phiền về chuyện sắp xếp ăn ở nhưng không hài lòng với lịch thi đấu: anh được yêu cầu phải thi đấu ngay dù mới trải qua một chuyến bay dài, rất cần ngủ sâu lấy lại sức. Anh chưa quen với múi giờ mới, không có đủ thể lực để thi đấu ngay nhưng dù không muốn, anh chỉ nén lại trong lòng. Cố gắng hết sức nhưng màn trình diễn của Kong không làm CLB vừa ý. Anh thua trận đầu và đó không phải là điều CLB mong muốn. Giải vô địch Thuỵ Điển có rất nhiều hảo thủ và Kong không thể hiện được ưu thế trước họ. Làm sao có thể thắng được khi mà anh kiệt quệ đến vậy? Nhưng người chủ CLB không thấy điều đó, CLB rất mong chờ một tay vợt hàng đầu của Trung Quốc và rất thất vọng khi Kong thua. Còn Kong, vốn đầy lòng tự trọng, cảm thấy bị thương tổn. Anh cuối cùng đã hiểu được rằng quãng thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn, anh sẽ phải nỗ lực để cho CLB thấy rằng họ không nhầm khi đặt niềm tin vào anh. Trận nào tại giải vô địch cũng đều khó khăn, Kong thua khá nhiều lần nhưng sau vài tháng, anh đã trưởng thành. CLB Kalmar có nhiều tay vợt hàng đầu, Kong được tập cùng với những Waldner, Applegren, Persson, Karlsson…Ở gần với những tay vợt châu Âu, Kong học được kỹ thuật, hiểu sâu và đánh giá cao quả giật theo kiểu châu Âu.

Khi Kong trở về Trung Quốc, mọi người đổ xô tới chứng kiến những gì anh học được. Nhiều người cảm thấy Kong không thay đổi gì mấy; anh vẫn vậy. Anh chơi ổn định nhưng không bùng nổ, thành tích chỉ vào nhóm lưng chừng, há hơn nhiều thành viên ĐTQG nhưng không xuất sắc như Wang Tao hay Ma Wenge. Nhưng rồi mọi người nhận thấy những thay đổi vi tế trong lối chơi của anh và hỏi: "Sao Kong lại chơi có nét giống Waldner như vậy?". Người gần với Kong nhất là HLV trực tiếp Yin Xiao. Chứng kiến những thay đổi này, ông chỉ đơn thuần phát biểu: "Chuyến đi của Kong sang Thuỵ Điển không uổng. Cậu ấy đã khá hơn". Sự khác nhau giữa lối chơi kiểu Thuỵ Điển và các trường phái khác tại châu Âu là người Thuỵ Điển nổi bật ở khả năng da dạng hoá tuyệt vời. Trong đó Waldner đặc biệt xuất sắc. Đối thủ của Waldner thường không cảm thấy Waldner có gì mạnh mẽ khi bắt đầu vào trận nhưng khi trận đấu trôi đi, Waldner liền ngay lập tức tìm ra điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ, rồi anh này sẽ lái trận đấu theo hướng khiến đối thủ lộ hết những khuyết điểm ra. Các HLV Trung Quốc đánh giá rất cao lối chơi này: hết sức phong phú về cường độ, điểm rơi, tốc độ và độ xoáy. Họ cảm thấy người Trung Quốc có thể học theo lối chơi này. Trong quá khứ, người Trung Quốc thường thiên về lối tấn công nhanh 3-balls để tạo cơ hội nhưng điểm yếu chết người là các tay vợt Trung Quốc tỏ ra rất kém khi đánh bóng dài (đôi công, đối giật) cũng như gặp khó khăn khi chuyển từ phòng thủ sang phản công. HLV Yin dã nhìn ra bóng dáng lối chơi đó trong cách đánh của Kong. Yin cảm thấy nếu Kong có thể tận dụng những kinh nghiệm thu lượm được ở Thuỵ Điển rồi hoà trộn thành với đặc điểm của trường phái Trung Quốc cổ điển, phát triển sâu về kĩ chiến thuật, anh sẽ vươn lên hàng top thế giới trong một thời gian ngắn. Quả thật những gì ông dự cảm đã thành hiện thực. Kong đã phát triển quả giật của người Trung Quốc lên tầm cao mới, cực kỳ cân bằng giữa công và thủ, mở ra một thời kỳ mới cho bóng bàn Trung Quốc.

( ITTF )
Ngàn like! Ngàn like! Quá hay!
 

aunhh

Đại Tá
Nhà vô định bóng bàn thế giới, người để lại ấn tượng trong lòng nhiều fan Việt Nam với lối di chuyển chân tuyệt vời, xử lý bóng khéo léo, biến hóa, Khổng Lệnh Huy, hôm 12-10-2006 đã chính thức tuyên bố giải nghệ và dự định trở thành huấn luyện viên đội tuyển bóng bàn Trung Quốc.

Khổng Lệnh Huy bắt đầu sự nghiệp khi lên sáu tuổi và năm 1986, anh gia nhập đội tuyển tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc , sau đó là tuyển quốc gia, 1991.

Khổng Lệnh Huy, 31 tuổi, là một trong ba người duy nhất giành huy chương vàng ở cả ba giải uy tín nhất thế giới, Vô địch Bóng bàn Thế giới, World Cup Bóng bàn và Thế vận hội.

Hai người kia là Lưu Quốc Lượng, đương kim huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, bạn cũ của Khổng Lệnh Huy, và tay vợt kỳ cựu Thụy Điển, Waldner Jan-Over.

Từ đầu năm nay, Lệnh Huy đảm trách một phần công tác huấn luyện để giảm sức ép công việc cho đội tuyển nam. Đến nay, Lệnh Huy vẫn chủ yếu tập trung vào huấn luyện và thi đấu.

Khổng Lệnh Huy, người thứ ba thắng Grand Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế giới 2002, có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.

Con đường tới bóng bàn

Khổng Lệnh Huy từng tự sự về con đường tới bóng bàn của mình:

" Cha tôi là huấn luyện viên bóng bàn một trong những huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc . Trong khi tôi phải thừa nhận điều đó góp phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nhưng vẫn khác với trường hợp Lưu Quốc Lượng và Đặng Á Bình cả hai lớn lên trong gia đình bóng bàn với cha Đặng Á Bình là một trong những huấn luyện viên giỏi nhất Trung Quốc, còn Lưu Quốc Lượng có cha làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, anh trai là tay vợt chuyên nghiệp .

Tôi bắt đầu chơi bóng bàn không phải dưới sự thúc ép của cha mà là quyết định của tôi. Thực tế, tôi gắn bó với bóng bàn từ lâu, trước khi tôi chơi bóng. Từ hồi mẫu giáo, tôi đã ở cùng đội tuyển thể thao tỉnh Hắc Long Giang. Hàng ngày, sau khi cha đón tôi từ nhà trẻ, tôi theo ông tới đội tuyển bóng bàn để xem cho vui. Chẳng có gì vui ở phòng tập nhưng tôi có thể chơi với hàng tá bóng. Phòng tập cực lớn mà với tôi, nó như một mê cung.

Sau đó, tôi chuyển sang nhà trẻ số 1 của tỉnh, nơi có một lớp học bóng bàn cho trẻ con trước khi tôi tới. Ngay lập tức, cha tôi được mời làm cố vấn của lớp. Điều khác lạ là con trai của huấn luyện viên bóng bàn nhưng tôi thích xem hơn đánh bóng. Tôi không cảm thấy chơi bóng có gì thú vị.


Và cha tôi không để ý nhiều đến chuyện tôi có chơi bóng bàn hay không. Có thể ông nghĩ dù tôi chơi hay không thì đó chỉ là ý thích trẻ con.

Khi lên sáu tuổi, tôi quyết định phải học chơi. Ý kiến đó ít hay nhiều là do hướng dẫn của thầy giáo. Điều thú vị là cha tôi không biết tôi đã bắt đầu cầm vợt. Một chiều thứ Bảy, tôi hỏi cha sau khi tan trường: ?oCha ơi, cha có thể cho con một cây vợt, con đã biết chơi rồi?. Và đó là lần đầu tiên cha tôi biết tôi chơi.

Nói thật thì ông không phải huấn luyện viên đầu tiên của tôi. Mặc dù đẳng cấp của ông cao hơn hẳn thầy giáo của tôi, tôi vẫn thích nghe thầy giảng hơn.


Khi lên tiểu học, tôi bắt đầu nghiện bóng bàn và không thể làm gì nếu không đụng đến vợt mỗi ngày. Khao khát chiến thắng của tôi để lại một số câu chuyện đáng cười mà sau này, cha tôi thường nhắc tới.

Đó là năm 1982, khi mẹ tôi làm việc tại văn phòng địa phương, bà quen biết cả đồn cảnh sát ở đó. Khi cảnh sát biết cha tôi là huấn luyện viên đội tuyển tỉnh, họ hỏi bà: " Liệu có thể đấu giao hữu với cầu thủ của ông nhà không". Đồng nghiệp của mẹ trêu họ: " Này, đừng nói tới cầu thủ của ông ấy, thử chơi với con trai ông ta trước đã"

Cảnh sát rất phấn khích và tất cả đều muốn chơi với tôi. Một trong số họ hứa nếu thua, anh ta sẽ cho tôi huy hiệu của anh. Giải thưởng đó quá hấp dẫn. Tôi không chỉ đánh bại anh mà lần lượt hạ tất cả cảnh sát ở đồn. Nhưng khi hỏi tới lời hứa, anh cảnh sát kia ỉm đi. Thật ngốc khi nghĩ rằng cảnh sát có thể trao huy hiệu của mình.

Tôi khóc toáng: " Chú là cảnh sát, chú không nên lừa cháu". Cuối cùng, sếp của họ đi ra và nói: " Cháu đúng đấy, cảnh sát không nên lừa dối". Ông lấy huy hiệu của người cảnh sát kia và trao cho tôi.

Nếu tôi có những giấc mơ thời thơ ấu thì đó là trở thành người lính, nhà khoa học hay nghề gì đó chứ không phải trở thành tuyển thủ bóng bàn quốc gia và nhà vô địch thế giới.


Nguyễn Đức ( thoibaoviet ) 12/2006
Ngàn like! Ngàn like!!! Quá hay! Hóng tiếp bài sau
 

Bình luận từ Facebook

Top