Vũ Mạnh Cường: “Hãy cứ để bóng bàn nói về tôi”! ( Post lại )

nhimpitt

Trung Sỹ
Sống không thể thiếu bóng bàn

Muốn tìm điều gì khác để nói với Vũ Mạnh Cường, nhưng quả thực cuộc sống của anh bây giờ chỉ xoay quanh bóng bàn. Trụ sở của CLB bóng bàn T&T đã trở thành nhà của anh từ 5 năm nay. Vốn là quản lý chung, đồng thời việc huấn luyện kéo dài từ sáng đến tối nên anh ăn, ngủ ngay tại đây với các VĐV. Vào mùa giải, có khi mấy tiếng nghỉ ngơi buổi tối của anh cũng trở thành giờ tập. Suốt buổi nói chuyện, Vũ Mạnh Cường cứ ho hắng mãi không thôi. Anh bảo: “Cả ngày hò hét với bọn trẻ, cuối ngày là lại khản tiếng”. Học trò của anh đấy, 24 VĐV đến từ khắp các miền của cả nước, ngoại trừ một vài VĐV đội lớn, còn lại đều đang ở tuổi ăn, tuổi chơi. Anh vừa làm thầy, vừa làm bố, làm mẹ của cả đội. Trẻ con nhanh quên, đôi khi khó bảo. “Sai mấy cậu nhóc ra nhặt bóng, nhưng mình quay lưng đi là chúng quên ngay. Cuối buổi, thầy lại là người lui cui dọn hết”.

Vũ Mạnh Cường về huấn luyện cho T&T từ 2008. Một quyết định khá mạo hiểm bởi khi ấy anh đang là Trưởng bộ môn bóng bàn của thể thao Hải Dương, còn CLB T&T mới chỉ thành lập từ tháng 11.2007. Rời Hải Dương để có cơ hội vẫy vùng thỏa đam mê của mình, nhưng có nghĩa là anh phải bắt đầu lại từ con số không. Để có được những VĐV đầu tiên, anh và một vài HLV khác đã phải rong ruổi khắp các tỉnh thành tìm kiếm những gương mặt trẻ, phát hiện tài năng từ các giải đấu trong cả nước. Thuyết phục gia đình gửi con vào CLB cũng không phải điều dễ dàng. Bởi khi ấy, T&T là cái tên hoàn toàn mới và lép vế khi đặt cạnh những cái tên đình đám khác như CLB bóng bàn Quân đội, Hà Nội, TP.HCM... Nhiều bậc phụ huynh cũng phải suy nghĩ cả tháng trời mới cho con gia nhập CLB T&T.

Hiện nay, sau nhiều thành tích khá cao mà CLB T&T đạt được trong các giải trẻ, việc tuyển lựa VĐV được thực hiện chọn lọc hơn. Đặc biệt, trong số 24 VĐV chỉ có 2 VĐV là người Hà Nội, còn lại đều đến từ các tỉnh xa. Học trò nhí Vũ Mạnh Cường “cưng” nhất là hai cô bé 8 tuổi đến từ Bình Dương mà một HLV của CLB T&T tình cờ “tìm” được trong mùa giải Vô địch bóng bàn trẻ thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Vốn là chị em sinh đôi, hai cô bé người thuận tay trái, người thuận tay phải đang là hai VĐV bé nhất trong số các học trò của anh.

Thiệt thòi với cái nghiệp

Nhìn sự lớn mạnh của T&T, không khỏi nhớ về bóng bàn Hải Dương cái thời còn Vũ Mạnh Cường. Cường bảo: “Không ai muốn rời bỏ quê hương. Nhưng một khi không có đất để thỏa mãn đam mê, những gì đã cống hiến cũng chưa được hưởng thành quả xứng đáng, thì phải thay đổi”.

Vũ Mạnh Cường gắn bó với bóng bàn từ năm 9 tuổi đến 30 tuổi. Có được một bản thành tích vàng mà bất kỳ VĐV nào cũng phải mơ ước, nhưng việc dành hết thời gian cho thi đấu đã khiến anh phải chịu một thiệt thòi khá rõ khi về địa phương công tác vì chỉ có bằng tại chức chứ không có bằng đại học chính quy. Mức lương trưởng bộ môn không đủ lo cho gia đình, đặc biệt vợ anh trong suốt những năm ấy hầu như không có việc làm. Tuy vậy, khi CLB T&T đưa ra lời mời, Vũ Mạnh Cường cũng phải suy nghĩ mất một thời gian dài. Thậm chí hồi đó, vợ anh còn lên Hà Nội trước để làm việc, còn anh một tháng sau mới đưa ra quyết định.

“Tổ ấm” đầu tiên của cả nhà khi chuyển lên Hà Nội là căn phòng được ngăn lại ngay bên dưới phòng tập của CLB T&T tại hồ Tây. Mãi đến năm vừa rồi, CLB chuyển trụ sở lên Mỹ Đình, gia đình anh mới mua được căn nhà hiện tại ở đường Xuân La. Nhưng cũng từ đó, vợ chồng anh phải thường xuyên sống cảnh “vợ chồng ngâu”. Hai cậu con trai cũng ở lại trong CLB cùng bố. Hằng ngày, anh đưa đón hai con đi học, chăm hai cậu nhóc thay vợ. Vợ anh vừa đi làm, vừa chạy tới chạy lui chăm sóc bố con anh. Cường kể, vợ chồng anh cưới nhau khi anh 22 tuổi và đang là VĐV của đội tuyển quốc gia. Cả năm tập trung tập luyện, hai vợ chồng có khi chỉ gặp nhau được một tháng. Khi vợ sinh cậu con đầu, anh cũng không về được. Đến giờ, tưởng gần mà lại hóa xa.

Cùng tập luyện trong CLB như bất kỳ VĐV nào khác, hai con trai anh là Mạnh Duy và Mạnh Huy sớm bộc lộ năng khiếu với môn bóng bàn. Cậu em út Mạnh Huy thậm chí còn nhỉnh hơn anh một chút về thể lực và lối chơi “na ná” bố. Chăm chút cho con từng đường bóng, nhưng Vũ Mạnh Cường vẫn yêu cầu hai con học văn hóa thật tốt. “Nếu con có năng khiếu thực sự, có thể đi theo con đường trở thành VĐV chuyên nghiệp, tôi cũng không cản. Nhưng tài năng là cái phải quan sát trong thời gian dài, nên không thể nói trước được điều gì cả”, Cường nói.

Tự nhận mình là người nóng tính, Vũ Mạnh Cường kiềm chế khá nhiều khi huấn luyện tuyến trẻ. “Khi mới đến CLB, có nhiều VĐV nhỏ tuổi khóc nức nở cả tháng trời vì nhớ nhà. Khi đó, các HLV lại phải an ủi, dỗ dành các cháu”. Vũ Mạnh Cường là một người có thể chịu khó mỗi sáng đều đặn phát tiền ăn sáng cho từng VĐV vì sợ số tiền ấy nếu phát một lần, các em ăn bữa nay sẽ không còn bữa mai, nhưng cũng là người sẵn sàng đập bỏ điện thoại của bất kỳ VĐV nào, nếu vi phạm quy định cấm sử dụng điện thoại trong CLB.

Tránh câu hỏi của tôi rằng liệu Vũ Mạnh Cường là người như thế nào khi không cầm cây vợt, anh bảo:“Hãy cứ để bóng bàn nói về tôi”!
 
Lau qua anh em Binh Duong khong gap anh, chuc anh luon khoe
 

Attachments

  • IMG_20151127_205036.jpg
    IMG_20151127_205036.jpg
    866.1 KB · Đọc: 0

money12

Đại Tá
Sống không thể thiếu bóng bàn

Muốn tìm điều gì khác để nói với Vũ Mạnh Cường, nhưng quả thực cuộc sống của anh bây giờ chỉ xoay quanh bóng bàn. Trụ sở của CLB bóng bàn T&T đã trở thành nhà của anh từ 5 năm nay. Vốn là quản lý chung, đồng thời việc huấn luyện kéo dài từ sáng đến tối nên anh ăn, ngủ ngay tại đây với các VĐV. Vào mùa giải, có khi mấy tiếng nghỉ ngơi buổi tối của anh cũng trở thành giờ tập. Suốt buổi nói chuyện, Vũ Mạnh Cường cứ ho hắng mãi không thôi. Anh bảo: “Cả ngày hò hét với bọn trẻ, cuối ngày là lại khản tiếng”. Học trò của anh đấy, 24 VĐV đến từ khắp các miền của cả nước, ngoại trừ một vài VĐV đội lớn, còn lại đều đang ở tuổi ăn, tuổi chơi. Anh vừa làm thầy, vừa làm bố, làm mẹ của cả đội. Trẻ con nhanh quên, đôi khi khó bảo. “Sai mấy cậu nhóc ra nhặt bóng, nhưng mình quay lưng đi là chúng quên ngay. Cuối buổi, thầy lại là người lui cui dọn hết”.

Vũ Mạnh Cường về huấn luyện cho T&T từ 2008. Một quyết định khá mạo hiểm bởi khi ấy anh đang là Trưởng bộ môn bóng bàn của thể thao Hải Dương, còn CLB T&T mới chỉ thành lập từ tháng 11.2007. Rời Hải Dương để có cơ hội vẫy vùng thỏa đam mê của mình, nhưng có nghĩa là anh phải bắt đầu lại từ con số không. Để có được những VĐV đầu tiên, anh và một vài HLV khác đã phải rong ruổi khắp các tỉnh thành tìm kiếm những gương mặt trẻ, phát hiện tài năng từ các giải đấu trong cả nước. Thuyết phục gia đình gửi con vào CLB cũng không phải điều dễ dàng. Bởi khi ấy, T&T là cái tên hoàn toàn mới và lép vế khi đặt cạnh những cái tên đình đám khác như CLB bóng bàn Quân đội, Hà Nội, TP.HCM... Nhiều bậc phụ huynh cũng phải suy nghĩ cả tháng trời mới cho con gia nhập CLB T&T.

Hiện nay, sau nhiều thành tích khá cao mà CLB T&T đạt được trong các giải trẻ, việc tuyển lựa VĐV được thực hiện chọn lọc hơn. Đặc biệt, trong số 24 VĐV chỉ có 2 VĐV là người Hà Nội, còn lại đều đến từ các tỉnh xa. Học trò nhí Vũ Mạnh Cường “cưng” nhất là hai cô bé 8 tuổi đến từ Bình Dương mà một HLV của CLB T&T tình cờ “tìm” được trong mùa giải Vô địch bóng bàn trẻ thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Vốn là chị em sinh đôi, hai cô bé người thuận tay trái, người thuận tay phải đang là hai VĐV bé nhất trong số các học trò của anh.

Thiệt thòi với cái nghiệp

Nhìn sự lớn mạnh của T&T, không khỏi nhớ về bóng bàn Hải Dương cái thời còn Vũ Mạnh Cường. Cường bảo: “Không ai muốn rời bỏ quê hương. Nhưng một khi không có đất để thỏa mãn đam mê, những gì đã cống hiến cũng chưa được hưởng thành quả xứng đáng, thì phải thay đổi”.

Vũ Mạnh Cường gắn bó với bóng bàn từ năm 9 tuổi đến 30 tuổi. Có được một bản thành tích vàng mà bất kỳ VĐV nào cũng phải mơ ước, nhưng việc dành hết thời gian cho thi đấu đã khiến anh phải chịu một thiệt thòi khá rõ khi về địa phương công tác vì chỉ có bằng tại chức chứ không có bằng đại học chính quy. Mức lương trưởng bộ môn không đủ lo cho gia đình, đặc biệt vợ anh trong suốt những năm ấy hầu như không có việc làm. Tuy vậy, khi CLB T&T đưa ra lời mời, Vũ Mạnh Cường cũng phải suy nghĩ mất một thời gian dài. Thậm chí hồi đó, vợ anh còn lên Hà Nội trước để làm việc, còn anh một tháng sau mới đưa ra quyết định.

“Tổ ấm” đầu tiên của cả nhà khi chuyển lên Hà Nội là căn phòng được ngăn lại ngay bên dưới phòng tập của CLB T&T tại hồ Tây. Mãi đến năm vừa rồi, CLB chuyển trụ sở lên Mỹ Đình, gia đình anh mới mua được căn nhà hiện tại ở đường Xuân La. Nhưng cũng từ đó, vợ chồng anh phải thường xuyên sống cảnh “vợ chồng ngâu”. Hai cậu con trai cũng ở lại trong CLB cùng bố. Hằng ngày, anh đưa đón hai con đi học, chăm hai cậu nhóc thay vợ. Vợ anh vừa đi làm, vừa chạy tới chạy lui chăm sóc bố con anh. Cường kể, vợ chồng anh cưới nhau khi anh 22 tuổi và đang là VĐV của đội tuyển quốc gia. Cả năm tập trung tập luyện, hai vợ chồng có khi chỉ gặp nhau được một tháng. Khi vợ sinh cậu con đầu, anh cũng không về được. Đến giờ, tưởng gần mà lại hóa xa.

Cùng tập luyện trong CLB như bất kỳ VĐV nào khác, hai con trai anh là Mạnh Duy và Mạnh Huy sớm bộc lộ năng khiếu với môn bóng bàn. Cậu em út Mạnh Huy thậm chí còn nhỉnh hơn anh một chút về thể lực và lối chơi “na ná” bố. Chăm chút cho con từng đường bóng, nhưng Vũ Mạnh Cường vẫn yêu cầu hai con học văn hóa thật tốt. “Nếu con có năng khiếu thực sự, có thể đi theo con đường trở thành VĐV chuyên nghiệp, tôi cũng không cản. Nhưng tài năng là cái phải quan sát trong thời gian dài, nên không thể nói trước được điều gì cả”, Cường nói.

Tự nhận mình là người nóng tính, Vũ Mạnh Cường kiềm chế khá nhiều khi huấn luyện tuyến trẻ. “Khi mới đến CLB, có nhiều VĐV nhỏ tuổi khóc nức nở cả tháng trời vì nhớ nhà. Khi đó, các HLV lại phải an ủi, dỗ dành các cháu”. Vũ Mạnh Cường là một người có thể chịu khó mỗi sáng đều đặn phát tiền ăn sáng cho từng VĐV vì sợ số tiền ấy nếu phát một lần, các em ăn bữa nay sẽ không còn bữa mai, nhưng cũng là người sẵn sàng đập bỏ điện thoại của bất kỳ VĐV nào, nếu vi phạm quy định cấm sử dụng điện thoại trong CLB.

Tránh câu hỏi của tôi rằng liệu Vũ Mạnh Cường là người như thế nào khi không cầm cây vợt, anh bảo:“Hãy cứ để bóng bàn nói về tôi”!
Cuộc đời của vận động viên như một nhành hoa vậy trớn nở rùi vụt tắt,khi hoa tàn héo thì mất hết,ai đã từng trong hoàn cảnh đó họ mới thấu hiểu ,lỗi gian lan vất vả của họ ,vận động viên của các nước trình độ văn hoá họ rất cao nhưng vận động viên của nước mình đa phần là không có văn và thiếu ,lên khi ra cs họ bị thiếu hụt mọi thứ lên 99 % khi họ có gia đình con cái họ ko cho theo và định hướng con theo một hướng khác kể cả con mình rất có tài năng
,chế độ ,ưu đãi lương thưởng ko đảm bảo cho con cái gd họ ,thì thể thao nước nhà chẳng bao giờ pt dc ,một chút suy nghĩ và đồng cảm vì mình đã từng trong đội tuyển 4 năm trong đội tuyển mình đã thấy hiểu cuộc sống và vdv hứng chịu ra sao ,mong rằng chính sách đãi ngộ của vận động sẽ thay đổi ,để nhiều tâif năng trẻ ko bị thiệt thòi
 

Bình luận từ Facebook

Top